111111

Chuyện tình yêu đẹp thời chiến của cựu Chủ tịch hội người mù Việt Nam

VOV.VN - Trong chiến tranh, nếu chiến trường là nơi người lính giữ vững tay súng bảo vệ từng tấc đất quê hương,… thì hậu phương có những người vợ, người mẹ thầm lặng hy sinh, là chỗ dựa vững chắc cho những người ra trận.

Vợ chồng bà Phan Thị Kim Song và ông Cao Văn Thành (thương binh ¼ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ) đã viết nên câu chuyện tình yêu đẹp thời chiến và vẫn họ vẫn đang viết tiếp câu chuyện đẹp trong thời bình. Tình yêu của họ là một trong muôn vàn câu chuyện của đời sống xã hội Việt Nam thời bấy giờ, đàn ông ra trận, phụ nữ ở nhà chờ đợi. May mắn người yêu, người chồng mình trở về, dù thương tật, họ vẫn thấy hạnh phúc. Có người phụ nữ dành cả thanh xuân để chờ đợi trong vô vọng, cuối cùng tình duyên lỡ dở.

Tại chương trình “Huyền thoại Trường Sơn” do Hội LHPN thành phố Hà Nội và Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức mới đây, bà Song và ông Thành đều có mặt. Bà Song kể: “Chúng tôi học cùng lớp, cùng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Khi đất nước chiến tranh ác liệt, anh Thành theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, lên đường nhập ngũ. Tôi - cũng như bao người phụ nữ lúc bấy giờ - trong lúc tiễn người yêu lên đường nhập ngũ đều hứa hẹn: “Các anh cứ yên tâm chiến đấu, khi đất nước giải phóng hết sạch quân thù, trở về quê hương, đã có chúng em chờ đợi”.

Ông Thành lên đường huấn luyện khẩn cấp, chuyển vào Nam chiến đấu. Thời kỳ ấy, ông Thành vẫn viết thư về động viên bà Song, kể những chuyện chiến trường, những đêm ông cầm súng đứng gác, những cuộc chiến ác liệt... Còn bà Song kể chuyện học tập ở trường. Rồi một hôm, bà Song nhận được một bức thư chỉ ghi vài dòng nguệch ngoạc, không giống chữ ông Thành thường viết cho bà: “Song, anh bị thương, anh chuyển ra Bắc điều trị. Em cứ yên tâm học tập”.

Bức thư chỉ có vỏn vẹn bằng ấy chữ nhưng bà Song đã cố gắng tìm ra địa chỉ nơi ông Thành điều trị, đó là Bệnh viện 108. Bà vào thăm ông, nhìn thấy ông toàn thân băng bó, băng cả mắt và đầu. Nghe người bạn cùng phòng nói có người đến thăm, ông Thành hỏi: “Ai đến?”. Mọi người bảo: “Song”. Ông Thành nhỏm dậy: “Các đồng chí đừng lừa tôi, Song đang học, cô ấy còn không biết địa chỉ”.

Bà Song nghẹn ngào trong nước mắt: “Anh không nhận ra em à, em là Song đây”.

Nghe vậy, ông Thành khóc nức lên. Bà Song động viên ông Thành: "Anh cố gắng lên, em ở đây với anh”.

Những ngày ông Thành nằm viện, bà Song tranh thủ đến thăm ông, xin y tá hộ lý để được chăm sóc ông. Nhưng y tá bảo, đó là việc của họ. Bà Song xin mãi họ cũng đồng ý cho bà chăm sóc ông. Hằng ngày, bà Song thay rửa vết thương, bón cháo, cho ông Thành uống thuốc… Ông Thành buồn vì cơ thể mất mát, bà Song luôn động viên ông yên tâm điều trị, đừng khóc mà ảnh hưởng vết thương" 

Sau khi ông Thành ra viện, ông bà tổ chức đám cưới. Hiện ông bà có 3 người con, trong số đó có người con đầu bị nhiễm chất độc hoá học.

Dù bị thương tật trên người nhưng ông Thành hết lòng, hết sức giúp đỡ vợ con và tham gia công tác xã hội. Ông nguyên là ủy viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam.

Ngồi bên cạnh vợ, ông Cao Văn Thành bày tỏ lòng biết ơn với người phụ nữ đã làm đôi mắt, đôi tay cho mình bao năm qua.

Ông Thành cho rằng, trong chiến tranh, người phụ nữ là thiệt thòi nhất. “Năm 1972 chiến trường ác liệt, tôi chiến đấu ở Quảng Trị. Chúng tôi liên lạc với nhau qua những cánh thư. Giữa cái sống cái chết, nhận được thư của người yêu, tôi hạnh phúc lắm. Khi tôi bị thương, Song viết thư động viên và khẳng định: “Dù anh có bị thương thế nào, em vẫn mãi ở bên anh”. 

Khi bị thương hỏng hai mắt, ông Thành chuyển ra Bắc điều trị. Lúc ông cảm thấy cay đắng nhất thì bà Song đến thăm, dù bà khi ấy đang phải làm đồ án tốt nghiệp. Ông Thành vừa hạnh phúc vừa thương bà Song.

"Dù ngoài miệng tôi từ chối tình cảm của Song vì thấy mình tàn tật khó mang lại hạnh phúc cho người yêu nhưng trong lòng lại rất sợ mất người yêu"- ông Thành chia sẻ.

Tình yêu chung thủy của bà Song làm ông Thành cảm động, tiếp thêm động lực để ông vượt lên trong cuộc sống. Ông đã nỗ lực lực học tập, công tác với sự đồng hành của người vợ yêu thương mình. Ông tham gia công tác xã hội có sự hỗ trợ tích cực từ người vợ. Con gái đầu của ông bà nhiễm chất độc da cam, không nói, không nghe được, vợ ông làm phiên dịch cho cả bố và con.

"Vợ tôi chịu thương chịu khó, chăm chồng, chăm con. Tôi thấy may mắn và biết ơn "đôi mắt" của người vợ hiền tảo tần mang lại hạnh phúc cho gia đình tôi”- ông Thành rưng rưng. 

Câu chuyện của bà Phan Thị Kim Song đã phần nào cho thấy hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam dành cả cuộc đời mình lặng lẽ đứng phía sau, làm chỗ dựa vững chắc cho những người lính trở về không còn nguyên vẹn sau chiến tranh.

Các bà là biểu tượng đẹp đẽ cho đức hy sinh, cho lòng chung thủy và sự kiên cường của người phụ nữ Việt Nam. Bằng trái tim yêu thương và nghị lực phi thường, những người mẹ, người vợ ấy đã viết tiếp bản hùng ca thầm lặng - tiếp nối tinh thần Trường Sơn không chỉ trên mặt trận chiến đấu, mà còn trong chính câu chuyện hậu phương đời thường.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Gặp lại nữ “Kiện tướng bèo hoa dâu” từ phong trào Phụ nữ 'Ba đảm đang'
Gặp lại nữ “Kiện tướng bèo hoa dâu” từ phong trào Phụ nữ 'Ba đảm đang'

VOV.VN - Với sáng kiến nhân giống bèo hoa dâu, bà Nguyễn Thị Mười được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua và được vinh danh là "Kiện tướng".

Gặp lại nữ “Kiện tướng bèo hoa dâu” từ phong trào Phụ nữ 'Ba đảm đang'

Gặp lại nữ “Kiện tướng bèo hoa dâu” từ phong trào Phụ nữ 'Ba đảm đang'

VOV.VN - Với sáng kiến nhân giống bèo hoa dâu, bà Nguyễn Thị Mười được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua và được vinh danh là "Kiện tướng".

Về nơi khởi nguồn của phong trào "Phụ nữ ba đảm đang”
Về nơi khởi nguồn của phong trào "Phụ nữ ba đảm đang”

VOV.VN -Phát huy truyền thống "ba đảm đang", phụ nữ Đan Phượng hôm nay tiếp tục góp sức xây dựng gia đình, quê hương giàu đẹp.

Về nơi khởi nguồn của phong trào "Phụ nữ ba đảm đang”

Về nơi khởi nguồn của phong trào "Phụ nữ ba đảm đang”

VOV.VN -Phát huy truyền thống "ba đảm đang", phụ nữ Đan Phượng hôm nay tiếp tục góp sức xây dựng gia đình, quê hương giàu đẹp.

Khánh thành Tượng đài Phụ nữ ba đảm đang
Khánh thành Tượng đài Phụ nữ ba đảm đang

Đây là công trình có ý nghĩa đặc biệt về chính trị và văn hóa của Hà Nội, là biểu tượng kết tinh truyền thống trung dũng, đảm đang của phụ nữ Đan Phượng nói riêng, phụ nữ Việt Nam nói chung

Khánh thành Tượng đài Phụ nữ ba đảm đang

Khánh thành Tượng đài Phụ nữ ba đảm đang

Đây là công trình có ý nghĩa đặc biệt về chính trị và văn hóa của Hà Nội, là biểu tượng kết tinh truyền thống trung dũng, đảm đang của phụ nữ Đan Phượng nói riêng, phụ nữ Việt Nam nói chung

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao