111111

Trả tiền điện qua app: Khi CĐS ngành điện lực đến tay từng người dân

VOV.VN - Theo chiến lược chuyển đổi số của ngành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị thành viên đặc biệt chú trọng phát triển các kênh thanh toán điện tử (thanh toán qua các app, website).

Thời gian qua, ngành cũng đã phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức tài chính để đa dạng hóa các hình thức thanh toán trực tuyến, đồng thời hỗ trợ người dân, khách hàng tiếp cận các ứng dụng thanh toán số một cách tiện lợi, dễ dàng.

Trải nghiệm thanh toán online an toàn, không lo mất điện

Trước kia, trong nhà chị Lò Thu Hương – Phường Him Lam TP.Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) thường có một cuốn sổ chuyên kẹp các hóa đơn tiền điện của gia đình để tiện theo dõi tình hình sử dụng qua các tháng. Không chỉ vậy, tháng nào dùng nhiều, chị cũng thắc thỏm không biết công tơ có “nhảy” nhiều không, không biết tháng này dự kiến phải trả bao nhiêu tiền điện và “dài cổ” chờ đợi hóa đơn được gửi về nhà. Hiện nay, tất cả nhu cầu của chị Hương đều được giải quyết đơn giản, thông qua app EVNNPC CSKH và các phương thức thanh toán số. Mọi thông tin về số điện, thống kê tình hình sử dụng điện của gia đình đều được hiển thị rõ ràng, minh bạch, mọi lúc, mọi nơi.

Chị Hương chia sẻ: “Nhờ áp dụng phương thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt trong vài năm trở lại đây mà tôi cảm thấy tiện lợi rất nhiều, không còn bị quên ngày đóng tiền điện hay bị nhắc nợ. Đến ngày thu tiền điện là tài khoản trên ứng dụng ngân hàng của tôi được trích nợ tự động, thông tin chi tiết được báo qua tin nhắn nên tôi chủ động theo dõi”.

Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, ứng dụng các hình thức thanh toán trực tuyến, thanh toán không tiền mặt đã đem đến sự tiện lợi to lớn cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp ở khắp nơi trong cả nước. Đặc biệt có ý nghĩa đối với người dân ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận, giúp giảm thiểu thời gian đi lại cho người dân, đồng thời tiết kiệm công sức, nhân lực, kinh phí cho cả ngành điện.

Theo chiến lược chuyển đổi số đặt ra, ngành điện đang đặc biệt chú trọng phát triển các kênh thanh toán điện tử như Internet/Mobile/SMS Banking hoặc trích nợ tự động; thanh toán qua ứng dụng CSKH EVNSPC, qua website CSKH EVNSPC, website của điện lực các địa phương; qua cổng dịch vụ công quốc gia; qua ví điện tử (Momo, Zalo pay, ViettetPay, VNPTPay...), thanh toán qua mã QR…

EVN và các đơn vị thành viên cũng đang tích cực hợp tác với đối tác thu hộ thực hiện các chương trình ưu đãi như hoàn tiền khi thanh toán tiền điện qua ví điện tử; giảm giá khi thanh toán tiền điện của ZaloPay, ViettelPay, VNPTPay, MoMo... từ đó thúc đẩy người dân tích cực thực hiện thanh toán trực tuyến.

Là một thành viên quan trọng của EVN, theo ông Bùi Trung Kiên - Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC), việc sử dụng các hình thức thanh toán trực tuyến và không sử dụng tiền mặt để thanh toán tiền điện mang lại nhiều tiện ích khác cho người dân, khách hàng như: thanh toán mọi lúc, mọi nơi; chính xác tới số lẻ; thực hiện nhanh chóng; tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.

Việc thanh toán không dùng tiền mặt lợi đơn lợi kép khi đảm bảo yếu tố an toàn; tránh rủi ro rơi, mất tiền mặt… Đối với hình thức thanh toán trích nợ tự động, khách hàng không cần phải nhớ lịch thanh toán hóa đơn hằng kỳ; không lo bị ngừng cung cấp điện và mất phí đóng lại điện do quên thanh toán tiền điện.

“Việc triển khai áp dụng hình thức thanh toán tiền điện bằng các kênh thanh toán điện tử là xu hướng được lựa chọn của cuộc sống hiện đại”, ông Bùi Trung Kiên cho biết. Tuy nhiên, cũng theo ông này, để đạt được mục tiêu 100% khách hàng thanh toán không dung tiền mặt, bên cạnh sự nỗ lực của ngành điện, rất cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của chính quyền các cấp, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại và các tổ chức thanh toán trung gian trong việc không ngừng tuyên truyền, nâng cao nghiệp vụ, hạ tầng công nghệ... để đem đến sự tiện ích tốt nhất cho khách hàng thanh toán tiền điện qua hình thức số hóa.

Ngành điện lực với những thành tựu ấn tượng về chuyển đổi số

Theo thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2024, đơn vị đã đảm bảo bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước với sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống lũy kế 9 tháng năm 2024 đạt 232,6 tỷ kWh, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023. Kết quả ấn tượng này một phần xuất phát từ hiệu quả của việc áp dụng chuyển đổi số trong mọi mặt trong quá trình vận hành, sản xuất, kinh doanh của ngành.

Mới đây nhất, ngày 5/10, tại Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam Digital Awards 2024, đã có đồng thời 2 đơn vị của ngành điện giành được tôn vinh ở hạng mục “sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số tiêu biểu”, bao gồm Tổng công ty Điện lực miền Nam, Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin.

Trong đó, Tổng Công ty điện lực miền Nam (EVNSPC) được tôn vinh với “Phần mềm tính toán tổn thất điện năng theo ngày cho các đơn vị trực thuộc”. Ứng dụng này hiện đã được triển khai trong toàn 21 đơn vị thành viên của EVNSPC từ Ninh Thuận tới Cà Mau, với khoảng 1.000 người dùng. Phần mềm giúp đưa toàn bộ dữ liệu phân tán từ các hệ thống trước đây vào một kho dữ liệu chung, sử dụng API để khai thác và cung cấp thông tin trực quan, hiệu quả, theo thời gian thực cho các cấp quản lý. Dữ liệu về tổn thất điện năng được phân tích, từ đó giúp đưa ra các quyết định, giải pháp kịp thời. Năm 2023, tổn thất điện năng của riêng công ty đã giảm còn 3,76% - đạt mức rất thấp so với các đơn vị điện lực trong khu vực và trên thế giới.

Trong khi đó, Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin (EVNICT) được tôn vinh với “Hệ thống thông tin quản lý, thu thập và khai thác dữ liệu đo đếm ranh giới đầu nguồn của EVN (MDMS EVN)”. Đây là hệ thống cung cấp dữ liệu đo đếm thu thập từ hàng trăm nghìn công tơ ở mọi nơi về tập trung để quản lý và khai thác nhanh chóng hiệu quả; đáp ứng dịch vụ cho gần 1000 đơn vị trong ngành điện và gần 900 các đơn vị ngoài ngành, nước ngoài trong công tác giao nhận điện năng, thanh toán mua bán điện, thị trường điện. Việc ứng dụng hệ thống giúp minh bạch trong công tác giao nhận điện năng và thanh toán giúp đơn giản hóa thủ tục quyết toán giao nhận điện năng...

Trước đó, EVNICT cũng đạt top 10 Doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024 – giải thưởng do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức và bình chọn. Theo ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông thì những doanh nghiệp được vinh danh trong top 10 này đều là những “ngôi sao sáng”, dẫn đầu xu hướng chuyển đổi số, tiên phong đưa Việt Nam trở thành quốc gia công nghiệp hàng đầu khu vực và thế giới”.

Những giải thưởng kể trên là một phần trong những thành tựu đã được ghi nhận của ngành điện lực trong công cuộc chuyển đổi số thời gian vừa qua.

Ngay từ năm 2022, Tập đoàn điện lực Việt Nam cùng các đơn vị thành viên đã hoàn thành việc tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, xây dựng các giải pháp để thực hiện kết nối, tích hợp và chia sẻ dữ liệu của CSDL dân cư qua Cổng dịch vụ công quốc gia với 100% các dịch vụ điện hiện đang cung cấp trên cổng DVCQG. Cũng trong năm này, Tập đoàn đã hoàn thành việc kết nối, triển khai cung cấp 2 dịch vụ gồm cấp điện mới từ lưới điện hạ áp, thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán diện qua Cổng dịch vụ công quốc gia, sớm hơn 5 tháng so với kế hoạch được giao.

EVN cũng đã xây dựng được hệ sinh thái số EVNConnect với mục tiêu tăng cường kết nối với các nền tảng chuyển đổi số của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương…. Để khai thác tối đa dữ liệu chung quốc gia và cung cấp dịch vụ trên các nền tảng số.

Bước sang năm 2023, Tập đoàn tiếp tục triển khai tích hợp định danh điện tử mức độ 2 giúp người dân có thể giao dịch toàn bộ các dịch vụ điện trên môi trường số qua nền tảng VNeID và Cổng DVCQG.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, Tập đoàn tiếp tục phối hợp với Trung tâm Dữ liệu dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an để toàn bộ hợp đồng mua bán điện được đối soát khớp với CSDL dân cư.

Thống kê của ngành tính đến tháng 6 năm nay, EVN hiện đang cấp điện phục vụ hơn 99,8% số hộ dân trên toàn quốc, tương ứng 31,1 triệu khách hàng. Bình quân hàng năm EVN có thêm khoảng 1 triệu khách hàng mới và khoảng gần 1 triệu yêu cầu của người dân, doanh nghiệp về thay đổi các nội dung trong hợp đồng mua bán điện. Các hợp đồng mua bán và dịch vụ điện đều đã được cung cấp theo phương thức điện tử và phục vụ trên cổng DVCQG. Toàn bộ hồ sơ giao dịch đều sử dụng hồ sơ điện tử, ký bằng chữ ký số hoặc OTP… Tất cả đều đang tạo ra những mảnh ghép quan trọng vào bức tranh chuyển đổi số của ngành, tạo ra sự thuận lợi, đơn giản cho người dân. Khách hàng có thể thực hiện hầu hết các giao dịch, bao gồm thanh toán qua môi trường số một cách dễ dàng.

Chuyển đổi số cũng giúp EVN tiết kiệm chi phí in ấn, bảo quản, lưu trữ tài liệu giấy với gần 20 triệu trang hồ sơ/năm và 2 triệu yêu cầu về dịch vục ấp điện, hợp đồng mua bán điện, 760 triệu trang giấy/năm cho việc in hóa đơn.

Không những vậy, uy tín, năng lực của EVN đối với khách hàng, sự hài lòng của người dân cũng không ngừng được nâng cao. Tính đến tháng 6/2024, EVN đang được xếp hạng ở vị trí số 1 trong các bộ/ngành cung cấp dịch vụ trên Cổng DVCQG.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc từ nay đến năm 2030
Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc từ nay đến năm 2030

VOV.VN - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1087/QĐ-TTg ngày 2/10/2024, phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030”. Đề án nhằm mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số tại các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, phát triển kinh tế số, xã hội số tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc từ nay đến năm 2030

Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc từ nay đến năm 2030

VOV.VN - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1087/QĐ-TTg ngày 2/10/2024, phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030”. Đề án nhằm mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số tại các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, phát triển kinh tế số, xã hội số tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Chuyển đổi số nông nghiệp tại Việt Nam đang gặp nhiều thách thức
Chuyển đổi số nông nghiệp tại Việt Nam đang gặp nhiều thách thức

VOV.VN - Nằm trong xu hướng toàn cầu, cũng là một phần quan trọng trong quá trình thực hiện chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số nền kinh tế, tuy nhiên, chuyển đổi số nông nghiệp ở Việt Nam lại đang gặp nhiều thách thức về hạ tầng, sự đồng bộ cũng như nhân sự, chi phí đầu tư….

Chuyển đổi số nông nghiệp tại Việt Nam đang gặp nhiều thách thức

Chuyển đổi số nông nghiệp tại Việt Nam đang gặp nhiều thách thức

VOV.VN - Nằm trong xu hướng toàn cầu, cũng là một phần quan trọng trong quá trình thực hiện chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số nền kinh tế, tuy nhiên, chuyển đổi số nông nghiệp ở Việt Nam lại đang gặp nhiều thách thức về hạ tầng, sự đồng bộ cũng như nhân sự, chi phí đầu tư….

Đổi ảnh đại diện trên mạng xã hội, hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 2024
Đổi ảnh đại diện trên mạng xã hội, hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 2024

VOV.VN - Mẫu khung hình đại diện (Avata frame) nằm trong bộ nhận diện ngày Chuyển đổi số quốc gia đã sẵn sàng để cung cấp tới người dân, các bộ ngành và địa phương cùng tham gia, hưởng ứng, từ đó góp phần lan tỏa mạnh mẽ, rộng rãi hơn về vai trò và ý nghĩa của sự kiện trên không gian mạng xã hội Việt.

Đổi ảnh đại diện trên mạng xã hội, hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 2024

Đổi ảnh đại diện trên mạng xã hội, hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 2024

VOV.VN - Mẫu khung hình đại diện (Avata frame) nằm trong bộ nhận diện ngày Chuyển đổi số quốc gia đã sẵn sàng để cung cấp tới người dân, các bộ ngành và địa phương cùng tham gia, hưởng ứng, từ đó góp phần lan tỏa mạnh mẽ, rộng rãi hơn về vai trò và ý nghĩa của sự kiện trên không gian mạng xã hội Việt.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao