111111

Bảo lãnh thông quan: Giảm áp lực, chi phí cho doanh nghiệp

VOV.VN - Bảo lãnh thông quan sẽ giảm 0,1-0,5% chi phí hành chính, giảm chi phí thông quan từ 0,5-0,8% trị giá lô hàng, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu khoảng 1%.

Bảo lãnh thông quan (BLTQ) là mô hình quản lý hoàn toàn mới tại Việt Nam, nhưng ở nhiều nước trên thế giới, BLTQ đã được mở rộng và phát triển vượt bậc để trở thành một công cụ hữu hiệu trong tạo thuận lợi thương mại xuất nhập khẩu, thúc đẩy các dịch vụ liên quan trong thương mại, cũng như hoạt động thương mại chuyên nghiệp.

Thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu 1%

Ông Eric Miller, Cố vấn cao cấp Dự án Bảo lãnh thông quan tại Việt Nam cho biết, Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất vừa cố gắng tạo thuận lợi thương mại vừa đảm bảo sự an toàn, an ninh cũng như nguồn thu ngân sách quốc gia. Chính vì vậy, BLTQ củng cố các quy trình đánh giá rủi ro thông qua việc huy động cộng đồng bảo hiểm tham gia giám sát để xác định những công ty nào tuân thủ nghiêm túc pháp luật.

Bảo lãnh thông quan sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu khoảng 1%

Còn theo ông Robert. S. Kielbas, Phó Chủ tịch phụ trách toàn cầu, Tập đoàn Bảo hiểm Roanoke, Chuyên gia thuộc Liên minh tạo thuận lợi thương mại (GATF), tại Hoa Kỳ, hệ thống BLTQ là một phần quan trọng trong lĩnh vực hoạt động thương mại hải quan và được coi như “tiêu chuẩn vàng” của thế giới. Cơ quan Hải quan có thể thông quan hàng hoá ngay lập tức để đáp ứng nhu cầu thuơng mại, cùng lúc đó phân loại và tạm hoãn việc ra quyết định đối với mặt hàng chịu thuế, không chịu thuế và những gì đủ tiêu chuẩn thông qua. Bảo lãnh thông quan là một công cụ quan trọng để tạo thuận lợi thương mại và dòng chảy thương mại xuyên biên giới.

Ông Robert. S. Kielbas, Phó Chủ tịch phụ trách toàn cầu, Tập đoàn Bảo hiểm Roanoke, Chuyên gia thuộc Liên minh tạo thuận lợi thương mại (GATF)

“Theo đánh giá của các chuyên gia GATF tại Hoa Kỳ, bảo lãnh thông quan sẽ giảm chi phí hành chính từ 0,1-0,5%, giảm chi phí thông quan từ 0,5-0,8% trị giá lô hàng, tăng cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu khoảng 1%”, ông Robert. S. Kielbas cho hay.

Theo ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cơ chế bảo lãnh thông quan sẽ cung cấp cơ chế kiểm soát để cho phép giảm thời gian thông quan và tăng cường tính tuân thủ. Chính vì vậy, sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia trực tiếp.

Đối với doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu, bảo lãnh thông quan sẽ rút ngắn thời gian thông quan, giải phóng hàng hoá, giảm chi phí, sớm đưa hàng hoá vào sản xuất, lưu thông có thêm sự lựa chọn đơn vị bảo lãnh nộp thuế ngoài các ngân hàng như hiện nay, đồng thời góp phần nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật của DN.

“Khi hàng hoá được “nhanh” đưa về bảo quản sẽ đảm bảo chất lượng hàng hoá của DN, giảm chi phí lưu kho tại cửa khẩu. Hàng hoá nhanh được thông quan sẽ nhanh được đưa vào sản xuất hoặc đưa ra lưu thông trên thị trường thì nguồn vốn có thể thu hồi nhanh để đầu tư vào hoạt động liên tục của DN, không bị phạt hợp đồng vì giao hàng chậm”, ông Mai Xuân Thành nói.

Bên cạnh đó, bảo lãnh thông quan còn giúp cơ quan hải quan nâng cao năng lực quản lý, đảm bảo nguồn thu nộp ngân sách, ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, vi phạm pháp luật hải quan.

Đặc biệt, bảo lãnh thông quan không làm giảm hay mất đi các yêu cầu thực hiện quy định về quản lý và kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Mà đây là công cụ hỗ trợ cho cơ quan quản lý KTCN trong việc kiểm soát việc tuân thủ các quy định về pháp luật KTCN của DN thông qua tổ chức bảo hiểm. Ngoài ra, bảo lãnh thông quan sẽ bổ sung một phương thức kinh doanh mới, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Sớm thí điểm bảo lãnh thông quan tại Việt Nam

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 về Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác KTCN đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 - 2020, Tổng cục Hải quan đã đề xuất Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xây dựng đề án kèm nghị quyết về việc thực hiện thí điểm cơ chế BLTQ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu để trình Quốc hội xem xét thông qua.

Tuy nhiên, BLTQ là mô hình quản lý hoàn toàn mới, do đó, Tổng cục Hải quan phối hợp với GATF đang thực hiện việc nghiên cứu mô hình BLTQ tại các quốc gia phát triển, từng bước áp dụng tại Việt Nam.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc BLTQ chỉ được sử dụng trong trường hợp người khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng được tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp (hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế và hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất) hoặc tiền phạt theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan. Như vậy, về phạm vi bảo lãnh ở Việt Nam còn rất hạn chế so với các nước, mới chỉ áp dụng trong việc bảo lãnh nộp thuế, tiền phạt và chỉ có các ngân hàng thương mại được đứng ra bảo lãnh.

Ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan (Ảnh: KT)

Theo đại diện Tổng cục Hải quan, bảo lãnh thông quan là mô hình quản lý hoàn toàn mới có tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh bảo hiểm, quy trình thủ tục hải quan và cũng như công tác quản lý chuyên ngành của các Bộ, ngành. Do vậy, để tránh ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, các đơn vị liên quan, Đề án cơ chế bảo lãnh thông quan dự kiến chia thành 3 giai đoạn: thí điểm trong 2 năm (2021 – 2022); mở rộng trong 2 năm (2022 - 2023); chính thức áp dụng từ năm 2024 trên cơ sở tổ chức đánh giá tình hình triển khai thí điểm trong giai đoạn 1 và 2...

Lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết thêm, trong giai đoạn đầu triển khai thí điểm, sẽ lựa chọn áp dụng cơ chế bảo lãnh đối với một số loại hình trên cơ sở kế thừa các hình thức bảo lãnh đã được áp dụng và thí điểm áp dụng đối với một số loại hình mới.

Đồng thời cũng mở rộng đối tượng tham gia vào hoạt động bảo lãnh, như bảo lãnh nộp thuế, hàng quá cảnh, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, bảo lãnh cho việc chậm nộp Giấy chứng nhận xuất xứ, bảo lãnh cho việc đưa hàng hóa về bảo quản.

Việc triển khai mở rộng các loại hình có thể được áp dụng ngay trong giai đoạn thí điểm hoặc sau khi tổ chức sơ kết, đánh giá hoạt động trong giai đoạn thí điểm, việc mở rộng thí điểm dự kiến áp dụng bảo lãnh thông quan đối với các loại hình tạm nhập tái xuất khác như tham dự hội chợ triển lãm, sửa chữa bảo dưỡng, bảo hành; thi công công trình...

"Trên cơ sở tổ chức đánh giá tình hình triển khai thí điểm trong hai giai đoạn nêu trên, chúng tôi sẽ hoàn thiện cơ sở pháp lý và hệ thống công nghệ thông tin để triển khai chính thức với các loại hình xuất nhập khẩu khác", ông Mai Xuân Thành cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nâng cao sức cạnh tranh quốc gia bằng giảm chi phí logistics
Nâng cao sức cạnh tranh quốc gia bằng giảm chi phí logistics

VOV.VN - Vấn đề nổi cộm của Việt Nam hiện nay là chi phí logistics ở mức khá cao, do đó, để nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, buộc phải giảm chi phí logistics.

Nâng cao sức cạnh tranh quốc gia bằng giảm chi phí logistics

Nâng cao sức cạnh tranh quốc gia bằng giảm chi phí logistics

VOV.VN - Vấn đề nổi cộm của Việt Nam hiện nay là chi phí logistics ở mức khá cao, do đó, để nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, buộc phải giảm chi phí logistics.

Giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp

VOV.VN - Trong năm 2019, các doanh nghiệp mong muốn có được môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển lớn mạnh. 

Giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp

VOV.VN - Trong năm 2019, các doanh nghiệp mong muốn có được môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển lớn mạnh. 

Hải quan TP HCM tăng dịch vụ công giảm chi phí cho doanh nghiệp
Hải quan TP HCM tăng dịch vụ công giảm chi phí cho doanh nghiệp

VOV.VN - Phó Thủ tướng thường trực yêu cầu Hải quan TPHCM cần tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến, rút ngắn chi phí hành chính cho doanh nghiệp.

Hải quan TP HCM tăng dịch vụ công giảm chi phí cho doanh nghiệp

Hải quan TP HCM tăng dịch vụ công giảm chi phí cho doanh nghiệp

VOV.VN - Phó Thủ tướng thường trực yêu cầu Hải quan TPHCM cần tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến, rút ngắn chi phí hành chính cho doanh nghiệp.

Phát triển vận tải thủy để giảm chi phí logistics
Phát triển vận tải thủy để giảm chi phí logistics

VOV.VN - Chi phí logistics ở Việt Nam chiếm gần 21% tổng GDP, cao hơn so với các nước Đông Nam Á. Để giảm chi phí logistics cần khai thác vận tải đường thủy.

Phát triển vận tải thủy để giảm chi phí logistics

Phát triển vận tải thủy để giảm chi phí logistics

VOV.VN - Chi phí logistics ở Việt Nam chiếm gần 21% tổng GDP, cao hơn so với các nước Đông Nam Á. Để giảm chi phí logistics cần khai thác vận tải đường thủy.

Cắt giảm thủ tục: Gỡ rào cản, giảm chi phí cho doanh nghiệp
Cắt giảm thủ tục: Gỡ rào cản, giảm chi phí cho doanh nghiệp

VOV.VN - Việc loại bỏ số lượng lớn điều kiện kinh doanh sẽ là đòn bẩy, giúp tăng khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp. 

Cắt giảm thủ tục: Gỡ rào cản, giảm chi phí cho doanh nghiệp

Cắt giảm thủ tục: Gỡ rào cản, giảm chi phí cho doanh nghiệp

VOV.VN - Việc loại bỏ số lượng lớn điều kiện kinh doanh sẽ là đòn bẩy, giúp tăng khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp. 

Bảo lãnh thông quan hàng hóa giúp tiết kiệm 72% thời gian làm thủ tục
Bảo lãnh thông quan hàng hóa giúp tiết kiệm 72% thời gian làm thủ tục

VOV.VN - Thực hiện bảo lãnh thông quan hàng hóa có thể tiết kiệm tới 72% thời gian làm thủ tục.

Bảo lãnh thông quan hàng hóa giúp tiết kiệm 72% thời gian làm thủ tục

Bảo lãnh thông quan hàng hóa giúp tiết kiệm 72% thời gian làm thủ tục

VOV.VN - Thực hiện bảo lãnh thông quan hàng hóa có thể tiết kiệm tới 72% thời gian làm thủ tục.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao