111111

Công nghệ sinh trắc học và những thành tựu nổi bật đối với ngành ngân hàng

VOV.VN - Với những ưu thế về bảo mật với độ chính xác cao vượt trội, xác thực sinh trắc học đang trở thành xu hướng mà tất cả các ngân hàng, tổ chức tài chính lớn trên toàn cầu đều đang hướng tới. Tại Việt Nam, việc áp dụng xác thực sinh trắc học đối với ngành ngân hàng đã đang cho thấy những thành tựu vượt trội.

Những con số ấn tượng nhờ áp dụng xác thực sinh trắc học ngân hàng

Đặt trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng hướng vào tài khoản ngân hàng của người dân và tổ chức, doanh nghiệp ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, các thủ đoạn, chiêu thức tấn công cũng ngày càng tinh vi, phức tạp, việc áp dụng sinh trắc học – phương thức bảo mật an toàn hàng đầu hiện nay là sự lựa chọn tối ưu cho cả hệ thống lẫn khách hàng.

Theo một khảo sát cuối năm 2023 của Entrust, xác thực sinh trắc học nhận được sự đón nhận rộng rãi của đa số người dùng với 72% số người được hỏi cảm thấy thoải mái với việc ngân hàng sử dụng đặc điểm sinh trắc học của mình để bảo mật. Công nghệ này cũng là tiền đề cho các dịch vụ ứng dụng phân tích và quản trị dữ liệu lớn, cung cấp thông tin hỗ trợ cho nhiều nghiệp vụ khác trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính.

Đây cũng là xu hướng đang được các tổ chức ngân hàng, tài chính lớn trên thế giới như Bank of American, Citybank, Wells Fargo của Mỹ, Westpac của New Zealand, Ngân hàng Trung ương của Thái Lan,…áp dụng. Hiệu quả của công tác bảo mật nhờ phương thức xác thực sinh trắc học cũng được khẳng định trong thực tiễn triển khai nhiều năm qua.

Tại Việt Nam, việc áp dụng sinh trắc học đã được các ngân hàng, tổ chức tài chính triển khai từ cách đây khá lâu, tuy nhiên, phải đến ngày 1/7/2024, theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN, các giao dịch điện tử của cá nhân có giá trị trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị thanh toán trong ngày vượt 20 triệu đồng thì việc áp dụng mới chính thức bắt buộc, đòi hỏi các tổ chức và khách hàng phải quyết liệt thực hiện chuyển đổi.

Chỉ 3 ngày sau khi quyết định có hiệu lực, tính đến ngày 3/7/2024, trong cả nước đã có 16,6 triệu khách hàng được các ngân hàng kiểm tra, đối chiếu với dữ liệu sinh trắc học của Bộ Công an, trong đó có 90% người làm xác thực online và 10% thực hiện tại quầy giao dịch ngân hàng. Điều này cho thấy bản thân người dân – các chủ tài khoản cũng ý thức được vai trò, tính hiệu quả của phương pháp xác thực này đối với sự an toàn tài chính của mình.

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc triển khai quy định bắt buộc phải áp dụng sinh trắc học trong giao dịch sẽ góp phần đảm bảo các giao dịch thanh toán trực tuyến được an toàn, chính xác. Chỉ chủ tài khoản mới có thể thực hiện được các giao dịch, giảm thiểu rủi ro gian lận, lừa đảo trong giao dịch thanh toán trực tuyến, cũng như phòng ngừa việc cho thuê, mượn, mua bán tài khoản thanh toán, ví điện tử cho các mục đích bất hợp pháp….

Không những vậy, việc áp dụng sinh trắc học bắt buộc đối với các giao dịch trực tuyến cũng là một giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số an toàn, hiệu quả, chấm dứt tình trạng mở tài khoản ngân hàng bằng giấy tờ giả, xóa bỏ việc mở tài khoản bằng giấy tờ thật nhưng không phải do chính chủ mở. Việc xác thực sinh trắc học cũng sẽ xác định chính xác người mở tài khoản là người có căn cước công dân do Bộ Công an cấp hay không.

Tính đến giữa tháng 8 năm nay, cả nước đã có khoảng 38 triệu tài khoản ngân hàng được thu thập dữ liệu sinh trắc học đối chiếu với dữ liệu, trong đó có gần 4 triệu ví điện tử. Gần như tất cả những khách hàng thực hiện các giao dịch trên 10 triệu đồng/lần hoặc giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày đều đã được đăng ký thông tin sinh trắc học để kiểm tra, xác thực lại chính chủ của tài khoản, thẻ, ví khi thực hiện giao dịch.

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng, hiện nay, hơn 87% người trưởng thành ở Việt Nam đã có tài khoản tại ngân hàng và nhiều nhà băng có tỷ lệ giao dịch trên kênh số trên 95%. Trong thời gian qua, số lượng và giá trị giao dịch trên kênh số tăng trưởng đều đặn hai con số. Riêng trong 7 tháng đầu năm nay, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng hơn 58% về số lượng và 35% về giá trị so với cùng kỳ 2023. Giao dịch qua kênh Internet tăng tương ứng gần 50% và 33%; qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 59% và 38%, giao dịch qua QR Code cũng tăng hơn 100% về số lượng và giá trị. Ngược lại, giao dịch qua ATM giảm 13% về số lượng và giảm 6% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, cả nước hiện có 84 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thanh toán qua Internet và 50 tổ chức triển khai thanh toán qua điện thoại di động. Các phương thức thanh toán, chuyển tiền qua internet, QR Code đang thu hút số lượng lớn khách hàng sử dụng.

Số lượng tài khoản và giao dịch trực tuyến gia tăng cả về số lượng lẫn giá trị giao dịch chính là tiền đề thúc đẩy nhu cầu của khách hàng, người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong việc áp dụng sinh trắc học để đảm bảo an toàn cho tài khoản và các giao dịch.

Sau 2 tháng áp dụng bắt buộc dùng sinh trắc học, trung bình mỗi ngày các ngân hàng ghi nhận khoảng 25 triệu giao dịch, gần như không ảnh hưởng đến số lượng giao dịch thanh toán so với trước đó.

Không chỉ vậy, số vụ việc gian lận được ghi nhận cũng giảm mạnh, chỉ còn 700 vụ, giảm 50% so với trung bình của 7 tháng đầu năm 2024, số lượng tài khoản liên quan đến lừa đảo, gian lận được sử dụng trong tháng 8 chỉ còn khoảng 682 tài khoản, giảm khoảng 72% so với số lượng trung bình 7 tháng đầu năm.

Dự kiến, trong thời gian tới, số lượng tài khoản được áp dụng sinh trắc học trong xác thực giao dịch sẽ tiếp tục tăng nhanh.

Mục tiêu 100% tài khoản ngân hàng đều được xác thực sinh trắc học trước 2025

Hiện nay, ngành ngân hàng cũng đang trong quá trình chạy đua sinh trắc học, mục tiêu đến ngày 1/1/2025, tất cả chủ tài khoản thanh toán, chủ thẻ ngân hàng sẽ được cập nhật thành công. Sau thời điểm này, nếu không cập nhật sinh trắc học và thông tin cá nhân (nếu có thay đổi), chủ tài khoản, chủ thẻ ngân hàng sẽ không thể thực hiện các giao dịch trực tuyến và giao dịch rút tiền tại ATM, giao dịch chuyển tiền…

Để “không khách hàng nào bị bỏ lại phía sau”, các tổ chức ngân hàng, tài chính trong cả nước cũng đang khuyến khích, thúc đẩy khách hàng sớm cập nhật sinh trắc học theo yêu cầu. Việc cập nhật được các đơn vị triển khai đồng loạt trên cả kênh online (trên ứng dụng ngân hàng) và offline (tại các quầy giao dịch).

Tại Hội thảo "Hà Nội - thành phố thông minh và hệ sinh thái ngân hàng mở" mới đây, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng cũng đề nghị các lãnh đạo ngân hàng đẩy nhanh việc cập nhật dữ liệu thông tin trên các tài khoản ngân hàng. Ngành Ngân hàng lấy đích ngày 1/1/2025 phải đảm bảo dữ liệu tài khoản của ngành ngân hàng hoàn toàn là dữ liệu sống. Dữ liệu này đối chiếu đầy đủ với căn cước công dân gắn chip. Điều này giúp loại trừ, giảm thiểu việc cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng góp phần ngăn chặn hành vi lừa đảo. Nếu tài khoản không xác thực sẽ bị dừng giao dịch. Những tài khoản chưa thu thập thông tin sinh trắc học chỉ được cung cấp dịch vụ tại quầy.

Theo các chuyên gia, thực tế trong thời gian qua, các vụ lừa đảo trực tuyến liên quan đến tài khoản ngân hàng đều liên quan đến tài khoản “ảo”, tài khoản không chính chủ khiến việc truy vết, điều tra gặp rất nhiều khó khăn. Quy định mới này nhằm xóa bỏ các tài khoản ngân hàng không chính chủ và tăng cường mức độ an toàn cho người dân khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.

Việc tiến tới mục tiêu 100% khách hàng, chủ tài khoản ngân hàng được cập nhật dữ liệu sinh trắc học là mục tiêu hoàn toàn có thể đạt được sớm bởi nhận được sự ủng hộ của người dân trong cả nước. Với sự tích cực truyên truyền của truyền thông và những nỗ lực của ngành, người dân đã được cập nhật được sự hiệu quả, tính cấp thiết của bảo mật sinh trắc học đối với sự an toàn tài chính của mình trên không gian số. “Mất thời gian chút xíu để thực hiện cập nhật nhưng lại tránh được việc mất tiền cho hacker là điều tuyệt vời nhất” – anh Hùng, một chủ tài khoản ngân hàng tại Hà Nội cho biết.

“Thực tế, việc xác thực sinh trắc học cho giao dịch ngân hàng trên điện thoại đều đã được áp dụng từ lâu. Mình cảm thấy rất tiện lợi, không chỉ bớt đi các thao tác nhập mã, passworld mà vẫn đảm bảo an toàn tài khoản, thế thì tại sao lại không áp dụng cơ chứ”, chị Hồng Ngọc, một chủ tài khoản khác cho hay.

Phương pháp bảo mật tối ưu cho các tài khoản ngân hàng

Công nghệ sinh trắc học là cách thức nhận diện và xác minh cá nhân thông qua các đặc điểm sinh học như dấu vân tay, mẫu mống mắt, giọng nói, hình ảnh khuôn mặt... Công nghệ này được xem là hạn chế tối đa khả năng làm giả và có tính bảo mật cao nhất hiện nay. Việc chuyển khoản tiền bằng xác thực sinh trắc học an toàn và hiệu quả vượt trội so với các phương thức bảo mật truyền thống.

Xác thực sinh trắc học cũng cung cấp thêm một lớp bảo mật bổ sung cho thanh toán bằng thẻ không tiếp xúc, nhờ đó có thể giúp loại bỏ hoàn toàn những hạn chế của phương thức thanh toán hiện tại, bao gồm việc phải ghi nhớ mã pin và tương tác vật lí với các mã pin. Biện pháp này sẽ vô hiệu hóa nạn mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng đã tồn tại suốt thời gian qua.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

TPHCM ra mắt App công dân số
TPHCM ra mắt App công dân số

VOV.VN - TPHCM vừa cho ra mắt App công dân số, là kênh kết nối, tương tác hai chiều giữa chính quyền và người dân bằng một chạm, đồng thời cung cấp nhiều giải pháp, dịch vụ số, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số.

TPHCM ra mắt App công dân số

TPHCM ra mắt App công dân số

VOV.VN - TPHCM vừa cho ra mắt App công dân số, là kênh kết nối, tương tác hai chiều giữa chính quyền và người dân bằng một chạm, đồng thời cung cấp nhiều giải pháp, dịch vụ số, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số.

Thương mại điện tử trở thành động lực tăng trưởng chính của kinh tế số Việt Nam
Thương mại điện tử trở thành động lực tăng trưởng chính của kinh tế số Việt Nam

VOV.VN - Năm 2024, ngành TMĐT của Việt Nam tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm ngoái, mức GMV chạm mốc 22 tỷ USD, trở thành động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế số Việt Nam.

Thương mại điện tử trở thành động lực tăng trưởng chính của kinh tế số Việt Nam

Thương mại điện tử trở thành động lực tăng trưởng chính của kinh tế số Việt Nam

VOV.VN - Năm 2024, ngành TMĐT của Việt Nam tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm ngoái, mức GMV chạm mốc 22 tỷ USD, trở thành động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế số Việt Nam.

Thiết lập 300 trạm 5G Open RAN tại Việt Nam vào đầu 2025
Thiết lập 300 trạm 5G Open RAN tại Việt Nam vào đầu 2025

VOV.VN - Theo lộ trình, đầu năm 2025, Viettel sẽ triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại một số tỉnh thành, tiến tới mở rộng quy mô lớn tại Việt Nam và thị trường quốc tế từ năm 2025.

Thiết lập 300 trạm 5G Open RAN tại Việt Nam vào đầu 2025

Thiết lập 300 trạm 5G Open RAN tại Việt Nam vào đầu 2025

VOV.VN - Theo lộ trình, đầu năm 2025, Viettel sẽ triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại một số tỉnh thành, tiến tới mở rộng quy mô lớn tại Việt Nam và thị trường quốc tế từ năm 2025.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao