111111

Cơ chế khiến người tiêu dùng bị thiệt?

Trong tháng 6/2011, Petrolimex hoàn toàn có khả năng giảm giá xăng dầu nếu xét lượng dầu nhập thời điểm này.

Bà Đàm Thị Huyền - Phó Tổng Giám đốc Petrolimex khẳng định tại cuộc họp với Bộ Công thương ngày 1/8. Tuy nhiên, bà Huyền cho biết, công ty này không thể giảm giá vì không có hướng dẫn xử lý của Bộ Tài chính về lượng tồn cũ của quý 1.

Theo bà Huyền, có nhiều bất cập trong cơ chế chính sách hiện nay, như dư nợ ngoại tệ và cơ chế điều hành giá xăng dầu đã làm cho việc kinh doanh xăng dầu rơi vào thế “bí”.

Bà Huyền dẫn chứng, quy định về lượng tồn kho cao, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Petrolimex phải duy trì tồn kho bình quân 30 ngày, phải đảm bảo kế hoạch NK ổn định. Khi thị trường thay đổi, Petrolimex rất khó khôi phục ngay. Ví dụ, lượng tiêu dùng xăng dầu trong tháng 7/2011 tương đương khoảng 64-65% của tháng cao nhất trong quí 1 năm nay, do nhu cầu tiêu dùng giảm. Nếu trong tháng 2 và tháng 3/2011, lượng xăng dầu Petrolimex bán ra khoảng 860.000 m3/tháng, thì trong tháng 7/2011 chỉ khoảng 532.000 m3.

Theo Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Quỹ bình ổn giá xăng dầu, sau 6 tháng bị âm, đến tháng 7 đã đạt 120 tỷ đồng,  bắt đầu có tích lũy trở lại.

Theo bà Huyền, do lượng bán ra bị sụt giảm, nên lượng xăng dầu tồn kho của Petrolimex cũng tăng cao. Vào đầu tháng 6/2011, thời gian tồn kho của Petrolimex gần 40 ngày thay vì mức bình quân 30 ngày.

Một khó khăn khác của Tổng Công ty là bắt đầu từ tháng 6, 7 không mua được ngoại tệ. Đối với tín dụng ngân hàng, quý 1 kinh doanh lỗ, quý 2 đỡ hơn nhưng trạng thái của kinh doanh xăng dầu vẫn là lỗ, nên tiếp cận tín dụng ngân hàng của Petrolimex bị hạn chế. Dù chỉ số uy tín của công ty đối với các ngân hàng cao nhưng do quy định thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng nên việc có cho Petrolimex vay vượt hạn mức như trước kia hay không cũng là bài toán nan giải đối với Tổng công ty trong 2 tháng qua. Mâu thuẫn giữa tồn kho cao, dư nợ vay ngoại tệ lớn đã làm cho Petrolimex lúng túng.

“Trong tháng 6 hoàn toàn có khả năng để giảm giá xăng dầu, nếu xét về lượng xăng dầu nhập khẩu tại thời kỳ đó, nhưng Petrolimex không thể giảm vì lượng tồn kho cũ của quý I còn khoảng 2.000 tỷ đồng. Mặc dù đã được Bộ Tài chính có văn bản xử lý nhưng không biết xử lý theo cách nào” – bà Huyền nói.

Chi phí kinh doanh xăng dầu được Bộ Tài chính thẩm định năm 2010 nhưng hiện vẫn chưa có mức chi phí mới, quy định mới trong khi mặt bằng chi phí đã tăng.

Trong tháng 6, 7 vừa qua, áp lực các đầu mối khác liên quan đến việc giải phóng tồn kho, trong khi họ có mạng lưới ít nên buộc phải đẩy ra các đại lý. “Đây chính là phân khúc mà rất nhiều báo chí đã nêu, kinh doanh xăng dầu lỗ nhưng đại lý lại được hưởng thù lao lớn. "Chúng tôi có mạng lưới bán lẻ rất nhiều nên Petrolimex mới giữ được mức thù lao ở mức hợp lý. Không thể trách các công ty khác được vì muốn giải phóng tồn kho thì phải đẩy ra mạng lưới trung gian và như thế bài toán giảm giá xăng dầu vẫn cứ luẩn quẩn”- bà Huyền cho biết.

Bà Huyền cho rằng, trong cách điều hành đặc biệt là mặt hàng xăng dầu, các thông điệp phải rõ ràng nếu không các doanh nghiệp sẽ vấp phải dư luận xã hội và các chỉ đạo giữa các cơ quan quản lý.

Theo bà Huyền: "Theo cách lấy lãi ở giai đoạn sau bù cho giai đoạn trước thì chúng tôi không dám làm gì vì vừa phải tích lũy vừa trả nợ. Đó là câu chuyện dẫn tới việc có thể giảm giá hay phải tích lũy để bù trừ cho giai đoạn trước”.

Cách lý giải này của bà Huyền cho thấy cơ chế điều hành bất cập đã khiến người tiêu dùng trong nước rất bị thiệt thòi khi cơ hội giảm giá đã rất rõ. Và trong khi vấn đề lỗ lãi còn chưa được giải quyết thì hiện giá xăng dầu thế giới đã tăng trở lại, cơ hội giảm giá cũng đã trôi qua hơn một tháng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao