111111
Huyện Mê Linh, Hà Nội

Thực hư chuyện hàng ngàn con lợn chết ở Liên Mạc

Lợn chết là có thật, nhưng đa phần là lợn con và số lợn chết cũng không lên tới mấy ngàn như một số báo mạng đưa tin

Thông tin hàng ngàn con lợn ở thôn Bồng Mạc, xã Liên Mạc huyện Mê Linh thành phố Hà Nội mấy ngày qua bị chết không rõ nguyên nhân, người dân vứt xác lợn bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, một số hộ chăn nuôi tranh thủ bán đổ bán tháo lợn bệnh… đang gây xôn xao và khiến dư luận lo lắng. Nhóm phóng viên VOV đã về xã Liên Mạc tìm hiểu thực tế sự việc.

Bà Nguyễn Thị Quân ở thôn Bông Mạc, xã Liên Mạc, huyện Mê Linh thành phố Hà Nội dẫn chúng tôi đến khu chuồng lợn vừa được rắc vôi bột trắng toát, xuýt xoa bảo: “Con cái đi làm xa, hai vợ chồng trông cả vào đàn lợn con để kiếm tiền tiêu Tết. Thế mà chỉ trong vài ngày, 14 con lợn 20 ngày tuổi đã lăn ra chết. Mặc dù trong nhà lúc nào cũng sẵn thuốc nhưng chúng chết nhanh quá, không trở tay kịp. Lỡ rồi, bây giờ đành cố giữ 3 con lợn nái. Hy vọng 5 tháng sau mới có giống để nuôi lại mà thôi”.

Chuồng lợn được rắc vôi bột để khử trùng

Cạnh nhà bà Quân là nhà chị Nguyễn Thị Chung, khu chuồng lợn trước đây có cả vài chục con lớn bé. Thế mà bây giờ, chỉ vỏn vẹn 2 con lợn nái và 2 con lợn lỡ lứa chừng 15 kg mỗi con. Rải các trong vòng 2 tuần, đàn lợn 17 con của chị đã chết hết mà không rõ là bệnh gì.

Nhà bà Tạ Thị Thanh bên cạnh cũng có 2 con lợn bị ốm chết mà không rõ nguyên nhân. Bà Thanh kể: “Lợn đang ăn bình thường rồi bỗng bỏ ăn 1,2 bữa là lăn ra chết, tiêm cũng không cứu được. Nhưng chỉ có 2 con lợn con nên gia đình tôi không đi báo chính quyền …”

Tình trạng lợn bị ốm chết trong mấy ngày qua ở thôn Bông Mạc, xã Liên Mạc là có thật. Tuy nhiên, hầu hết chỉ xảy ra trên đàn lợn con từ 1 tuần đến 3 tuần tuổi. Số lợn chết tập trung vào mấy ngày rét đậm rét hại gần đây.

Ông Nguyễn Văn Hòa, nhà có trên chục con lợn con bị chết, đang cố chăm con lợn nái. Nếu giữ được

Ông Nguyễn Văn Hòa cho rằng nguyên nhân lợn chết là do quá rét và môi trường ô nhiễm
con lợn mẹ này thì cũng phải nửa năm sau mới có lợn thịt được. Với kinh nghiệm nhiều năm nuôi lợn, ông Hòa cho rằng: "Nguyên nhân chính việc lợn chết theo tôi là do đợt rét này rét đậm quá cộng với môi trường khu vực này bị ô nhiễm nên cũng ảnh hưởng. Hiện nay khu vực này bị ô nhiễm về nguồn nước cộng thêm nhiều người dân ý thức kém đã vứt bừa bãi xác súc vật ra môi trường xung quanh càng làm cho bị ô nhiễm và gia tăng dịch bệnh…”

Trên đường trở lại trụ sở UBND xã Liên Mạc, những bao tải chứa xác lợn ốm chết đã được chính quyền địa phương huy động nhân lực vớt lên để thiêu hủy theo qui trình hướng dẫn của Trạm thú y huyện Mê Linh. Ông Nguyễn Văn Nông- Chủ tịch UBND xã Liên Mạc khẳng định: Chuyện lợn con ốm chết là có thật, nhưng không phải mấy nghìn con như thông tin trên một vài tờ báo mạng trong 2 ngày qua.

Ngay khi có tin lợn chết, xã đã cho người kiểm tra và báo cáo lên huyện, Trạm thú y huyện đã cử cán bộ về địa phương phối hợp với cán bộ thú y cơ sở kiểm tra thực tế, bước đầu xác định nguyên nhân lợn ốm chết là do bị nhiễm bệnh Tụ huyết trùng cấp, cộng với thời tiết giá rét, lợn còn nhỏ không đủ sức đề kháng. Người dân cũng được hướng dẫn cách giữ ấm, chôn lấp xác lợn chết đúng cách tránh gây ô nhiễm môi trường, dùng thuốc chữa bệnh cho đàn lợn còn lại nhằm hạn chế thiệt hại.

Thắp đèn để sưởi ấm cho lợn con

Ủy ban nhân dân huyện Mê Lĩnh đã cử 1 đoàn cán bộ xuống xã Liên Mạc để tìm hiểu nguyên nhân và hướng dẫn bà con xử lý. Bà Trần Thị Mai, Phó chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết: “UBND huyện đã chỉ đạo các lực lượng như phòng kinh tế, trạm thú y và UBND xã, lực lượng thú y xã tập trung kiểm tra đàn lợn để có số liệu chính xác số lợn bị bệnh, ốm. Chúng tôi giao cho trạm thú y huyện thành lập 1 đội trực ngay tại UBND xã để tiếp nhận thông tin người dân đến báo cáo tình hình và có biện pháp kiểm tra, lấy mẫu về xét nghiệm để tìm nguyên nhân; tập trung chỉ đạo tiêm phòng ngay đợt tiếp theo cho toàn bộ số lợn trong xã và phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường xung quanh…”

Chi cục Thú y thành phố Hà Nội đang khẩn trương triển khai công tác điều tra dịch tễ nhằm xác định chính xác căn bệnh ở lợn, hỗ trợ địa phương tổ chức tiêm phòng vaccine cho lợn, làm vệ sinh môi trường, tiêm phòng cho toàn bộ đàn gia súc trong xã; đồng thời tăng cường kiểm tra tránh tình trạng người dân bán tháo lợn ốm ra ngoài. Ông Cấn Xuân Bình, Phó chi cục trưởng Chi cục thú y Hà Nội nói: “Chúng tôi yêu cầu xã Liên Mạc phải có thống kê bao nhiêu hộ có bao nhiêu con lợn, bao nhiêu con bị ốm và phải làm cam kết thực hiện việc tiêm phòng đầy đủ. Việc thứ 2 là tổng vệ sinh tiêu độc môi trường, dù là không có dịch để đảm bảo vệ sinh môi trường cho người và gia súc gia cầm. Riêng xã Liên Mạc, Chi cục Thú y cấp 200 lít thuốc sát trùng và phát động toàn dân quét dọn sạch đường làng ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, phun thuốc. Sẽ tập trung xử lý quanh những hộ chăn nuôi, những hộ giết mổ và những nơi thu gom rác thải…”

Với việc triển khai các biện pháp cấp bách, huy động sự tham gia của lực lượng chức năng và sự cộng tác của người dân địa phương, hy vọng trong vòng 1 tuần, tình trạng lợn ốm chết ở xã Liên Mạc, huyện Mê Linh sẽ được khống chế, nhằm bảo vệ có hiệu quả đàn lợn còn lại, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao