111111

Tết Đoan ngọ ăn gì để diệt sâu bọ?

VOV.VN - Diệt sâu bọ bằng một số loại thực phẩm là truyền thống của người Việt trong ngày 5/5 Âm lịch; vậy Tết Đoan ngọ ăn gì để diệt sâu bọ?

Theo quan niệm dân gian, Tết Đoan ngọ mùng 5/5 Âm lịch là thời điểm diệt sâu bọ hiệu quả nhất. Sâu bọ ở đây không chỉ là côn trùng phá hoại mùa màng mà còn được hiểu là bao gồm các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm và các ký sinh trùng. Vào đầu mùa hè, tiết trời nóng ẩm, các loại mầm bệnh phát triển mạnh trong khi sức đề kháng giảm, cơ thể chưa kịp thích nghi nên con người rất dễ đau ốm.

Dân gian tin rằng việc sử dụng một số món ăn trong ngày Tết Đoan ngọ sẽ có tác dụng diệt sâu bọ trong cơ thể, bảo vệ sức khỏe.

Tết Đoan ngọ ăn gì để diệt sâu bọ?

Dưới đây là những món ăn ngày diệt sâu bọ trong truyền thống của người Việt. thường chuẩn bị vào Tết Đoan ngọ để diệt sâu bọ.

Rượu nếp

Danh sách món ngày diệt sâu bọ không thể thiếu rượu nếp. Trong tâm thức người Việt, rượu nếp không chỉ là món ăn ngon mà còn là vị thuốc hữu hiệu để diệt sâu bọ trong bụng. Men rượu nếp có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng và cải thiện hệ tiêu hóa, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Món này có thể kích thích vị giác, đem lại cảm giác ngon miệng. Các loại enzym và chất xơ dồi dào trong cơm rượu nếp cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Theo quan niệm dân gian, vào buổi sáng ngày mùng 5/5, sau khi ngủ dậy, việc ăn một chén rượu nếp sẽ giúp tiêu diệt các loại ký sinh trùng trong bụng.

Khi nấu rượu nếp, người ta thường sử dụng lá sen hoặc lá chuối để giữ cho nếp được thơm ngon. Rượu nếp có thể ăn kèm với một chút đường hoặc mật ong để gia tăng hương vị. Tuy nhiên, rượu nếp dù tốt cho hệ tiêu hóa nhưng không nên ăn quá nhiều. Nếu ăn nhiều vào lúc đói có thể gây say. Đối với những người phải lái xe cần tránh dùng nhiều rượu nếp để đảm bảo an toàn vì nồng độ cồn có thể tăng cao.

Trái cây chua

Mận và vải là hai loại trái cây đặc trưng của mùa hè, cũng là món ăn ngày diệt sâu bọ mà gia đình nào cũng chuẩn bị. Mận có vị chua ngọt, giòn giòn, thường được ăn để giải nhiệt và hỗ trợ tiêu hóa. Mận có tác dụng kích thích tiết dịch tiêu hóa, tốt cho dạ dày. Các giống vải được trồng hiện nay đều siêu ngọt nhưng ngày xưa vải thường có vị chua rất rõ. Loại quả này cũng giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt cung cấp nhiều năng lượng.

Ngoài mận và vải, trong ngày Tết Đoan ngọ, mọi người có thể ăn thêm một số loại quả mùa hè khác cũng có vị chua ngọt đan xen như chôm chôm, quất hồng bì... Những loại quả này không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp cơ thể sảng khoái.

Bánh gio

Bánh gio hay bánh tro là món quà quê dân dã không thể thiếu trong dịp Tết Đoan ngọ. Bánh được làm bằng nếp ngâm tro, gói trong lá chuối, khi chín có màu vàng trong suốt rất đẹp mắt. Bánh do dẻo, dai, vị nhạt, được chấm cùng chút mật mía. Người xưa tin rằng món ăn có hương vị thanh mát nhẹ nhàng này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp cơ thể nhẹ nhõm và sạch sẽ, giống như việc “diệt sâu bọ” trong cơ thể.

Trứng vịt

Trứng vịt luộc cũng là món ăn diệt sâu bọ được sử dụng phổ biến trong ngày Tết Đoan ngọ. Trứng vịt giúp bổ sung protein và năng lượng cho cơ thể. Người xưa tin rằng ăn trứng vịt vào dịp này giúp diệt sâu bọ. Sau khi ngủ dậy, mỗi người sẽ ăn một quả trứng vịt luộc để làm sạch dạ dày, tạo môi trường bất lợi cho sâu bọ cư trú.

Một số món ăn đặc trưng trong mâm cỗ Tết Đoan ngọ

Ngoài các món ăn diệt sâu bọ kể trên, vào ngày Tết Đoan ngọ, các gia đình còn chuẩn bị những món ăn truyền thống khác trong mâm cúng, tùy theo đặc trưng phong tục vùng miền.

Thịt vịt

Thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Đoan ngọ ở nhiều địa phương ở miền Trung. Thịt vịt tính mát, là món ăn được ưa chuộng trong những ngày nắng nóng đầu hè. Món thịt vịt thường được chế biến theo nhiều cách, từ vịt luộc, vịt quay đến vịt nấu măng, mỗi món đều có hương vị riêng hấp dẫn.

Chè kê

Chè kê là món ăn truyền thống phổ biến ở các tỉnh miền Trung trong dịp Tết Đoan ngọ. Kê là một loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng, được nấu chín cùng với đậu xanh, tạo nên món chè thơm ngon, béo bùi. Chè kê không chỉ giúp giải nhiệt mà còn cung cấp năng lượng, là món ăn ưa thích của nhiều người, đặc biệt trong những ngày hè nóng bức.

Bánh ú bá trạng

Bánh ú bá trạng là món ăn truyền thống của người Hoa, phổ biến trong ngày Tết Đoan ngọ tại các vùng có đông người Hoa sinh sống như TP.HCM, Sóc Trăng. Bánh được làm từ gạo nếp, nhân thịt, trứng muối, đậu phộng và một số nguyên liệu khác, gói trong lá chuối hoặc lá tre, sau đó đem luộc chín.

Chè trôi nước

Đó là những viên bánh trôi trắng ngần, dẻo mịn, bọc ngoài nhân đậu xanh ngọt ngào, được thả vào nước đường gừng thơm lừng. Chè trôi nước tượng trưng cho sự trôi chảy, thuận lợi, cũng là món ăn Tết Đoan ngọ truyền thống của người miền Nam.

thieu_nhi_1.jpg

Tưng bừng lễ hội mừng Tết Đoan Ngọ, vui Tết thiếu nhi

VOV.VN - Lễ hội “Mừng Tết Đoan Ngọ, vui Tết thiếu nhi” đang diễn ra từ ngày 27/5 đến 1/6 tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn, được tổ chức nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 nhằm mang đến một sân chơi bổ ích, tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc và khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho trẻ em.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Cúng Tết Đoan ngọ 2025 ngày nào, giờ nào?
Cúng Tết Đoan ngọ 2025 ngày nào, giờ nào?

VOV.VN - Năm 2025, Tết Đoan ngọ sẽ rơi vào thứ Bảy ngày 31/5 Dương lịch, nên cúng Tết Đoan ngọ vào ngày nào, giờ nào là phù hợp nhất?

Cúng Tết Đoan ngọ 2025 ngày nào, giờ nào?

Cúng Tết Đoan ngọ 2025 ngày nào, giờ nào?

VOV.VN - Năm 2025, Tết Đoan ngọ sẽ rơi vào thứ Bảy ngày 31/5 Dương lịch, nên cúng Tết Đoan ngọ vào ngày nào, giờ nào là phù hợp nhất?

Bánh trôi, bánh chay làm sẵn đắt khách trong ngày Tết Hàn Thực
Bánh trôi, bánh chay làm sẵn đắt khách trong ngày Tết Hàn Thực

VOV.VN - Ngày 3/3 âm lịch là ngày Tết Hàn thực. Theo truyền thống, người dân thường làm hoặc mua bánh trôi, bánh chay để dâng cúng tổ tiên. Tại các chợ trên địa bàn Hà Nội, bánh trôi, bánh chay là một trong những sản phẩm được bán chạy trong ngày này.

Bánh trôi, bánh chay làm sẵn đắt khách trong ngày Tết Hàn Thực

Bánh trôi, bánh chay làm sẵn đắt khách trong ngày Tết Hàn Thực

VOV.VN - Ngày 3/3 âm lịch là ngày Tết Hàn thực. Theo truyền thống, người dân thường làm hoặc mua bánh trôi, bánh chay để dâng cúng tổ tiên. Tại các chợ trên địa bàn Hà Nội, bánh trôi, bánh chay là một trong những sản phẩm được bán chạy trong ngày này.

Vì sao cúng bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn thực?
Vì sao cúng bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn thực?

VOV.VN - Tục ăn bánh trôi, bánh chay vào ngày Tết Hàn thực của người Việt Nam ít nhất đã có từ trước thời Lê Trung hưng, vì nhà bác học Lê Quý Đôn từng ghi chép về tục này.

Vì sao cúng bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn thực?

Vì sao cúng bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn thực?

VOV.VN - Tục ăn bánh trôi, bánh chay vào ngày Tết Hàn thực của người Việt Nam ít nhất đã có từ trước thời Lê Trung hưng, vì nhà bác học Lê Quý Đôn từng ghi chép về tục này.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao