111111

Bất cập quản lý phát triển cụm công nghiệp, nhiều địa phương than khó!

VOV.VN - Những tồn tại, thách thức trong phát triển các cụm công nghiệp cần sớm được giải quyết, trong đó vấn đề hành lang pháp lý cũng như các quy định hiện hành đã không còn phù hợp…

Hiện nay cả nước có 968 cụm công nghiệp (CCN) đã được thành lập, phân bố tại 63 tỉnh, thành phố (với tổng diện tích chiếm đất gần 31.000 ha). Rất nhiều khó khăn, tồn tại trong quản lý, đầu tư phát triển CCN như chất lượng lập quy hoạch ở nhiều địa phương chưa bám sát nhu cầu phát triển; vấn đề xử lý môi trường CCN.

Nhiều địa phương gặp khó khăn, lúng túng trong việc chuyển đổi mô hình cụm công nghiệp do nhà nước đầu tư sang doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng... được chỉ ra tại Hội nghị trực tuyến về quản lý, phát triển CCN do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì, kết nối từ điểm cầu Hà Nội với các tỉnh, thành, địa phương - cần giải pháp tháo gỡ.

Theo ông Nguyễn Mạnh Quyền - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, từ năm 2018 đến nay, Hà Nội đã thành lập được 42 CCN với tổng diện tích hơn 753 ha, tổng số vốn đầu tư là 16.150 tỷ đồng. Hà Nội quyết tâm trong năm 2021 sẽ khởi công xây dựng được 20 CCN, tập trung phát triển theo hướng sản xuất công nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện môi trường… Tuy nhiên, công tác quản lý CCN trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, từ công tác quy hoạch, đến GPMB, lựa chọn chủ đầu tư.

“Chúng tôi đề nghị Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có văn bản tháo gỡ khó khăn về công tác quy hoạch, về trình tự thủ tục điều chỉnh trong quy hoạch, bổ sung mới, điều chỉnh cũng như triển khai quy hoạch 1/500 các cụm CN vì trong giai đoạn hiện nay là sự giao thoa giữa quy hoạch ngành và quy hoạch của các tỉnh, thành phố…”, ông Quyền đề xuất.

Ông Quách Tất Liêm - Phó Chủ tịch tỉnh Hòa Bình cho rằng, do đặc điểm địa hình của tỉnh Hòa Bình khó khăn trong phát triển khu công nghiệp nên việc phát triển cụm CN rất quan trọng. Từ mục tiêu phát triển của HB theo hướng công nghiệp gắn với du lịch, Hòa Bình sẽ phát triển CNN theo chuỗi chứ không phát triển riêng lẻ bởi sẽ khó khăn trong xử lý nước thải, cấp điện sẽ đồng bộ…

Để thuận lợi thu hút nhà đầu tư do các địa bàn, CCN nằm cách xa nhau về khoảng cách, vị trí địa lý… ông Quách Tất Liêm nêu thực tế và kiến nghị cần sửa đổi ngay các quy định về tỷ lệ lập đầy trong Nghị định 68 hiện hành.

“Từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh Hòa Bình cách nhau 200km, nếu phải đợi khu vực đầu tỉnh giáp Hà Nội đạt được 60% diện tích lấp đầy CCN mới đến khu vực cuối tỉnh (giáp Ninh Bình) sẽ khiến Hòa Bình rất kẹt về cơ chế cũng như quy hoạch. Đối với các tỉnh miền núi mà quy định tỷ lệ lấp đầy sẽ rất khó xử lý”, ông Liêm nêu vướng mắc.

Báo cáo tại Hội nghị, ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) khẳng định, việc phát triển CCN thời gian qua đã góp phần thu hút đầu tư phát triển công nghiệp ở địa phương theo định hướng quy hoạch; đã có chuyển biến tích cực trong việc thu hút các DN/nhà đầu tư tiềm năng, lĩnh vực, ngành nghề, tạo ra giá trị gia tăng cao.

Thông qua hoạt động sản xuất của các DN trong CCN đã thúc đẩy nhanh chóng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của các địa phương theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận lao động trên địa bàn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Các CCN làng nghề đã góp phần tích cực di dời các doanh nghiệp, cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường... Theo quy hoạch đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 cả nước có trên 1.704 CCN (với tổng diện tích chiếm đất khoảng 58.123 ha).

Để có thể phát triển bền vững CCN, những tồn tại, thách thức đã được các địa phương chỉ ra cần sớm được giải quyết, trong đó vấn đề hành lang pháp lý, các quy định hiện hành đã không còn phù hợp.

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ Công Thương cũng đã kiến nghị và Chính phủ cũng đang trình Quốc hội để dùng 1 luật sửa nhiều luật nhằm sửa đổi, bổ sung kịp thời những vấn đề bất cập, trong đó có những quy định cứng nhắc, chưa phù hợp trong Nghị định 68/CP về tỷ lệ lấp đầy trong các CCN…

Về kiến nghị cần có cơ chế hỗ trợ mạnh hơn, nhiều hơn từ ngân sách nhà nước để đầu tư cho vấn đề xử lý chất thải, xử lý môi trường Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay đó là làm sao xử lý được vấn đề môi trường.

“Từ việc xử lý được vấn đề môi trường, quy mô của các CCN sẽ không được quá nhỏ như hiện nay. Vì vậy cần có những điều chỉnh cần thiết như quy mô của CCN tối đa là bao nhiêu, trên cơ sở đó có thể xử lý được vấn đề môi trường”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ rõ.

Thực hiện trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước về CCN trên phạm vi cả nước, Bộ Công Thương khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo UBND cấp tỉnh quản lý chặt chẽ, đúng quy định đối với phát triển CCN, từ khâu lập phương án phát triển CCN tích hợp vào quy hoạch tỉnh, thành lập, đầu tư xây dựng hạ tầng đến hoạt động của các CCN.

Định kỳ kiểm tra, đánh giá việc chấp hành các quy định, chính sách quản lý, phát triển CCN tại các địa phương; chỉ đạo xử lý ô nhiễm môi trường, nhất là rác thải, nước thải tại các CCN; xử lý dứt điểm đối với CCN hoạt động nhưng không chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường (đặc biệt là các CCN hình thành trước Quyết định 105/2009/QĐ-TTg).

Tiếp tục tham mưu xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN giai 2021-2025 từ NSTW. Tổng hợp hiện trạng quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng CCN của các địa phương và nghiên cứu tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành quy định, hướng dẫn việc chuyển đổi mô hình chủ đầu tư hạ tầng CCN từ nhà nước quản lý sang DN để tăng hiệu quả đầu tư CCN.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều cụm công nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu để lãng phí đất đai, hạ tầng
Nhiều cụm công nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu để lãng phí đất đai, hạ tầng

VOV.VN - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần tổ chức rà soát việc triển khai thực hiện quy hoạch các cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đã được phê duyệt.

Nhiều cụm công nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu để lãng phí đất đai, hạ tầng

Nhiều cụm công nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu để lãng phí đất đai, hạ tầng

VOV.VN - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần tổ chức rà soát việc triển khai thực hiện quy hoạch các cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp đã được phê duyệt.

Phát triển cụm công nghiệp: Nhiều địa phương kêu khó
Phát triển cụm công nghiệp: Nhiều địa phương kêu khó

VOV.VN - Nhiều vướng mắc về hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường cũng như các quy định của văn bản luật khiến việc phát triển cụm công nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Phát triển cụm công nghiệp: Nhiều địa phương kêu khó

Phát triển cụm công nghiệp: Nhiều địa phương kêu khó

VOV.VN - Nhiều vướng mắc về hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường cũng như các quy định của văn bản luật khiến việc phát triển cụm công nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Hà Nội sẽ thành lập thêm 5 cụm công nghiệp
Hà Nội sẽ thành lập thêm 5 cụm công nghiệp

VOV.VN - Chủ tịch Thành phố yêu cầu UBND các huyện: Thạch Thất, Phúc Thọ, Thanh Oai, Sóc Sơn chịu trách nhiệm giám sát việc đầu tư xây dựng các cụm CN này.

Hà Nội sẽ thành lập thêm 5 cụm công nghiệp

Hà Nội sẽ thành lập thêm 5 cụm công nghiệp

VOV.VN - Chủ tịch Thành phố yêu cầu UBND các huyện: Thạch Thất, Phúc Thọ, Thanh Oai, Sóc Sơn chịu trách nhiệm giám sát việc đầu tư xây dựng các cụm CN này.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao