111111

Loài mực ống và cái giá phải trả cho cuộc giao phối mãnh liệt

Sau cuộc giao phối kéo dài 3 giờ, loài mực ống Euprymna tasmanica bị đờ dại trong 30 phút

Để duy trì nòi giống, loài mực ống tròn (Euprymna tasmanica) ở vùng biển Nam Úc giao phối trong suốt 3 giờ đồng hồ, rồi bị giảm khả năng bơi trong vòng 30 phút sau đó. Đây là kết quả mà các nhà khoa học thuộc Đại học Melbourne đưa ra.  

Nghiên cứu do sinh viên Thạc sĩ Khoa học Amanda Franklin và các cộng sự  Squires Zoe, Tiến sĩ Devi Stuart-Fox ở Khoa Động vật học, Đại học Melbourne tiến hành; vừa được công bố trên tạp chí Sinh học quốc tế Biology Letters.

Nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu loài mực ống tròn (Euprymna tasmanica) sống trong vùng biển Nam Úc bao gồm cả vịnh Port Phillip và Tasmania. Loài mực này có thân hình tròn như bánh bao, kích thước khá nhỏ, con mực trưởng thành dài khoảng 7cm.

Cuộc giao phối của loài mực này kéo dài tới 3 giờ đồng hồ. Con đực bám phần dưới của con cái và giữ chặt suốt trong thời gian giao phối. Cả con đực và con cái có thể thay đổi màu sắc từ màu vàng cát sang màu tím ánh xanh lá cây và da cam. Trong lúc đó chúng cũng có thể sản sinh ra mực để phun che mắt kẻ thù nếu cần thiết.

Con đực ở bên trái (ảnh: scienceblog.com)
Loài mực này có thể thay đổi màu sắc
Mặc dù việc giao phối làm tiêu hao năng lượng ở động vật cũng chỉ là lẽ thông thường, nhưng trong trường hợp này, con mực sẽ bị mất khả năng tránh khỏi kẻ thù hay khả năng kiếm ăn trong một khoảng thời gian ngay sau đó (cũng có nghĩa là không có khả năng đối mặt với hiểm nguy và có thể bị mất mạng).

Các nhà khoa học đã đo khả năng bơi của loài mực này trong điều kiện môi trường nước chảy liên tục, rồi cho nó giao phối và sau đó đo lại. “Chúng tôi thấy rằng sau khi giao phối, cả mực đực và mực cái đều mất tới 30 phút để khôi phục khả năng bơi"- bà Franklin cho biết. “Kết quả cũng hơi bất ngờ khi mức độ mệt mỏi là tương tự nhau ở cả  mực đực và mực cái, trong khi việc giao phối có vẻ vất vả hơn với con đực”.

Các nhà khoa học cho rằng trong giai đoạn mệt mỏi cơ bắp sau giao phối, những con mực phải ẩn trong cát để tránh kẻ thù cho đến khi hồi phục. Cái giá phải trả là trong thời gian đó chúng không thể đi tìm thức ăn hoặc bạn tình khác.

Loài mực ống tròn này có họ hàng với khoảng 10 loài mực thân ngắn trên khắp thế giới, nhất là ở vùng biển Hawaii và Biển Đông. Những loài này có thói quen giao phối tương tự như mực ống tròn ở miền Nam Úc.

Tuổi thọ của mực ống tròn khoảng chưa đầy một năm, trong thời gian đó chúng giao phối rất nhiều lần. Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu việc giao phối ảnh hưởng ra sao đến sinh sản và tuổi thọ của con mực cái./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao