111111

Nâng cao chất lượng đăng kiểm tàu cá

Từ năm 2008 đến nay, công tác đăng ký, đăng kiểm tương đối tốt, đạt trên 96%”.

Từ chỗ chỉ có 35% số lượng tàu cá được đăng ký, đăng kiểm năm 2006, đến nay gần 100% số lượng tàu cá đã được quản lý. Đó là kết quả sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 22 của Thủ tường Chính phủ về tăng cường công tác đảm bảo an toàn hoạt động đánh bắt hải sản trên các vùng biển.

Tuy nhiên, theo thống kê, gần một nửa trong tổng số hơn 126.000 tàu cá của cả nước thuộc diện phải đăng kiểm hàng năm, trong khi đó, số lượng cán bộ làm công tác đăng kiểm tàu cá mới chỉ có 268 người. Tính trung bình, một đăng kiểm viên phải kiểm tra an toàn kỹ thuật hàng năm cho khoảng 320 tàu cá. Một số địa phương như Kiên Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa, số lượng tàu cá lớn, trong khi số lượng đăng kiểm viên còn thiếu, mỗi đăng kiểm viên phải quản lý và kiểm tra an toàn kỹ thuật cho khoảng 1.000 phương tiện mỗi năm.

Sự quá tải này khiến việc kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá mới dừng ở thủ tục hành chính mà chưa theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành.

Để hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên Đài TNVN có cuộc phỏng vấn ông Đào Hồng Đức, Phó Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

PV: Thưa ông, việc một đăng kiểm viên phải quản lý và kiểm tra một số lượng tàu thuyền lớn như vậy liệu có đảm bảo các chỉ số an toàn kỹ thuật theo đúng tiêu chuẩn không?

Ông Đào Hồng Đức: Từ năm 2008 đến nay, công tác đăng ký, đăng kiểm tương đối tốt, đạt trên 96%. Tuy nhiên, công tác đảm bảo an toàn tàu cá còn bất cập. Tàu còn nhỏ, trang thiết bị trên tàu còn yếu. Chất lượng máy chưa đảm bảo, thiếu an toàn khi vươn khơi. Tai nạn tàu cá trên biển còn cao. Tai nạn về máy và vỏ chiếm tỷ lệ 60-70%.

Công tác đăng kiểm bộc lộ nhiều khó khăn. Hệ thống đăng kiểm chưa thống nhất, chưa chuyên trách, kiêm nhiệm là chính. Cán bộ làm công tác này rất mỏng. Số lượng chỉ gần 300 người. Đặc điểm như vậy, quá tải trong nhiệm vụ, năng lực được giao. Trang thiết bị dùng cho công tác này như kiểm định, thiết bị đo còn thiếu. Vấn đề nữa: công tác quy chuẩn, tiêu chuẩn chưa rõ ràng. Nhiều loại tàu chưa đưa ra được bộ quy chuẩn, chưa đạt. Công tác quản lý tàu cá, phân loại chưa rõ. Tàu nào đạt hiệu quả, chưa hiệu quả đều khó xác định. Nói chung, chưa hiện đại hóa được đội tàu. Cần phải có đề án đóng mới, cải hoán đội tàu, tăng cường tàu vật liệu mới như vỏ thép, composit…

PV: Sự phân loại tàu cá như ông nói như thế nào mới khả thi, bởi hiện tại theo quy định cấm loại tàu cá dưới 20 CV nhưng thực tế đâu có dễ dàng thực hiện. Vậy khi thu hồi những tàu này thì tính toán như thế nào và làm thế nào để đảm bảo cuộc sống cho những đối tượng đang sinh sống bằng số tàu này?

Ông Đào Hồng Đức: Tàu 20 CV là loại tàu cá theo Quy định cấm, không phát triển. Hiện các địa phương cũng đang rà soát và tính toán. Tuy nhiên, do bà con đảm bảo đời sống của mình, chưa có tính chất thương mại nên vẫn sử dụng loại tàu hạn chế, cấm phát triển. Vì vậy theo tôi, cần có cơ chế chính sách mua lại tàu cho bà con và hỗ trợ chuyển đổi nghề cho ngư dân. Có lẽ chúng ta cũng cần tính toàn kỹ hơn trong vần đề này để đảm bảo quyền lợi và cuộc sống cho bà con.

PV: Quay trở lại sự quá tải trong công tác đăng ký, đăng kiểm hiện nay. Ông có nghĩ rằng đã tới lúc phải tính toán lại và có sự định biên hợp lý trong công tác này mới mong chất lượng đăng kiểm được nâng lên và giảm bớt áp lực cho đội ngũ đăng kiểm viên hiện nay?

Ông Đào Hồng Đức: Cần thiết phải như vậy! Trong đề án tổ chức lại sản xuất của chúng tôi cũng đã đề cập chuyện này. Làm sao để tàu cá ra biển phải kiểm tra được độ an toàn, thông số kỹ thuật đảm bảo, và như thế mới quản lý tốt. Định biên công tác đăng ký, đăng kiểm là vô cùng cần thiết để từ đó có cơ sở đào tạo đăng kiểm viên đạt chuẩn và chuyên nghiệp hơn trong công tác này, tiến tới nghề cá bền vừng và có trách nhiệm.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao