111111

Việt Nam hoàn thành Đề án số hóa truyền hình

VOV.VN - Việt Nam đã chính thức hoàn thành Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất với 4 mục tiêu lớn.

“Việt Nam chính thức hoàn thành Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất (Đề án số hóa truyền hình) đến năm 2020, được ban hành theo Quyết định số 2451 của Thủ tướng Chính phủ, giữ đúng cam kết với ASEAN là hoàn thành tắt sóng hoàn toàn truyền hình tương tự mặt đất vào năm 2020”. Đây là khẳng định của Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại cuộc họp báo do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức chiều 11/1, tại Hà Nội.

Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất hoàn thành 4 mục tiêu lớn gồm: Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số trên phạm vi toàn quốc. Hiệu quả sử dụng tần số của truyền hình số mặt đất cao hơn khoảng 30 lần so với truyền hình tương tự. Giải phóng được trên 100Mhz thuộc băng tần 700 là băng tần vàng để phủ sóng 5G toàn quốc, trong khi vẫn có đủ tần số cho nhiều kênh truyền hình như trước đây.

Mở rộng đáng kể vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất, từ trung tâm 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phủ sóng năm 2011, đến nay vùng phủ sóng tới nhiều huyện, xã, thôn, bản của 63 địa phương trên toàn quốc. 100% các Đài PTTH địa phương đã được tổ chức, sắp xếp theo hướng chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hóa tập trung vào sản xuất nội dung chương trình và thuê dịch vụ truyền dẫn phát sóng.

Bên cạnh đó, Đề án thu hút nguồn lực xã hội để phủ sóng truyền hình số mặt đất. 9 năm qua, đầu tư cho phủ sóng truyền hình số mặt đất có vốn xã hội hóa đạt trên 50%.

Theo Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, với việc tắt sóng hoàn toàn truyền hình tương tự mặt đất trong năm 2020, Việt Nam thuộc nhóm đầu trong ASEAN về hoàn thành số hóa truyền hình, giữ đúng cam kết với ASEAN là hoàn thành là tắt sóng hoàn toàn truyền hình tương tự mặt đất vào năm 2020.

“Tắt sóng truyền hình tương tự là một việc khó, nhất là khi chúng ta bắt đầu đề án này năm 2011 có đến 80% vẫn chưa có đầu thu kỹ thuật số. Việt Nam cũng là một nước lớn về dân số nhưng địa hình phức tạp, nhiều đồi núi làm cho số hóa truyền hình còn khó hơn. Tuy nhiên, Việt Nam đã có cách tiếp cận phù hợp để thực hiện thành công đề án, có lộ trình phù hợp bằng việc chọn công nghệ hiện đại DVB-T2 khi mới chỉ có 6 nước chọn công nghệ này. Nhưng đây là công nghệ tiên tiến, vừa có chất lượng cao hơn vừa tiết kiệm băng tần hơn và thực tế chứng minh lựa chọn này hoàn toàn đúng đắn”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.                         

Đến năm 2020, số liệu thống kê cho thấy 16 triệu hộ gia đình đã xem truyền hình số qua các phương thức cáp, IPTV và trên 3,2 triệu hộ sử dụng truyền hình vệ tinh miễn phí. Trong giai đoạn số hoá truyền hình mặt đất, Việt Nam đã thực hiện chính sách bắt buộc từ năm 2014 máy thu hình phải tích hợp chức năng thu số DVB-T2. Đặc biệt, hỗ trợ đầu thu số cho đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia từ năm 2015 đến 2020 với khoảng 1,9 triệu hộ. Vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất hiện đạt 80% dân cư, so với 50% dân cư của năm 2011.

Tại cuộc họp, ông Vũ Hải Quang, Phó Tổng Giám đốc Đài TNVN, thành viên Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất cho biết, Đề án tạo ra lợi ích hơn hẳn tiện ích về kinh tế. Trước đây, nếu đầu tư 1 chương trình là 1 máy phát, nhưng hiện nay có 9 chương trình thì tất cả dồn vào chỉ trong 1 máy phát, hoặc 30 chương trình cũng chỉ trong 1 máy phát.

“Đương nhiên sẽ có lợi ích về khai thác sử dụng, bởi khai thác 1 máy sẽ khác với khai thác 30 máy phát. Bên cạnh đó là lợi ích về băng tần khi chúng ta giải phóng toàn bộ băng tần. Trước đây nếu chúng ta cứ để lẻ tẻ nhiều kênh, các tỉnh mỗi tỉnh có 1 máy phát với 1 băng tần khác nhau thì tần số bị lặp lại phải đến 50 tần số. Khi giải phóng được băng tần sẽ có điều kiện để phục vụ cho các việc khác ví dụ như công nghệ 5G”, ông Vũ Hải Quang nêu rõ.  

Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Việt Nam ngừng phát sóng truyền hình tương tự, hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất từ 00 giờ ngày 28/12/2020. Việc ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất hoàn toàn không làm gián đoạn khi thu xem các chương trình truyền hình tương tự, phục vụ cho đa số người dân không có điều kiện thu xem các chương trình truyền hình trả tiền./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Số hóa truyền hình ở vùng sâu, vùng xa vào giai đoạn “chạy nước rút“
Số hóa truyền hình ở vùng sâu, vùng xa vào giai đoạn “chạy nước rút“

VOV.VN - Ở vùng sâu, vùng xa, việc số hóa truyền hình mới ở giai đoạn bắt đầu. Tuy nhiên, lộ trình số hóa tại những địa bàn này cần đẩy nhanh hơn.

Số hóa truyền hình ở vùng sâu, vùng xa vào giai đoạn “chạy nước rút“

Số hóa truyền hình ở vùng sâu, vùng xa vào giai đoạn “chạy nước rút“

VOV.VN - Ở vùng sâu, vùng xa, việc số hóa truyền hình mới ở giai đoạn bắt đầu. Tuy nhiên, lộ trình số hóa tại những địa bàn này cần đẩy nhanh hơn.

Dân Đà Nẵng khổ vì số hoá truyền hình
Dân Đà Nẵng khổ vì số hoá truyền hình

VOV.VN - Từ đầu tháng 7, nhiều người dân Đà Nẵng tỏ ra hụt hẫng và bức xúc vì bị cắt sóng truyền hình trong khi chưa được hỗ trợ đầu thu truyền hình KTS.

Dân Đà Nẵng khổ vì số hoá truyền hình

Dân Đà Nẵng khổ vì số hoá truyền hình

VOV.VN - Từ đầu tháng 7, nhiều người dân Đà Nẵng tỏ ra hụt hẫng và bức xúc vì bị cắt sóng truyền hình trong khi chưa được hỗ trợ đầu thu truyền hình KTS.

Năm 2020 Việt Nam hoàn thành số hóa truyền hình
Năm 2020 Việt Nam hoàn thành số hóa truyền hình

VOV.VN - Việt Nam đang xem xét khả năng có thể cấp phép phát triển băng rộng trong băng tần truyền hình trước năm 2018

Năm 2020 Việt Nam hoàn thành số hóa truyền hình

Năm 2020 Việt Nam hoàn thành số hóa truyền hình

VOV.VN - Việt Nam đang xem xét khả năng có thể cấp phép phát triển băng rộng trong băng tần truyền hình trước năm 2018

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao