111111

Việt Nam xây dựng hệ sinh thái số do người Việt phát triển và làm chủ

VOV.VN - Việt Nam hướng đến xây dựng hệ sinh thái số với các sản phẩm, dịch vụ, nền tảng số do người Việt tự phát triển và làm chủ.

Thông tin được ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chia sẻ tại Hội thảo Internet Day 2018, do Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) tổ chức, ngày 5/12, tại Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại hội thảo.
Theo Bộ TT&TT, với quy mô dân số xấp xỉ 95 triệu người (xếp thứ 15 trên thế giới), trong đó, tỉ lệ sử dụng Internet chiếm hơn 60%, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 16 trên thế giới về số lượng người sử dụng Internet.

Một thống kê đáng chú ý là thời gian sử dụng Internet trung bình của người Việt lên tới gần 7 giờ/ngày. Điều này đã chứng minh rằng người Việt Nam đã dành lượng thời gian đáng kể cho các hoạt động trên không gian mạng phục vụ các nhu cầu khác nhau. Do vậy, phát triển hệ sinh thái số phục vụ người dân Việt Nam là hướng đi lâu dài, cần thiết, tạo ra nhiều giá trị cho xã hội và người dân Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho rằng, các doanh nghiệp Việt hiện nay đã đủ năng lực và khát khao để làm chủ công nghệ, làm chủ thị trường trong nước, thậm chí là mang sản phẩm tiến ra khu vực nếu nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ chính sách, từ thị trường cũng như người dùng.

Sự phát triển bùng nổ công nghệ nói chung, Internet nói riêng đã mang đến các mô hình kinh doanh mới. Việt Nam trở thành một điểm đến thu hút nhiều doanh nghiệp công nghệ nước ngoài vào đầu tư kinh doanh, hoạt động xuyên biên giới.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, cái Việt Nam còn đang lúng túng là "luật chơi". Thời gian gần đây, vụ kiện thu hút nhiều sự chú ý của dư luận giữa Vinasun và Grab chính là một minh chứng. Đó không chỉ đơn giản là sự "xung đột" giữa một doanh nghiệp taxi truyền thống với một hãng taxi công nghệ hoạt động xuyên biên giới, mà về bản chất đó là sự va chạm của các mô hình kinh doanh truyền thống với mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ.

"Mặc dù các cơ quan quản lý đã có những nỗ lực để điều chỉnh, chúng ta cần thừa nhận rằng có một độ trễ nhất định trong chính sách, khi mà thực tiễn diễn biến quá nhanh và chính sách không thể theo kịp. Đây là vấn đề chung không chỉ ở Việt Nam mà là vấn đề chung của các nước trên thế giới, trong đó có cả các quốc gia phát triển", ông Hưng cho hay.

Vậy phải làm thế nào để doanh nghiệp truyền thống, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể tồn tại và cạnh tranh bình đẳng với các nhà cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ? "Không có cách nào khác ngoài việc chúng ta phải xây dựng một luật chơi công bằng và bình đẳng, với hiệu lực đủ mạnh để tất cả các "người chơi" đề phải tuân thủ", Thứ trưởng Bộ TT&TT nhấn mạnh.

Sẽ rất khó có thể nói đến những thành phần chính của hệ sinh thái số trong tương lai là gì, nó có thể không phải là mạng xã hội như facebook, không phải mạng tìm kiếm như google như hiện nay. Sẽ là phù hợp nếu chúng ta đề cập nhiều đến social network, search engine... vào 5 năm hay 10 năm trước. Hệ sinh thái số trên thế giới cũng như tại Việt Nam đang thay đổi từng ngày và sẽ dịch chuyển sang các hình thái khác. Sẽ có những yếu tố buộc các loại hình dịch vụ này phải thay đổi để tồn tại, cạnh tranh và phát triển.

Theo ông Nguyễn Thành Hưng, có 2 yếu tố đóng vai trò chính cho sự thay đổi này trong thời gian tới là trí tuệ nhân tạo (AI) và bảo mật cá nhân (Privacy). AI là công nghệ, các doanh nghiệp buộc phải ứng dụng AI để tăng sức cạnh tranh, thay đổi sản phẩm của mình nhanh hơn nữa để thu hút khách hàng; Privacy lại liên quan đến con người và xã hội, đến chính sách.

Các doanh nghiệp nội địa muốn sống sót, phát triển để chiếm lĩnh thị trường nội địa và xa hơn nữa là vươn ra khu vực thì không thể không quan tâm đến hai yếu tố này.

"Để xây dựng hệ sinh thái số Việt Nam, doanh nghiệp trong nước vẫn cần đóng vai trò nòng cốt trong việc thực thi. Các sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp trong nước phát triển cần đáp ứng nhu cầu thực tiễn của Việt Nam, mang lại lợi ích chung cho xã hội và được đông đảo người dân đón nhận. Các doanh nghiệp lớn cần dẫn dắt thị trường, tạo nền tảng cho các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tham gia, cùng phát triển", ông Nguyễn Thành Hưng khẳng định.

Trong thời gian tới, cả ba phía cơ quan quản lý, hiệp hội và doanh nghiệp cần cởi mở, chia sẻ, trao đổi và thảo luận nhiều hơn để cùng đồng hành và cùng hướng tới sứ mệnh phục vụ quốc gia, người dân Việt Nam.

Ông Nguyễn Thành Hưng cũng đề nghị "Các doanh nghiệp trong nước cũng cần chung tay, liên kết lại để hướng tới những mục tiêu chung, "nghĩ cho những cái chung". Điều đó sẽ giúp Việt Nam nâng tầm nội lực của chính mình, vì cái chung đạt được thì cái riêng cũng sẽ được đáp ứng"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế số: Doanh nghiệp cần thích nghi để tồn tại
Kinh tế số: Doanh nghiệp cần thích nghi để tồn tại

VOV.VN - Kinh tế số cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và hệ thống quản trị, buộc doanh nghiệp phải thích nghi nếu muốn tồn tại.

Kinh tế số: Doanh nghiệp cần thích nghi để tồn tại

Kinh tế số: Doanh nghiệp cần thích nghi để tồn tại

VOV.VN - Kinh tế số cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và hệ thống quản trị, buộc doanh nghiệp phải thích nghi nếu muốn tồn tại.

Xây dựng chính phủ số song hành với bảo đảm an ninh bảo mật
Xây dựng chính phủ số song hành với bảo đảm an ninh bảo mật

VOV.VN - Vụ việc dữ liệu y tế của 1,5 triệu người Singapore vừa bị đánh cắp đầu tháng 7 cho thấy sự bức thiết của an ninh bảo mật trong chính phủ điện tử.

Xây dựng chính phủ số song hành với bảo đảm an ninh bảo mật

Xây dựng chính phủ số song hành với bảo đảm an ninh bảo mật

VOV.VN - Vụ việc dữ liệu y tế của 1,5 triệu người Singapore vừa bị đánh cắp đầu tháng 7 cho thấy sự bức thiết của an ninh bảo mật trong chính phủ điện tử.

Nền kinh tế số của Việt Nam có thể sẽ kém cạnh tranh hơn?
Nền kinh tế số của Việt Nam có thể sẽ kém cạnh tranh hơn?

VOV.VN - 89% thành viên của Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho rằng nền kinh tế số của Việt Nam có thể sẽ trở nên kém cạnh tranh hơn.

Nền kinh tế số của Việt Nam có thể sẽ kém cạnh tranh hơn?

Nền kinh tế số của Việt Nam có thể sẽ kém cạnh tranh hơn?

VOV.VN - 89% thành viên của Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho rằng nền kinh tế số của Việt Nam có thể sẽ trở nên kém cạnh tranh hơn.

Blockchain là “con dao sắc” rất cần cho nền kinh tế số
Blockchain là “con dao sắc” rất cần cho nền kinh tế số

VOV.VN - Công nghệ Blockchain như một con dao rất sắc, tuy nhiên sử dụng ra sao để có lợi và góp phần phát triển nền kinh tế mới quan trọng.

Blockchain là “con dao sắc” rất cần cho nền kinh tế số

Blockchain là “con dao sắc” rất cần cho nền kinh tế số

VOV.VN - Công nghệ Blockchain như một con dao rất sắc, tuy nhiên sử dụng ra sao để có lợi và góp phần phát triển nền kinh tế mới quan trọng.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao