111111

Trọng tài điện tử: Phương thức cần có trong nền kinh tế số

VOV.VN - Hoạt động giải quyết tranh chấp trực tuyến đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi phải ứng phó với những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh có thể dẫn đến tranh chấp, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế số.

Kinh tế số là 1 trong 3 trụ cột của chuyển đổi số quốc gia. Mua sắm hàng hóa qua thương mại điện tử đã trở thành phương thức phân phối rất hiệu quả, góp phần duy trì chuỗi cung ứng và chuỗi lưu thông.

Tiềm năng của nền kinh tế số ở Việt Nam rất lớn. Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam ước tính sẽ đạt 14,7 tỷ USD trong năm 2024, dự kiến sẽ đạt 23,77 tỷ USD vào năm 2029.

Những biến động trong nền kinh tế số và sự chuyển đổi hoạt động kinh doanh lên môi trường trực tuyến của doanh nghiệp luôn tiềm ẩn không ít rủi ro pháp lý, dẫn đến tranh chấp hợp đồng. Để tránh thiệt hại, các doanh nghiệp nên liên tục cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực quản trị rủi ro pháp lý, tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua phương thức trực tuyến (trọng tài điện tử).

Giải quyết tranh chấp trực tuyến - ứng dụng công nghệ vào một phần hoặc toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp đang là xu hướng ngày càng rõ nét trên thế giới.

Đánh giá cao phương thức thụ lý, giải quyết các vụ việc trên nền tảng số, ông Phạm Quốc Hưng, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, cho biết: Những năm gần đây, các quốc gia trên thế giới đã đẩy mạnh chuyển đổi số các hoạt động tài phán để đáp ứng yêu cầu của người dân, doanh nghiệp. Những quốc gia quan tâm ứng dụng công nghệ số, thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực tài phán, kể cả tài phán công và tài phán tư đều đạt nhiều hiệu quả tích cực (có thể kể tới Mỹ, Thụy Điển, Singapore, Thái Lan…).

Việt Nam cũng dần bắt nhịp xu thế mới này, trong bối cảnh có nhiều điều kiện thuận lợi, có thể kể tới: Hạ tầng công nghệ được đẩy mạnh đầu tư; Cộng đồng doanh nghiệp tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; Các bộ ngành nỗ lực triển khai các yếu tố về khung pháp lý để giúp thúc đẩy hợp đồng điện tử như Luật Giao dịch điện tử, các văn bản về định danh điện tử, chữ ký điện tử, chứng thực giao dịch điện tử…

Theo đánh giá của các chuyên gia, phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến góp phần gia tăng hiệu quả quản lý của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, đồng thời giảm tải cho hệ thống tư pháp. Bên cạnh đó còn giảm nhu cầu sử dụng giấy, giảm rác thải, hạn chế tác động của khí thải nhà kính.

Ông Vũ Anh Dương, Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) nêu dẫn chứng, một doanh nghiệp Việt Nam xảy ra tranh chấp do không thống nhất quan điểm về việc cung cấp thư tín dụng với đối tác Nhật Bản đưa vải thiều của Việt Nam sang thị trường Nhật. Với phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến, phía doanh nghiệp Nhật không cần nhiều lần bay sang Việt Nam để nộp đơn khởi kiện, sau đó nộp các tài liệu trong quá trình giải quyết. Mọi công việc cần thiết đều có thể tiến hành online.

Nền tảng quản lý tranh chấp trực tuyến tạo thuận lợi lớn cho doanh nghiệp

Trên thực tế, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa hiểu rõ quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến.

Nhằm cung cấp cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp để đảm bảo thực thi hợp đồng điện tử, một trong những yếu tố cốt lõi của nền kinh tế số, sau 5 năm nghiên cứu, xây dựng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tháng 6 vừa qua, VIAC đã chính thức công bố triển khai Nền tảng Nộp đơn điện tử và quản lý các vụ tranh chấp trực tuyến (VIAC eCase).

VIAC eCase hiện có 2 phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh, gồm các tính năng chính: Nộp hồ sơ điện tử và quản lý tài liệu điện tử; Theo dõi vụ việc; Thông báo các diễn biến quan trọng trong vụ tranh chấp và nhắc lịch khi tới hạn nộp tài liệu…

Tại lễ ra mắt VIAC eCase, Chủ tịch VIAC Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, nền tảng này sẽ là cơ chế bảo đảm thực thi phù hợp cho các hợp đồng điện tử góp phần mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế số của đất nước.

VIAC eCase giúp trải nghiệm tố tụng trọng tài trở nên linh hoạt và thuận lợi hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên tranh chấp, nâng cao hiệu quả hỗ trợ cho hoạt động thương mại và đầu tư xuyên biên giới.

Đánh giá cao việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đảm bảo giải quyết tranh chấp an toàn, công bằng hiệu quả hơn, thế nhưng, ông Nguyễn Trung Nam – Luật sư thành viên cao cấp Dentons Luật Việt cũng thẳng thắn nhìn nhận, tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ trong quản trị vụ kiện còn tương đối mới và vẫn chưa được áp dụng nhiều.

Ông Lê Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp, Bộ Tư pháp cũng cho rằng, giải quyết tranh chấp bằng phương thức điện tử là vấn đề tất yếu. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có văn bản quy định chính thức về đầy đủ quy trình giải quyết tranh chấp thông qua công nghệ, gồm nhiều yếu tố thành phần như chứng cứ điện tử, chữ ký số, giá trị pháp lý của phán quyết của trọng tài trực tuyến/hòa giải trực tuyến, trách nhiệm của các bên liên quan khi giải quyết tranh chấp trực tuyến… Đáng chú ý, khi giải quyết tranh chấp trực tuyến thì địa điểm giải quyết trọng tài ở đâu khi Luật Trọng tài hiện nay quy định địa điểm xét xử là địa điểm pháp lý.

Được biết, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 không có quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự giải quyết tranh chấp thương mại điện tử, cách thức thu thập chứng cứ điện tử, văn bản điện tử, chữ ký điện tử…

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Xác thực định danh và thanh toán sinh trắc học: Tương lai thanh toán số Việt Nam
Xác thực định danh và thanh toán sinh trắc học: Tương lai thanh toán số Việt Nam

VOV.VN - Trong xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ, thói quen tiêu dùng thay đổi từ tiền mặt sang giao dịch trực tuyến, việc xác thực định danh và thanh toán sinh trắc học được xem là nền tảng, là tương lai thanh toán số Việt Nam.

Xác thực định danh và thanh toán sinh trắc học: Tương lai thanh toán số Việt Nam

Xác thực định danh và thanh toán sinh trắc học: Tương lai thanh toán số Việt Nam

VOV.VN - Trong xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ, thói quen tiêu dùng thay đổi từ tiền mặt sang giao dịch trực tuyến, việc xác thực định danh và thanh toán sinh trắc học được xem là nền tảng, là tương lai thanh toán số Việt Nam.

Những nhân tố thúc đẩy chuyển đổi số
Những nhân tố thúc đẩy chuyển đổi số

VOV.VN - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp và người dân phải nhận thức đầy đủ, thống nhất, có trách nhiệm và quyết tâm thực hiện quá trình chuyển đổi số để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Những nhân tố thúc đẩy chuyển đổi số

Những nhân tố thúc đẩy chuyển đổi số

VOV.VN - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp và người dân phải nhận thức đầy đủ, thống nhất, có trách nhiệm và quyết tâm thực hiện quá trình chuyển đổi số để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: nền tảng quan trọng trong chuyển đổi số
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: nền tảng quan trọng trong chuyển đổi số

VOV.VN - Tại phiên họp thứ 8 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Đề án 06 chính là nền tảng đặc biệt quan trọng góp phần mang lại những thành tựu to lớn về chuyển đổi số trong thời gian qua.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: nền tảng quan trọng trong chuyển đổi số

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: nền tảng quan trọng trong chuyển đổi số

VOV.VN - Tại phiên họp thứ 8 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Đề án 06 chính là nền tảng đặc biệt quan trọng góp phần mang lại những thành tựu to lớn về chuyển đổi số trong thời gian qua.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao