111111

Đường dây sản xuất sữa bột giả: Tại sao “con voi” chui lọt “lỗ kim”?

VOV.VN - Vụ triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả tại Hà Nội vào ngày 11/4/2025 đã gây chấn động dư luận, với hơn 573 nhãn hiệu sữa giả dành cho bà bầu, trẻ em sinh non, thiếu tháng, người già, người bệnh tiểu đường, suy thận, thu lợi bất chính gần 500 tỷ đồng. Vì sao “con voi” chui lọt “lỗ kim”?

Gần 600 loại sữa bột giả tung hoành

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố đường dây sản xuất gần 600 loại sữa bột giả và bắt tạm giam Vũ Mạnh Cường, Hoàng Mạnh Hà và 6 người khác liên quan.

Trong đó, Cường, Hà được xác định là chủ mưu cầm đầu thành lập doanh nghiệp Công ty Rance Pharma và Công ty Hacofood Group để trực tiếp tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm sữa bột giả.

Cơ quan công an xác định Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà đứng ra liên kết, góp vốn, huy động cổ đông sáng lập ra hệ sinh thái các doanh nghiệp nêu trên và cũng là cổ đông góp vốn chính tại Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group và Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma; đồng thời cũng là đối tượng chính, chủ mưu cầm đầu trong điều hành hoạt động từ sản xuất, kinh doanh đến phân phối tiêu thụ các sản phẩm sữa bột.

Theo thông tin từ Cơ quan công an, đường dây này đã hoạt động trong suốt hơn 4 năm, tiêu thụ hơn 573 nhãn hiệu khác nhau và bán qua kênh thương mại điện tử, các cửa hàng nhỏ lẻ và mạng xã hội. Với thủ đoạn tinh vi, các đối tượng đã đánh lừa người tiêu dùng bằng bao bì bắt mắt, quảng cáo sai sự thật và mức giá cạnh tranh, khiến không ít gia đình, đặc biệt là những hộ có trẻ nhỏ, trở thành nạn nhân.

Vụ việc không chỉ gây hoang mang trong cộng đồng người tiêu dùng, mà còn đặt ra hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý thị trường và giám sát an toàn thực phẩm hiện nay. Nhiều người đặt câu hỏi, đường dây sản xuất sữa bột giả không thể hoạt động âm thầm trong ngày một, ngày hai. Nó đòi hỏi quy mô, nhân lực, vật tư, thậm chí là “mắt xích mềm” trong chuỗi quản lý. Nếu không có sự tiếp tay, làm ngơ hoặc thiếu trách nhiệm từ một số cá nhân trong hệ thống, thì “con voi” liệu có dễ dàng chui lọt “lỗ kim”?

Những “lỗ kim” trong quản lý?

Câu hỏi đặt ra không chỉ là “ai làm” mà còn là “vì sao lại làm được?” khi hàng tấn sữa bột giả, thứ mà lẽ ra phải được kiểm soát chặt chẽ lại có thể lọt qua các tầng kiểm tra, len lỏi vào siêu thị, cửa hàng, thậm chí có thể đến tận tay người tiêu dùng, trong đó có cả trẻ nhỏ.

Một đường dây sản xuất sữa bột giả không thể hoạt động âm thầm trong ngày một, ngày hai. Nó đòi hỏi quy mô, nhân lực, vật tư, thậm chí là “mắt xích mềm” trong chuỗi quản lý. Phải chăng, có những lỗ hổng trong cấp phép, kiểm tra định kỳ, hay cả sự thờ ơ của cơ quan chức năng đã tiếp tay cho hàng giả tung hoành?

Đã đến lúc cần đặt ra câu hỏi nghiêm túc về vai trò, chức năng của Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế), Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cùng hàng loạt cơ quan chức năng các cấp khi để “lọt” hàng giả đối với các mặt hàng thiết yếu và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân như sữa bột.

Vậy, trong suốt 4 năm qua, các cuộc kiểm tra định kỳ, hậu kiểm, giám sát thị trường của cơ quan chức năng đã đi đâu? Có bao nhiêu cuộc thanh tra được tiến hành nếu có, vì sao lại không phát hiện bất thường? Có bao nhiêu lần những “dấu hiệu bất thường” từng được phát hiện nhưng bị bỏ qua? Có bao nhiêu cuộc thanh tra mang tính hình thức, “kiểm tra cho có”, để rồi những mối nguy hại nghiêm trọng như thế này vẫn ngang nhiên tồn tại?

Một đường dây sữa bột giả tồn tại suốt 4 năm không thể chỉ là sự tinh vi của đối tượng vi phạm, mà còn là sự vô trách nhiệm hoặc bất lực của cơ quan quản lý. Khi các đơn vị được giao nhiệm vụ giám sát lại để lọt hàng tấn sản phẩm độc hại ra thị trường, thì câu hỏi không chỉ là “ai làm giả”, mà là “ai đã không làm đúng vai trò của mình?”

Nếu những “lỗ kim” trong quản lý tiếp tục tồn tại, sẽ còn nhiều “con voi” khác chui lọt và người dân tiếp tục trở thành nạn nhân.

Vỏ lon sữa giả trong xưởng sản xuất của Công (ảnh_ CA)..jpg

Phát hiện xưởng sản xuất sữa giả quy mô lớn ở Bình Dương

VOV.VN - Tối 21/1, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đang tạm giữ 8 đối tượng để điều tra, làm rõ hành vi "sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm". 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Triệt phá đường dây sản xuất gần 600 loại sữa bột giả dành cho trẻ em, thai phụ
Triệt phá đường dây sản xuất gần 600 loại sữa bột giả dành cho trẻ em, thai phụ

VOV.VN - Trong 4 năm, các đối tượng sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai bán ra thị trường.

Triệt phá đường dây sản xuất gần 600 loại sữa bột giả dành cho trẻ em, thai phụ

Triệt phá đường dây sản xuất gần 600 loại sữa bột giả dành cho trẻ em, thai phụ

VOV.VN - Trong 4 năm, các đối tượng sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai bán ra thị trường.

Nóng 24h: Thủ đoạn sản xuất hơn 500 loại sữa bột giả gây rúng động dư luận
Nóng 24h: Thủ đoạn sản xuất hơn 500 loại sữa bột giả gây rúng động dư luận

VOV.VN - Cơ quan điều tra, Bộ Công an đã khởi tố 8 bị can liên quan đến vụ sản xuất 573 loại sữa bột giả, thu lợi bất chính gần 500 tỉ đồng.

Nóng 24h: Thủ đoạn sản xuất hơn 500 loại sữa bột giả gây rúng động dư luận

Nóng 24h: Thủ đoạn sản xuất hơn 500 loại sữa bột giả gây rúng động dư luận

VOV.VN - Cơ quan điều tra, Bộ Công an đã khởi tố 8 bị can liên quan đến vụ sản xuất 573 loại sữa bột giả, thu lợi bất chính gần 500 tỉ đồng.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao