111111

Hàng nghìn người xem "vua sống", "chúa sống" tung tiền phát lộc

VOV.VN - Tại lễ hội đền Sái (Đông Anh, Hà Nội), đoàn rước kiệu "vua, chúa" sống tưng bừng, náo nhiệt, thu hút hàng ngàn người tham gia.

Hàng năm, cứ vào ngày 11 tháng Giêng âm lịch, người dân làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội) lại tổ chức lễ rước “vua sống", "chúa sống". Lễ hội Đền Sái để tưởng nhớ vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa năm xưa. 
Những người cao tuổi xứng đáng được chọn vào vai “vua, chúa”. Dẫn đầu đoàn rước là kiệu chúa, tượng trưng cho việc dẹp đường đánh giặc. Người đóng vai chúa là cụ Nguyễn Văn Tâm (70 tuổi).

Nhân vật này được hoá trang mặt đỏ đậm, sắc lạnh và nghiêm nghị, luôn cầm thanh kiếm trên tay.

Người đóng vai vua, tượng trưng cho An Dương Vương trong lễ hội năm nay là cụ Ngô Tiên Tương (70 tuổi).

Phía sau là kiệu võng chở bốn vị quan Thị vệ, quan Tán lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ cùng các thê thiếp, con cháu của họ. Những người trên 60 tuổi được chọn để đóng các vai này.

12 thanh niên trai tráng khoẻ mạnh được giao nhiệm vụ rước kiệu "chúa", cứ mỗi khoảng 10 phút lại thay nhóm một lần.

Buổi sáng, "vua" và "chúa" cùng các quan được rước ra đền Thượng tại núi Sái. Sau khi làm lễ tế tại đền Thượng dưới chân núi Sái, "chúa" được các trai tráng trong làng bồng kiệu trong tiếng chiêng trống vang trời sang đón "vua" để rước về đình làng.
Đoàn rước vừa đi vừa quay kiệu, liên tục nâng lên hạ xuống trong tiếng hò reo không ngớt của người dân.
Những màn tung hứng kiệu "chúa" khiến mọi người thích thú.
Lễ hội đền Sái bắt nguồn từ sự tích An Dương Vương xây thành Cổ Loa, nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn nên An Dương Vương mới xây xong thành Cổ Loa.
Thần Trấn Vũ được thờ trên núi Sái của Thất Diệu Sơn. Vua, chúa nhiều đời sau từng về đây bái yết nhưng thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của nhân dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả.
Không giống với nhiều lễ hội khác, "vua" đền Sái là người thật, mặc áo long bào, không phải đeo mặt nạ hay rước kiệu tượng trưng.
"Biển người" đi theo đoàn rước.
Kiệu "chúa" quay tròn chạy ngược rồi lại chạy xuôi.
"Chúa" tung tiền phát lộc cho người dân.
Các cụ cao niên trong làng cũng hào hứng dõi theo lễ hội.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Xem rước kiệu Mẫu qua sông ở Lễ hội đền Đông Cuông 2017
Xem rước kiệu Mẫu qua sông ở Lễ hội đền Đông Cuông 2017

VOV.VN - Lễ hội Đền Đông Cuông 2017 thu hút hàng nghìn du khách và người dân địa phương tham dự.

Xem rước kiệu Mẫu qua sông ở Lễ hội đền Đông Cuông 2017

Xem rước kiệu Mẫu qua sông ở Lễ hội đền Đông Cuông 2017

VOV.VN - Lễ hội Đền Đông Cuông 2017 thu hút hàng nghìn du khách và người dân địa phương tham dự.

Chùm ảnh: Đội mưa rét, rước kiệu Mẫu ở Tuyên Quang
Chùm ảnh: Đội mưa rét, rước kiệu Mẫu ở Tuyên Quang

VOV.VN - Lễ hội Đền Thượng, Đền Hạ, Đền Ỷ La gắn với Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt mới được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể.

Chùm ảnh: Đội mưa rét, rước kiệu Mẫu ở Tuyên Quang

Chùm ảnh: Đội mưa rét, rước kiệu Mẫu ở Tuyên Quang

VOV.VN - Lễ hội Đền Thượng, Đền Hạ, Đền Ỷ La gắn với Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt mới được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao