111111

Bình Định hướng tới bán tín chỉ carbon, tạo sinh kế cho người dân vùng núi

VOV.VN - Một số huyện miền núi tỉnh Bình Định có diện tích rừng tự nhiên lớn, người dân sống chủ yếu dựa vào rừng. Tỉnh này hướng đến bảo vệ rừng bền vững và bán tín chỉ carbon.


Tháng 4/2023, UBND tỉnh Bình Định quyết định phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của Ban Quản lý rừng phòng hộ Vĩnh Thạnh, giai đoạn 2021-2030. Tổng diện tích các loại đất rừng hơn 32.000 ha, trong đó chủ yếu là đất rừng phòng hộ và đặc dụng.

Mục tiêu của phương án này bảo đảm tối đa diện tích rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Vĩnh Thạnh quản lý một cách bền vững, trên 3 phương diện kinh tế, xã hội, môi trường giai đoạn 2021-2030. Ước tính hàng năm, tại huyện Vĩnh Thạnh thu hút khoảng 500 lao động từ các xã tham gia vào hoạt động bảo vệ rừng, phát triển rừng, trồng rừng và chăm sóc rừng.

Qua hơn 1 năm thực hiện phương án quản lý rừng bền vững, công tác quản lý bảo vệ rừng ở huyện Vĩnh Thạnh có những chuyển biển tích cực. Hiện nay, cùng với việc triển khai phương án quản lý rừng bền vững, huyện Vĩnh Thạnh cũng đang thực hiện tốt Tiểu dự án 1 về "Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân".

Đây là nguồn kinh phí thuộc Dự án 3 về "Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, bền vững, phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị" thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024. Từ nguồn kinh phí của chương trình này, giúp người dân có thu nhập và nâng tỷ lệ che phủ rừng.

Ông Lê Kim Toàn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định cho biết, tỉnh sẽ đề nghị Chính phủ và chính quyền các cấp trong tỉnh sớm nghiên cứu, triển khai thực hiện việc bán tín chỉ carbon và thực hiện cấp chứng chỉ rừng cho các vùng có rừng trên địa bàn. Đây là nguồn lực lớn, cũng là nguồn lợi trực tiếp từ rừng. Ông Lê Kim Toàn mong muốn bà con bảo vệ và phát triển rừng tốt thì phải được hưởng lợi từ rừng.

“Một trong những thứ được hưởng lợi từ rừng đó là bán chứng chỉ rừng và tín chỉ carbon. Đây là nguồn lợi rất lớn, trong khi huyện Vĩnh Thạnh có diện tích rừng tự nhiên còn khá lớn nên có thể thực hiện được. Đối với diện tích rừng sản xuất, huyện bán chứng chỉ rừng, xuất xứ rừng cho các ngành chế biến lâm sản. Còn đối với rừng tự nhiên bảo tồn và phát triển sẽ bán tín chỉ carbon, dùng nguồn bán tín chỉ carbon tái đầu tư và chăm lo đời sống của bà con, góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững”, ông Toàn nhấn mạnh. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xây dựng thị trường tín chỉ carbon: Những yêu cầu đặt ra cho Việt Nam
Xây dựng thị trường tín chỉ carbon: Những yêu cầu đặt ra cho Việt Nam

VOV.VN - Tháng 3/2024, Việt Nam nhận hơn 51 triệu USD (tương đương 1200 tỷ đồng) đầu tiên từ ngân hàng thế giới qua việc bán hơn 10 triệu tấn tín chỉ carbon rừng. Đây là bước khởi đầu trong một thị trường mua bán, trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon đầy tiềm năng đối với Việt Nam. Tuy nhiên, dự báo vẫn còn nhiều thử thách, gian nan đặt ra.

Xây dựng thị trường tín chỉ carbon: Những yêu cầu đặt ra cho Việt Nam

Xây dựng thị trường tín chỉ carbon: Những yêu cầu đặt ra cho Việt Nam

VOV.VN - Tháng 3/2024, Việt Nam nhận hơn 51 triệu USD (tương đương 1200 tỷ đồng) đầu tiên từ ngân hàng thế giới qua việc bán hơn 10 triệu tấn tín chỉ carbon rừng. Đây là bước khởi đầu trong một thị trường mua bán, trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon đầy tiềm năng đối với Việt Nam. Tuy nhiên, dự báo vẫn còn nhiều thử thách, gian nan đặt ra.

Trồng lúa giảm phát thải, bán tín chỉ carbon
Trồng lúa giảm phát thải, bán tín chỉ carbon

VOV.VN - Việc phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính đang được Bộ NN&PTNT và các địa phương tích cực triển khai để góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COOP 26 về biến đổi khí hậu, hướng tới phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. 

Trồng lúa giảm phát thải, bán tín chỉ carbon

Trồng lúa giảm phát thải, bán tín chỉ carbon

VOV.VN - Việc phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính đang được Bộ NN&PTNT và các địa phương tích cực triển khai để góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COOP 26 về biến đổi khí hậu, hướng tới phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. 

Gia nhập thị trường tín chỉ carbon: Vào sân chơi lớn, đừng dùng tiểu xảo
Gia nhập thị trường tín chỉ carbon: Vào sân chơi lớn, đừng dùng tiểu xảo

VOV.VN - Việc Ngân hàng thế giới (World bank) chuyển cho Việt Nam số tiền hơn 51 triệu USD (hơn 1.200 tỷ đồng) để thanh toán cho hơn 10 triệu tín chỉ carbon rừng là một thông tin rất khả quan, nhất là với các tổ chức đang chuẩn bị gia nhập thị trường mới mẻ này.

Gia nhập thị trường tín chỉ carbon: Vào sân chơi lớn, đừng dùng tiểu xảo

Gia nhập thị trường tín chỉ carbon: Vào sân chơi lớn, đừng dùng tiểu xảo

VOV.VN - Việc Ngân hàng thế giới (World bank) chuyển cho Việt Nam số tiền hơn 51 triệu USD (hơn 1.200 tỷ đồng) để thanh toán cho hơn 10 triệu tín chỉ carbon rừng là một thông tin rất khả quan, nhất là với các tổ chức đang chuẩn bị gia nhập thị trường mới mẻ này.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao