111111

"Phú Riềng Đỏ" ở biên giới Tây Bắc

VOV.VN - Không chỉ mang cây cao su phủ xanh đất trống đồi trọc ở vùng biên giới Tây Bắc còn nhiều gian khó như Mường Nhé (Điện Biên), Công ty Cao su Phú Riềng ở Đông Nam Bộ còn mở ra cơ hội đổi đời cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đó là hành trình bền bỉ đồng hành cùng người dân vùng khó khăn của doanh nghiệp nhà nước.

Giúp đồng bào làm “chủ”

Anh Đinh Văn Quân, 47 tuổi, người dân tộc Thái ở xã Mường Nhé (Điện Biên), chia sẻ: Trước đây, gia đình anh và bà con sống nhờ làm nương, trồng ngô, sắn, thu nhập bấp bênh chỉ 1–2 triệu đồng/tháng.

Đất đai khô cằn, thời tiết khắc nghiệt khiến bao năm qua cái nghèo cứ đeo bám người dân nơi đây.

Bước ngoặt đến khi Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền chủ trương phủ xanh đất trống đồi trọc bằng cây cao su để xóa đói giảm nghèo. Anh Quân cùng nhiều hộ dân đã mạnh dạn góp đất trồng cao su.

Dù thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, vất vả, nhưng sau hơn 20 năm gắn bó, cây cao su đã mang lại cuộc sống mới, ấm no và dần sung túc.

Giờ đây, mỗi tháng gia đình anh có thu nhập ổn định 6–7 triệu đồng từ tiền bán mủ, đủ trang trải sinh hoạt, nuôi con ăn học. Không chỉ vậy, người góp đất còn được chia 10% lợi nhuận, bà con rất vui mừng.

"Giờ chúng tôi không còn phải lặn lội nương rẫy mà không đủ ăn nữa, cuộc sống đỡ vất vả hẳn. Cuộc sống giờ khác lắm, trước đây đồng bào phơi nắng, phơi sương ngoài đồng, ngoài rẫy, nay thì cũng còn vất vả nhưng rõ ràng thu nhập tốt hơn rất nhiều. Cao su là cây công nghiệp nên lâu dài, có mủ đến cuối năm thì ngoài lương cạo mủ thì còn được chia tiền góp đất. Nhiều gia đình từ đó khấm khá cho con ăn học, xây nhà, mua sắm cho gia đình…"- anh Quân chia sẻ. 

Anh Vừ A Tùng, 32 tuổi, người dân tộc Mông ở xã Mường Nhé (Điện Biên) cho biết, gia đình có 8 người thì 6 người đang làm công nhân trồng, chăm sóc và cạo mủ cao su.

Trước đây, anh cùng người thân mưu sinh ở Hà Nội nhưng thu nhập bấp bênh, chi phí sinh hoạt cao, cuộc sống chật vật. Quyết định trở về quê, anh xin vào làm việc tại Công ty Cao su Mường Nhé.

Gắn bó với nghề hơn 5 năm, anh Tùng cảm nhận rõ sự đổi thay, công việc ổn định, lương đều, lại gần nhà. Ngoài khoản lương hàng tháng, gia đình anh còn có thêm thu nhập từ gần 5ha đất góp trồng cao su. Nhờ vậy, cuộc sống khấm khá hơn, gia đình có của ăn của để, con cái được học hành đầy đủ.

"Ban ngày thời tiết tốt thì hai vợ chồng cố gắng hoàn thành công việc sớm để về chăm sóc gia đình và có thời gian để chăn nuôi gia súc để tăng thêm thu nhập. Nhờ chăm chỉ tích lũy từ năm thứ ba gắn với nghề trồng cao su tôi đã xây được ngôi nhà mới trị giá hơn 100 triệu đồng và cũng lo được đầy đủ học phí cho con", anh Tùng chia sẻ. 

"Phú Riềng Đỏ" với sứ mệnh kép

Tại những vùng đất còn nhiều gian khó như Mường Nhé, hoạt động của các doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở mục tiêu lợi nhuận, mà còn là câu chuyện về trách nhiệm xã hội, về hành trình kiên trì bám trụ nơi địa đầu Tổ quốc để cùng bà con dựng xây cuộc sống mới.

Ông Nguyễn Hữu Toàn, Tổng Giám đốc Công ty Cao su Mường Nhé, người có thâm niên 36 năm gắn bó với Công ty Cao su Phú Riềng, Bình Phước (nay là tỉnh Đồng Nai) kể: “Chúng tôi được điều động từ Đông Nam Bộ, mang theo kinh nghiệm sản xuất và tổ chức quản lý để góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo việc làm cho người dân tộc thiểu số. Nhưng điều kiện ở đây khắc nghiệt hơn nhiều so với tưởng tượng".

Những cán bộ như ông Toàn và đồng nghiệp, vốn đều là những người từng nhiều năm công tác ở vùng sâu, vùng xa- thấu hiểu từng khó khăn mà địa phương đang đối mặt. Giao thông trắc trở, sương mù dày đặc, đường đèo quanh co gây khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển vật tư sản xuất.

Trong khi đó, trình độ văn hóa của một bộ phận người dân còn thấp, nhiều người không biết đọc, biết viết, dẫn đến việc tuyên truyền kỹ thuật, phổ biến chính sách gặp nhiều trở ngại.

"Được Công ty Phú Riềng cử ra đây để điều hành hoạt động tại Công ty cao su Mường Nhé, ban đầu tôi cũng băn khoăn rất nhiều điều, khi thu nhập của công nhân chưa cao, vùng sâu vùng xa nên chi phí sinh hoạt lại đắt đỏ, đặc biệt là thực phẩm và xăng xe. Những yếu tố này khiến việc giữ chân lao động trở nên nan giải. Công ty cũng tạo điều kiện hết sức làm sao chi trả đầy đủ các chế độ chính sách cho đồng bào gắn bó với cao su" - ông Toàn cho biết. 

Câu chuyện của ông Nguyễn Hữu Toàn và các đồng sự là minh chứng cho tinh thần “bám đất, bám dân”, nơi doanh nghiệp không đơn thuần là chủ thể kinh tế mà còn là lực lượng tiên phong góp phần ổn định dân cư, bảo vệ môi trường và nâng bước người dân vươn lên khỏi nghèo khó.

Công ty Cao su Mường Nhé, Điện Biên nói riêng, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nói chung, luôn xem mỗi người công nhân dân tộc thiểu số không chỉ là lao động mà là nhân tố trung tâm trong việc phát triển Đảng viên, trong hành trình phát triển kinh tế - xã hội vùng biên.

“Làm kinh tế ở vùng sâu, vùng xa không thể chỉ nghĩ đến con số. Phải đồng hành với người dân, cùng họ tạo ra thay đổi thì mới bền vững”- ông Toàn nhấn mạnh.

Những năm gần đây, nhiều bản làng Điện Biên giáp với nước bạn Lào, cuộc sống đã đổi thay nhiều.

Ông Lò Văn Dâm, Trưởng bản Mường Nhé (mới), xã Mường Nhé, tỉnh Điện Biên phấn khởi cho biết: "Từ khi bà con làm công nhân cao su và góp đất để trồng, tôi nhận thấy rõ ràng cuộc sống đồng bào ổn định, tốt hơn so với trước đây làm nương nhiều. Có sinh kế nhiều gia đình trở nên khá giả" 

Trên hành trình phủ xanh những vùng đất biên cương khắc nghiệt, hình ảnh nghĩa tình của Đông Nam bộ lan tỏa ở vùng cao Tây Bắc. Từ đất trống đồi trọc đến những vườn cây trù phú, từ cuộc sống bấp bênh đến sự ổn định, khấm khá… đó thành quả của một mô hình phát triển bền vững, gắn kết giữa doanh nghiệp và cộng đồng.

Khi người dân có sinh kế, có thu nhập ổn định, có cơ hội học hành, xây dựng tổ ấm… thì vùng biên cũng thêm vững chắc.

Đây là minh chứng rõ nét cho một sứ mệnh kinh tế mang đậm dấu ấn nhân văn, nơi “Phú Riềng Đỏ” tiếp tục viết tiếp câu chuyện đổi thay trên những nẻo đường Tây Bắc của Tổ quốc.

Công ty Cổ phần Cao su Mường Nhé Điện Biên được thành lập năm 2013 với 3 cổ đông lớn: Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (59,6%), Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên (40%), và Công ty Lai Châu (0,4%). Diện tích 1.176,42 ha, với 250 lao động, trong đó 95% là đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ năm 2018, công ty đã đưa toàn bộ diện tích vào khai thác, đạt tổng lợi nhuận trên 13 tỷ đồng và nộp ngân sách nhà nước 1,5 tỷ đồng. Đồng thời đã chi trả trên 11,3 tỷ đồng cho 377 hộ dân góp đất.

Tổng sản lượng khai thác đạt 5.238 tấn, gồm ước thực hiện năm 2025; vượt chỉ tiêu giao của Tập đoàn (1.200 tấn); Năng suất lao động đạt 5 tấn/người/năm.

Công ty đã đầu tư trên 70 km đường bê tông để phục vụ vận chuyển và đi lại của công nhân và người dân vùng biên giới.

cac_to_phong_chay_chua_chay_thuong_xuyen_tuan_tra_tren_cac_canh_rung_cao_su_de_canh_lua.jpg

"Canh" lửa, bảo vệ 13 nghìn ha cây cao su ở Lai Châu

VOV.VN - Nắng nóng kéo dài đang khiến nhiều diện tích cao su ở tỉnh miền núi Lai Châu đối mặt với nguy cơ bị cháy. Các công ty cao su ở địa phương hiện đang tăng cường nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do cháy gây ra.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Cây cao su quân đội nâng cao đời sống đồng bào dân tộc nơi biên giới Gia Lai
Cây cao su quân đội nâng cao đời sống đồng bào dân tộc nơi biên giới Gia Lai

VOV.VN - Những năm qua, các công ty cao su trực thuộc Binh đoàn 15 đóng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai luôn ưu tiên tuyển dụng, đào tạo lao động người dân tộc thiểu số. Từ đó, giúp ổn định hiệu quả sản xuất, kinh doanh của từng đơn vị, mà đã góp phần phát triển mọi mặt đời sống của đồng bào ở vùng biên giới khó khăn.

Cây cao su quân đội nâng cao đời sống đồng bào dân tộc nơi biên giới Gia Lai

Cây cao su quân đội nâng cao đời sống đồng bào dân tộc nơi biên giới Gia Lai

VOV.VN - Những năm qua, các công ty cao su trực thuộc Binh đoàn 15 đóng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai luôn ưu tiên tuyển dụng, đào tạo lao động người dân tộc thiểu số. Từ đó, giúp ổn định hiệu quả sản xuất, kinh doanh của từng đơn vị, mà đã góp phần phát triển mọi mặt đời sống của đồng bào ở vùng biên giới khó khăn.

Cây cao su ở Lào Cai "bỏ thì thương, vương thì tội”
Cây cao su ở Lào Cai "bỏ thì thương, vương thì tội”

VOV.VN - Chương trình phát triển cây cao su tại tỉnh Lào Cai đến nay đã bước sang năm thứ 13, nhiều diện tích trồng cây cao su đã đến tuổi khai thác mủ. Vậy nhưng, diện tích cây cao su cho mủ thấp, sản lượng mủ những năm đầu khai thác chưa cao, giá mủ liên tục giảm, khiến người trồng cao su ở các địa phương băn khoăn, lo lắng.

Cây cao su ở Lào Cai "bỏ thì thương, vương thì tội”

Cây cao su ở Lào Cai "bỏ thì thương, vương thì tội”

VOV.VN - Chương trình phát triển cây cao su tại tỉnh Lào Cai đến nay đã bước sang năm thứ 13, nhiều diện tích trồng cây cao su đã đến tuổi khai thác mủ. Vậy nhưng, diện tích cây cao su cho mủ thấp, sản lượng mủ những năm đầu khai thác chưa cao, giá mủ liên tục giảm, khiến người trồng cao su ở các địa phương băn khoăn, lo lắng.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao