111111

Nhiệm vụ và giải pháp ưu tiên để Chương trình chuyển đổi số quốc gia đạt mục tiêu của 2025

VOV.VN - Đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số được coi là động lực quan trọng nhất để Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới. Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

Chương trình đặt các mục tiêu cơ bản như đến năm 2025 phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số.

Cụ thể, đến năm 2025 sẽ có khoảng 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, gồm cả thiết bị di động. Khoảng 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh, khoảng 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng.

Ngoài ra, khoảng 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc. Phấn đưa Việt Nam vào nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử.

Chương trình cũng đặt mục tiêu đến 2025, kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP, đưa Việt Nam vào nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin, 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh và nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo.

Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã, phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh, tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%, đồng thời đưa Việt Nam vào nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng.

Để đạt được các mục tiêu trên, những năm qua, Chính quyền các cấp đã triển khai các giải pháp đồng bộ và toàn diện nhằm thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ trên cả ba trụ cột là chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Nhờ đó, Việt Nam có bước tiến mạnh mẽ trong xếp hạng về chuyển đổi số quốc tế với chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2024 tăng 15 bậc, xếp hạng 71/193 trên thế giới, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024 tăng 02 bậc, xếp hạng 44/133, chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu năm 2024 tăng 8 bậc, xếp hạng 17/194.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2023 tăng du lịch trực tuyến tăng 82%, thanh toán số tăng 19%, đưa Việt Nam thành quốc gia tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán số tại Đông Nam Á, thương mại điện tử tăng khoảng 11%, thuộc nhóm 10 nước có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới.

Theo số liệu mới nhất, Việt Nam có 51.000 doanh nghiệp công nghệ số, tạo 1,5 triệu việc làm. Doanh thu công nghiệp công nghệ số trong 9 tháng đầu năm 2024 ước đạt 118 tỷ USD, tăng 17,8%.

Việt Nam cũng từng bước hình thành xã hội số, công dân số, nổi bật trên các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, khám chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, chi trả an sinh xã hội, tư pháp.

Tuy nhiên, theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đây mới chỉ là những kết quả bước đầu, còn nhiều việc phải làm phía trước. Tại Chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 sáng 12/10, Thủ tướng nhấn mạnh, để thực hiện được chuyển đổi số quốc gia một cách hiệu quả đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, đồng bộ, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó.

Nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, Thủ tướng nhấn mạnh 3 đột phá chiến lược gồm đột phá về thể chế số, đột phá về hạ tầng số và đột phá về nguồn nhận lực số.

Với thể chế số, Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện hành lang pháp lý số cho mọi vấn đề liên quan đến kinh tế, giao dịch dân sự, sản xuất, kinh doanh gắn với cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí tuân thủ, miễn giảm thuế, phí, lệ phí, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát với tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm". Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù trong chuyển đổi số cũng như các chính sách hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, gia đình.

Thủ tướng cũng yêu cầu, phấn đấu đưa toàn bộ các dịch vụ công lên các nền tảng số của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương để tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại, giảm tham nhũng, tiêu cực, phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp.

Về hạ tầng số, Thủ tướng yêu cầu sớm đưa 5G vào thương mại tại một số thành phố lớn. Đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp hạ tầng trục viễn thông quốc gia và đa dạng hoá địa bàn, phương thức kết nối, mở rộng kết nối cáp quang biển quốc tế, phát triển vệ tinh. Nâng cấp và đẩy mạnh cung cấp dịch vụ viễn thông bằng vệ tinh.

Cùng với đó, nâng cấp và phát triển hạ tầng Internet vạn vật để tăng cường khả năng kết nối, thu thập, chia sẻ dữ liệu tự động, thông minh, phục vụ cho phát triển các ngành, lĩnh vực, đô thị thông minh. Tạo lập quỹ đất sạch để hình thành và xây dựng các trung tâm công nghiệp kỹ thuật số quy mô lớn cho các ngành mới nổi để thu hút các dự án công nghệ cao, bán dẫn, vi mạch. Thực hiện thu hút nguồn lực đầu tư, nhất là đầu tư FDI để xây dựng các Trung tâm dữ liệu cho các ngành, lĩnh vực, vùng và khu vực. Khẩn trương xây dựng và đưa Trung tâm dữ liệu quốc gia số 1 đi vào hoạt động trong cuối năm 2025.

Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực số, Thủ tướng yêu cầu huy động cả nguồn lực Nhà nước và của xã hội, của người dân và doanh nghiệp, triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp, cần có ưu tiên để phát triển nguồn nhân lực số. Triển khai có hiệu quả Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045". Chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, tăng cường hợp tác, giao lưu, học hỏi quốc tế trong chuyển đổi số.

Thủ tướng tin rằng, với sự quyết tâm và sự chủ động, sáng tạo của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, công cuộc chuyển đổi số quốc gia sẽ chuyển biến nhanh, bền vững và toàn diện, bao trùm, thực chất, hiệu quả, góp phần quan trọng cho thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tạo đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của đất nước.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gỡ “nút thắt” cuối cùng trong chuỗi chuyển đổi số
Gỡ “nút thắt” cuối cùng trong chuỗi chuyển đổi số

VOV.VN - Mô hình kinh doanh trực tuyến ngày càng phát triển, vì thế hợp đồng điện tử đóng vai trò “nút thắt cuối cùng” trong chuỗi chuyển đổi số, đảm bảo sự minh bạch và tự động hóa giữa các bên tham gia.

Gỡ “nút thắt” cuối cùng trong chuỗi chuyển đổi số

Gỡ “nút thắt” cuối cùng trong chuỗi chuyển đổi số

VOV.VN - Mô hình kinh doanh trực tuyến ngày càng phát triển, vì thế hợp đồng điện tử đóng vai trò “nút thắt cuối cùng” trong chuỗi chuyển đổi số, đảm bảo sự minh bạch và tự động hóa giữa các bên tham gia.

Sát thời điểm tắt sóng 2G, chỉ còn 771,072 thuê bao chưa thực hiện chuyển đổi
Sát thời điểm tắt sóng 2G, chỉ còn 771,072 thuê bao chưa thực hiện chuyển đổi

VOV.VN - Theo Cục Viễn thông, tính đến ngày 10/10/2024, cả nước chỉ còn 771.072 thuê bao 2G only chưa chuyển đổi lên thiết bị 4G. Các nhà mạng sẽ hoàn thành tắt sóng 2G theo đúng lộ trình sau ngày 15/10 tới.

Sát thời điểm tắt sóng 2G, chỉ còn 771,072 thuê bao chưa thực hiện chuyển đổi

Sát thời điểm tắt sóng 2G, chỉ còn 771,072 thuê bao chưa thực hiện chuyển đổi

VOV.VN - Theo Cục Viễn thông, tính đến ngày 10/10/2024, cả nước chỉ còn 771.072 thuê bao 2G only chưa chuyển đổi lên thiết bị 4G. Các nhà mạng sẽ hoàn thành tắt sóng 2G theo đúng lộ trình sau ngày 15/10 tới.

Giải phóng tiềm năng công nghệ, thúc đẩy kinh tế số bền vững
Giải phóng tiềm năng công nghệ, thúc đẩy kinh tế số bền vững

VOV.VN - Việc giải phóng tiềm năng công nghệ ở Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật mà còn khai phá tiềm năng đổi mới sáng tạo và khát vọng phát triển của con người. Con người và tư duy đổi mới là yếu tốt then chốt, định hình cho nền kinh tế số phát triển bền vững trong tương lai.

Giải phóng tiềm năng công nghệ, thúc đẩy kinh tế số bền vững

Giải phóng tiềm năng công nghệ, thúc đẩy kinh tế số bền vững

VOV.VN - Việc giải phóng tiềm năng công nghệ ở Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật mà còn khai phá tiềm năng đổi mới sáng tạo và khát vọng phát triển của con người. Con người và tư duy đổi mới là yếu tốt then chốt, định hình cho nền kinh tế số phát triển bền vững trong tương lai.

// POLL JS 90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao