111111

Nhà tái định cư bỏ hoang, vẫn loay hoay tìm phương án xử lý

VOV.VN - Hàng nghìn căn hộ tái định cư được đầu tư từ tiền ngân sách bỏ trống nhiều năm chưa đưa vào sử dụng. Hầu hết các công trình đã xuống cấp, hư hỏng trong khi thị trường bất động sản vẫn thiếu hụt các căn hộ thương mại giá rẻ.

Thiếu hụt nhà giá rẻ nhưng hàng nghìn căn hộ “bỏ hoang”

Theo một đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản, từ quý 3 năm 2022 tới nay, thị trường bất động sản Hà Nội gần như không có căn hộ phân khúc bình dân (dưới 30 triệu đồng/m2) nào được mở bán. Nhà ở thương mại giá rẻ đã vắng bóng khá lâu trên thị trường trong khi đây là phân khúc có nhu cầu lớn nhất hiện nay.

Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn, Savills Hà Nội cho biết: “Tại Hà Nội hay TP.HCM, nhu cầu tự nhiên hàng năm đối với nhà ở là khoảng 50.000 căn. Con số về nguồn cầu này đã không được đáp ứng bởi hạn chế nguồn cung trong một thời gian, khiến nhu cầu về nhà ở bị dồn nén. Trong điều kiện giá sơ cấp neo ở mức cao, thị trường căn hộ thứ cấp cũng ghi nhận lượng giao dịch tăng trưởng và giá cũng đã có mức tăng”.

Khi những căn hộ thương mại giá rẻ là hàng hiếm trên thị trường bất động sản thì những dự án nhà ở xã hội trở thành “chiếc phao” cuối cùng để người dân có thu nhập thấp và trung bình bám víu. Trước thông tin nhà ở xã hội tại Thượng Thanh (Long Biên, Hà Nội) mở bán, Văn phòng Đăng ký đất đai quận Long Biên tiếp nhận hàng nghìn trường hợp nộp được giấy xin xác nhận chưa có nhà ở trên địa bàn Hà Nội. Người dân đã chuẩn bị hồ sơ sẵn sàng săn đón dự án nhà ở xã hội mở bán.

Trước đây vào giữa năm 2023, dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn với 149 căn hộ được bán nhưng có tới gần 1.500 người tham gia bốc thăm. Nhiều người phải dậy từ nửa đêm để xếp hàng mong có cơ hội được sở hữu một căn nhà.

Trong khi nhu cầu căn hộ thương mại giá rẻ hay nhà ở xã hội rất lớn, thì tại Hà Nội, TP.HCM hàng nghìn căn hộ tái định cư bỏ hoang, hư hỏng và xuống cấp. Tại Hà Nội có 174 khu nhà tái định cư đang được sử dụng với tổng số hơn 14.200 căn hộ. Số căn tái định cư bỏ hoang khoảng 4.000. Với TP.HCM, con số này lớn hơn nhiều, có gần 9.000 căn hộ tái định cư bỏ trống, trong đó, riêng khu tái định cư Bình Khánh (TP Thủ Đức) có hơn 5.300 căn không có người ở, dự án Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh) với hơn 2.000 căn bỏ hoang…

Đấu giá hay chuyển đổi sang dự án nhà ở xã hội?

Vấn đề nhà tái định cư bỏ trống, không có người ở là thực trạng diễn ra trong nhiều năm, song, các địa phương và ban ngành vẫn loay hoay với các phương án xử lý.

Nhà tái định cư bỏ hoang có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Trong đó nguyên nhân chính chủ yếu đo các dự án chậm tiến độ trong giải phóng mặt bằng. Quỹ nhà tái định cư theo đặt hàng của chính quyền địa phương được hoàn thành trong khi 5-10 năm sau dự án vẫn vướng mắc giải phóng mặt bằng, chậm tiến độ… Một nguyên nhân nữa là do các dự án nhà tái dịnh cư ở xa, không phù hợp với người được bố trí tái định cư khiến người dân lựa chọn nhận tiền bồi thường thay vì nhận nhà.

Tuy nhiên, dù do nguyên nhân nào hàng nghìn căn hộ tái định cư bỏ không trong nhiều năm “chôn vùi” hàng nghìn tỷ đồng tiền ngân sách đầu tư cũng như một quỹ đất lớn chưa được đưa vào sử dụng.

TP.HCM đã thực hiện thí điểm đấu giá 3.790 căn hộ tái định cư đang bỏ trống gần 10 năm ở khu đô thị Thủ Thiêm. Các căn hộ tái định cư được đấu giá tới 4 lần vẫn không thành công, nguyên nhân chủ yếu là bài toán tài chính. Quy định trong các cuộc đấu giá, doanh nghiệp khi tham phải ký quỹ 20% giá khởi điểm. Nếu đơn vị trúng đấu giá thì trong vòng một tháng phải nộp 50% giá trị trúng đấu giá, 50% còn lại nộp trong vòng 90 ngày. Như vậy để đấu giá được huy động số tiền gần 10.000 tỷ đồng trong 3 tháng là điều không dễ với các doanh nghiệp bất động sản.

Nhiều chuyên gia có ý kiến cho rằng, để đấu giá hiệu quả cần chia nhỏ quỹ căn đấu giá giảm áp lực tài chính hoặc đấu giá từng căn hộ điều này sẽ hướng đến những đối tượng ở thực. Quỹ nhà tái định cư thực hiện cho thuê đối với những đối tượng khó khăn về nhà ở cũng cần được xem xét.

Theo luật sư Trương Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Luật Trường Sơn, nhà tái định cư chưa đưa vào sử dụng được sử dụng bằng nguồn đầu tư công, Nhà nước đem đấu giá đây là hình thực sử dụng tài sản công. Điều này không vướng mắc gì, Nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng của dự án để mang lại hiệu quả trong đầu tư. Tuy nhiên, với việc chuyển đổi từ quỹ nhà tái định cư sang nhà ở xã hội thì hoàn toàn khác.

“Chuyển đổi từ nhà tái định cư sang nhà ở xã hội là chuyển đổi mục đích đầu tư thì cần cơ chế rõ ràng để chuyển đổi. Nhà ở xã hội ràng buộc bởi nhiều điều kiện, cách tính thuế, tiền đất được miễn giảm, đối tượng được mua nhà… Để xây dựng cơ chế này, cần các cơ quan chuyên về xây dựng và tài chính tham gia. Nếu làm được điều này sẽ thêm quỹ nhà đáp ứng nhu cầu rất lớn của người dân, hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển tốt hơn”, luật sư Trương Anh Tuấn nêu ý kiến.

Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội cho rằng, các cấp chính quyền cần vào cuộc ngay khi các tòa nhà tái định cư để không nhiều năm rất lãng phí trong khi người dân không có nhà để ở. Mỗi quỹ nhà ở một khác, phục vụ một mục tiêu với những yêu cầu khác nhau, tuy nhiên, vẫn có cách để gỡ những vướng mắc trong quy định. Các cấp chính quyền phải xác định đây là trách nhiệm với người dân và Nhà nước.

“Dù chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở thương mại hay nhà ở xã hội thì cũng là việc cần làm ngay, phải đưa các tòa nhà vào sử dụng, tránh lãng phí. Khi đấu giá hay chuyển đổi mục đích để bán, góp phần thu hồi nguồn lực đầu tư cần hướng đến các công trình dự án khác cho phát triển”, ông Nguyễn Thế Điệp nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Giải pháp nào hạn chế lãng phí nhà tái định cư bỏ hoang?
Giải pháp nào hạn chế lãng phí nhà tái định cư bỏ hoang?

VOV.VN - Hàng nghìn căn hộ tái định cư tại các đô thị bị bỏ hoang, ngày một xuống cấp đang gây lãng phí rất lớn ngân sách nhà nước và nguồn lực của xã hội. Giải pháp nào để hạn chế lãng phí từ nhà tái định cư bỏ hoang nhiều năm nay?

Giải pháp nào hạn chế lãng phí nhà tái định cư bỏ hoang?

Giải pháp nào hạn chế lãng phí nhà tái định cư bỏ hoang?

VOV.VN - Hàng nghìn căn hộ tái định cư tại các đô thị bị bỏ hoang, ngày một xuống cấp đang gây lãng phí rất lớn ngân sách nhà nước và nguồn lực của xã hội. Giải pháp nào để hạn chế lãng phí từ nhà tái định cư bỏ hoang nhiều năm nay?

Nhà tái định cư bỏ hoang gây lãng phí, cần làm rõ trách nhiệm
Nhà tái định cư bỏ hoang gây lãng phí, cần làm rõ trách nhiệm

VOV.VN - Giá nhà chung cư ở Hà Nội ngày càng tăng cao khiến người dân mong muốn sở hữu được căn nhà mỗi lúc một xa vời. Tuy nhiên, tại Hà Nội lại có hàng nghìn căn hộ tái định cư bỏ hoang hàng chục năm qua. Điều này không chỉ gây lãng phí nguồn vốn đầu tư công của nhà nước mà còn khiến dư luận bức xúc.

Nhà tái định cư bỏ hoang gây lãng phí, cần làm rõ trách nhiệm

Nhà tái định cư bỏ hoang gây lãng phí, cần làm rõ trách nhiệm

VOV.VN - Giá nhà chung cư ở Hà Nội ngày càng tăng cao khiến người dân mong muốn sở hữu được căn nhà mỗi lúc một xa vời. Tuy nhiên, tại Hà Nội lại có hàng nghìn căn hộ tái định cư bỏ hoang hàng chục năm qua. Điều này không chỉ gây lãng phí nguồn vốn đầu tư công của nhà nước mà còn khiến dư luận bức xúc.

Dân “khát” nhà ở, hàng nghìn căn hộ tái định cư vẫn bỏ trống
Dân “khát” nhà ở, hàng nghìn căn hộ tái định cư vẫn bỏ trống

VOV.VN - Có thể nói chưa bao giờ giá nhà chung cư trên địa bàn Hà Nội lại tăng “nóng” như thời gian qua. Nguyên nhân được nhận định “cung không đáp ứng cầu” và chung cư là loại hình nhà ở mà những người có nhu cầu thực có thể tiếp cận.

Dân “khát” nhà ở, hàng nghìn căn hộ tái định cư vẫn bỏ trống

Dân “khát” nhà ở, hàng nghìn căn hộ tái định cư vẫn bỏ trống

VOV.VN - Có thể nói chưa bao giờ giá nhà chung cư trên địa bàn Hà Nội lại tăng “nóng” như thời gian qua. Nguyên nhân được nhận định “cung không đáp ứng cầu” và chung cư là loại hình nhà ở mà những người có nhu cầu thực có thể tiếp cận.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao