111111

Pin hạt nhân có thể sử dụng trọn đời mà không cần phải sạc lại

VOV.VN - Các nhà khoa học tại Viện Khoa học và Công nghệ Daegu Gyeongbuk (Hàn Quốc) vừa công bố một loại pin hạt nhân mới có thể sử dụng cả đời mà không cần sạc lại.

Pin hạt nhân do các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển có khả năng chuyển đổi bức xạ thành điện năng trong nhiều thập kỷ mà không gây ra những lo ngại về an toàn liên quan đến bức xạ hạt nhân. Loại pin này, được gọi là pin betavoltaic, sử dụng các hạt beta (những electron năng lượng cao) để tạo ra điện.

Điểm đặc biệt của pin này là việc sử dụng carbon-14, một đồng vị phóng xạ phát ra hạt beta. Khi các hạt beta va chạm với chất bán dẫn titanium dioxide được phủ thuốc nhuộm gốc ruthenium, chúng làm tách electron ra khỏi thuốc nhuộm, từ đó tạo ra dòng điện. Với chu kỳ bán rã khoảng 5.730 năm, pin lý thuyết vẫn có thể sản xuất 50% công suất ban đầu sau gần 6 thiên niên kỷ. Tuy nhiên trong thực tế, sản lượng điện có thể giảm nhanh hơn do sự phân hủy của vật liệu.

Hạn chế của pin hạt nhân betavoltaic

Pin nguyên mẫu hiện có mật độ công suất 20,75 nanowatt trên một centimet vuông với hiệu suất 2,86%. Kích thước của nó gần bằng một viên aspirin và chỉ cung cấp khoảng 0,4% công suất cần thiết để vận hành một máy tính bỏ túi cơ bản. Để có đủ năng lượng cho một máy tính bỏ túi, người dùng sẽ cần khoảng 240 pin hạt nhân nhỏ này. Tuy nhiên, pin vẫn có khả năng cung cấp năng lượng cho các thiết bị y tế như máy tạo nhịp tim hoặc cảm biến môi trường từ xa, cũng như cho thẻ RFID và vi mạch.

Mặc dù bức xạ hạt nhân thường gây lo ngại nhưng các nhà nghiên cứu khẳng định rằng thiết kế này rất an toàn. Các hạt beta phát ra từ carbon-14 đã tồn tại trong nhiều vật thể, bao gồm cả cơ thể con người. Việc che chắn cho pin chỉ cần một lớp giấy bạc mỏng. Với cấu trúc rắn và không chứa vật liệu dễ cháy, pin hạt nhân này có thể an toàn hơn so với pin lithium-ion, vốn rất dễ gặp sự cố như rò rỉ hay nổ.

Đây không phải là lần đầu tiên pin hạt nhân được phát triển. Pin đồng vị phóng xạ đầu tiên được Ủy ban năng lượng nguyên tử Mỹ phát triển vào năm 1954, sử dụng stronti-90 làm nguồn phóng xạ. Vào những năm 1960, máy phát nhiệt điện đồng vị phóng xạ (RTG) đã được sử dụng trong các sứ mệnh không gian, chuyển đổi năng lượng từ các đồng vị phát ra alpha như plutonium-238.

Gần đây, công ty Betavolt đã giới thiệu pin hạt nhân kim cương 3 volt sử dụng niken-63, có thể cung cấp năng lượng cho thiết bị trong 50 năm. Arkenlight cũng đang phát triển công nghệ pin nguyên tử từ kim cương carbon-14. Những đột phá này đang mở ra cơ hội cho các ứng dụng thực tế hàng ngày mà không cần đến lò phản ứng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Trung Quốc đạt đột phá về pin hạt nhân tuổi thọ siêu bền
Trung Quốc đạt đột phá về pin hạt nhân tuổi thọ siêu bền

VOV.VN - Trung Quốc mới đây tuyên bố đã đạt được đột phá công nghệ lớn về pin hạt nhân. Loại pin này được thiết kế dùng 50 năm không cần sạc và về lý thuyết có tuổi thọ siêu dài lên tới hàng nghìn năm, có thể ứng dụng trong lĩnh vực y tế, internet vạn vật và thám hiểm không gian.

Trung Quốc đạt đột phá về pin hạt nhân tuổi thọ siêu bền

Trung Quốc đạt đột phá về pin hạt nhân tuổi thọ siêu bền

VOV.VN - Trung Quốc mới đây tuyên bố đã đạt được đột phá công nghệ lớn về pin hạt nhân. Loại pin này được thiết kế dùng 50 năm không cần sạc và về lý thuyết có tuổi thọ siêu dài lên tới hàng nghìn năm, có thể ứng dụng trong lĩnh vực y tế, internet vạn vật và thám hiểm không gian.

Trung Quốc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất pin xe điện đầu tiên ở Thái Lan
Trung Quốc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất pin xe điện đầu tiên ở Thái Lan

VOV.VN - Ủy ban Đầu tư Thái Lan (BOI) hôm nay (13/3) cho biết đã phê duyệt dự án của Tập đoàn Sunwoda của Trung Quốc, đầu tư 50 tỷ Baht (gần 1,5 tỷ USD) để xây dựng nhà máy sản xuất pin xe điện (EV) đầu tiên ở xứ sở chùa Vàng.

Trung Quốc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất pin xe điện đầu tiên ở Thái Lan

Trung Quốc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất pin xe điện đầu tiên ở Thái Lan

VOV.VN - Ủy ban Đầu tư Thái Lan (BOI) hôm nay (13/3) cho biết đã phê duyệt dự án của Tập đoàn Sunwoda của Trung Quốc, đầu tư 50 tỷ Baht (gần 1,5 tỷ USD) để xây dựng nhà máy sản xuất pin xe điện (EV) đầu tiên ở xứ sở chùa Vàng.

BYD sẽ ra mắt pin thể rắn vào năm 2027, hướng tới ứng dụng rộng rãi từ 2030
BYD sẽ ra mắt pin thể rắn vào năm 2027, hướng tới ứng dụng rộng rãi từ 2030

VOV.VN - BYD dự kiến ra mắt pin thể rắn vào năm 2027 và triển khai rộng rãi từ 2030 với mục tiêu giảm chi phí sản xuất để phổ cập công nghệ này. Tuy nhiên, hãng vẫn chưa cho biết xe điện chạy bằng pin thể rắn của hãng có thể đi được bao xa chỉ với một lần sạc.

BYD sẽ ra mắt pin thể rắn vào năm 2027, hướng tới ứng dụng rộng rãi từ 2030

BYD sẽ ra mắt pin thể rắn vào năm 2027, hướng tới ứng dụng rộng rãi từ 2030

VOV.VN - BYD dự kiến ra mắt pin thể rắn vào năm 2027 và triển khai rộng rãi từ 2030 với mục tiêu giảm chi phí sản xuất để phổ cập công nghệ này. Tuy nhiên, hãng vẫn chưa cho biết xe điện chạy bằng pin thể rắn của hãng có thể đi được bao xa chỉ với một lần sạc.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao