111111

Mỹ chi 1,9 tỷ USD hỗ trợ loại bỏ thiết bị viễn thông Huawei và ZTE

VOV.VN - Mỹ sẽ hỗ trợ 1,9 tỷ USD cho chương trình loại bỏ thiết bị mạng viễn thông mà chính phủ cho rằng gây ra rủi ro an ninh quốc gia. Đây là một phần của dự luật cứu trợ Covid-19 trị giá 900 tỷ USD của chính phủ nước này.

Bên cạnh đó, gói hỗ trợ cũng bao gồm 3,2 tỷ USD cho lợi ích băng thông rộng khẩn cấp hướng đến người Mỹ có thu nhập thấp. Điều này hứa hẹn sẽ “giúp hàng triệu sinh viên, gia đình và người lao động thất nghiệp có đủ tiền sử dụng băng thông rộng họ cần trong thời kỳ đại dịch”.

Vào tháng 6 vừa qua, Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) cho biết họ đã chính thức chỉ định Huawei và ZTE của Trung Quốc là những mối đe dọa an ninh quốc gia, vì vậy các công ty Mỹ khai thác quỹ 8,3 tỷ USD sẽ bị cấm mua thiết bị từ các công ty này.

Đầu tháng này, FCC đã hoàn thiện các quy tắc yêu cầu các nhà mạng có thiết bị của ZTE hoặc Huawei phải loại bỏ và thay thế các thiết bị đó, nhưng phải cần Quốc hội Mỹ phê duyệt gói tài trợ. Phản ứng trước điều này, Huawei cho biết họ rất thất vọng về quyết định của FCC khi buộc loại bỏ các sản phẩm Huawei khỏi mạng viễn thông Mỹ. Điều này có thể khiến công dân Mỹ ở khu vực nông thôn gặp rủi ro do không được phục vụ bởi hệ thống liên lạc đáng tin cậy.

Reuters cho biết, với việc thiết lập một chương trình phúc lợi băng thông rộng khẩn cấp, FCC sẽ giúp những người Mỹ có thu nhập thấp, bao gồm cả những người đang gặp khó khăn về kinh tế bởi đại dịch Covid-19, được kết nối hoặc duy trì kết nối băng thông rộng. Nguồn tin cũng cho biết chương trình sẽ cung cấp khoản trợ cấp 50 USD/tháng cho các hộ gia đình đủ điều kiện để giúp họ có đủ tiền sử dụng dịch vụ băng thông rộng và thiết bị kết nối internet.

Bên cạnh đó, dự luật mới sẽ bao gồm 285 triệu USD để kết nối các cộng đồng thiểu số, đồng thời thành lập Văn phòng Sáng kiến ​​băng thông rộng cho cộng đồng người thiểu số tại Cục Quản lý Thông tin và Viễn thông Quốc gia (NTIA). Ngoài ra còn có khoảng 250 triệu USD bổ sung từ FCC để hỗ trợ khám sức khỏe từ xa và 1 tỷ USD cho chương trình tài trợ kết nối băng thông rộng tại NTIA.

Về cơ bản, những khoản tài trợ của FCC mới đây sẽ giúp cơ quan này nhắm mục tiêu tốt hơn trong việc cung cấp nguồn tài trợ chính phủ cho triển khai băng thông rộng tại các khu vực nông thôn sau khi các thiết bị Huawei và ZTE bị loại bỏ khỏi các nhà mạng ở đây./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những ai đang quản lý tập đoàn Huawei?
Những ai đang quản lý tập đoàn Huawei?

Ngày càng nhiều quốc gia ban hành lệnh cấm thiết bị Huawei trong các hệ thống mạng 5G của họ với lý do an ninh quốc gia. Điều này có làm cho các nhà quản lý của Huawei lo lắng?

Những ai đang quản lý tập đoàn Huawei?

Những ai đang quản lý tập đoàn Huawei?

Ngày càng nhiều quốc gia ban hành lệnh cấm thiết bị Huawei trong các hệ thống mạng 5G của họ với lý do an ninh quốc gia. Điều này có làm cho các nhà quản lý của Huawei lo lắng?

Anh cấm lắp đặt thiết bị của Huawei từ 9/2021
Anh cấm lắp đặt thiết bị của Huawei từ 9/2021

VOV.VN - Kể từ tháng 9/2021, các công ty viễn thông Anh sẽ không được lắp đặt các thiết bị 5G của tập đoàn công nghệ Huawei.

Anh cấm lắp đặt thiết bị của Huawei từ 9/2021

Anh cấm lắp đặt thiết bị của Huawei từ 9/2021

VOV.VN - Kể từ tháng 9/2021, các công ty viễn thông Anh sẽ không được lắp đặt các thiết bị 5G của tập đoàn công nghệ Huawei.

CEO Huawei: Bán Honor là "bước đột phá" cho công ty
CEO Huawei: Bán Honor là "bước đột phá" cho công ty

Vào ngày 17/11, Huawei thông báo rằng họ đã bán thương hiệu smartphone phổ thông Honor của mình cho một tập đoàn với hơn 30 công ty được hậu thuẫn bởi chính quyền Thâm Quyến, Trung Quốc.

CEO Huawei: Bán Honor là "bước đột phá" cho công ty

CEO Huawei: Bán Honor là "bước đột phá" cho công ty

Vào ngày 17/11, Huawei thông báo rằng họ đã bán thương hiệu smartphone phổ thông Honor của mình cho một tập đoàn với hơn 30 công ty được hậu thuẫn bởi chính quyền Thâm Quyến, Trung Quốc.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao