111111

Chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên: Kính trọng, biết ơn dân

VOV.VN - Đảng ta xác định, kính trọng, biết ơn dân là một trong những chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, đảng viên hiện nay.

"Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày" câu thơ nằm trong bài thơ số 146 thuộc "Quốc âm thi tập" của Đại thi hào Nguyễn Trãi - cũng là nhà chính trị hàng đầu thời Lê, như một thông điệp nhắn gửi hậu thế phải biết trân trọng công sức lao động của nhân dân, đền đáp công ơn đó thông qua việc tận tâm, tận lực phục vụ đất nước và tôn trọng, yêu quý nhân dân. Câu thơ cũng như một lời nhắc nhở về đạo lý, trách nhiệm của những người làm việc trong bộ máy Nhà nước. Đây là giá trị không thay đổi.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta xây dựng đất nước vì lợi ích, hạnh phúc của nhân dân, điều này càng cần khẳng định và phát huy. Bởi vậy, Đảng ta xác định, kính trọng, biết ơn dân là một trong những chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, đảng viên hiện nay. Chuẩn mực này hết sức quan trọng, là thước đo giá trị, khẳng định sự chuyển hóa từ nhận thức thành hành vi đạo đức của cán bộ, đảng viên.

PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Học viện Chính trị Khu vực 2, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phân tích: "Nếu xem thường ý kiến của dân, không xuất phát từ lợi ích của nhân dân thì phần lớn thất bại. Phần lớn cán bộ thoái hóa, biến chất, hư hỏng thời gian qua là xa rời quần chúng, không lấy nhân dân để phục vụ. Như vậy, bản thân cán bộ đó "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", chỉ vì lợi ích cục bộ mà kèn cựa, chạy chọt. Đó là bài học lớn và chắc chắn chúng ta sẽ phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế để dân kiểm soát". 

Giá trị đạo đức cốt lõi, đạo đức cách mạng tiếp theo là sự trung thành và kiên định với chủ trương, đường lối chính trị, với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, suốt đời phấn đấu hy sinh vì mục tiêu, con đường mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân lựa chọn là độc lập dân tộc và CNXH. Bởi, theo Người, CNXH là: "Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành" và "Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy".

PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, điều tiên quyết là phải thực sự trung thành và kiên định với chủ trương, đường lối chính trị, mục tiêu lý tưởng của Đảng. Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc, là chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ, là nền tảng vững chắc của Đảng, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động.

Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo, người cán bộ phải thể hiện bản lĩnh của mình. Bản lĩnh ấy thể hiện sự kiên định tư tưởng Đảng, kiên định với lý luận Chủ nghĩa Mác-Lê nin, kiên định con đường độc lập dân tộc và CNXH. Có kiên định mới cụ thể hóa trong rèn luyện phấn đấu, tu dưỡng, luôn trau dồi bản lĩnh, lập trường, vững vàng trong khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh hiện nay.

Xây dựng chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên hiện nay đặt ra yêu cầu phải giáo dục, nâng cao nhận thức và ra sức thực hiện "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" cho từng đảng viên trong điều kiện mới. Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên tích cực lao động, học tập công tác với tinh thần sáng tạo, có năng suất, chất lượng hiệu quả cao; biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể, của nhân dân, không lãng phí; sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn của nhà nước, của tập thể và của chính mình một cách có hiệu quả. Thẳng thắn, trung thực bảo vệ chân lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt, chân thành, khiêm tốn, không bao che, giấu giếm khuyết điểm.

Nguyên Phó Trưởng Ban, Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Vinh khẳng định: Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính phải gắn với chống bệnh lười biếng, sống hưởng thụ, nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, việc gì không có ích cho riêng mình thì thờ ơ, lãnh đạm.

"Người cán bộ phải thực hiện phương châm "nói ít làm nhiều", "nói đi đôi với làm", đã làm là làm quyết liệt, có hiệu quả. Để thực hiện đi trước tiên phong như vậy, đối với đồng chí mình phải hết sức cầu thị lắng nghe, đánh giá về ưu điểm và khuyết điểm, không tự kiêu tự đại. Cán bộ cũng phải trung thực, đoàn kết, có tư tưởng nhân văn và bao dung trước lỗi lầm vấp ngã của đồng chí trên cơ sở quy định và điều lệ Đảng", ông Nguyễn Hồng Vinh phân tích.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thực sự tiên phong, gương mẫu trong nhận thức và hành động, trước hết là sự gương mẫu trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phải nghiêm chỉnh thực hiện Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng, đồng thời phải dũng cảm kiên quyết, đấu tranh loại bỏ những biểu hiện "suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống", "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ - là thứ giặc nội xâm; những biểu hiện tha hóa quyền lực chính trị... Tinh thần đảng viên đi trước, làng nước theo sau, là phương châm sống, là phong cách lãnh đạo của người cán bộ, đảng viên, bởi lẽ: "Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước". Ở chiều ngược lại, dân hiểu, dân tin Đảng trước hết là nhìn vào hành động của các đảng viên ngay cạnh mình. Từng cán bộ đảng viên, từng người lãnh đạo phải tự rèn luyện, phấn đấu, có sức đề kháng, vượt lên chính mình khỏi cám dỗ của đồng tiền, mặt trái của xã hội. Mỗi đảng viên tốt, một chi bộ tốt và toàn Đảng tốt, có như thế mới đưa đất nước phát triển và phòng, chống tham nhũng đạt kết quả thành tích tốt.

Ngay sau Đại hội XIII của Đảng, trong nhiều phát biểu của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt nhấn mạnh lời nhắc nhở của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ, đảng viên, đó là: kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Đấy mới là người cộng sản chân chính. Chủ nghĩa cá nhân, yếu tố dễ làm cho người cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, làm cho không ít cán bộ nảy sinh căn bệnh tham ô, tư túi, đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích tập thể, trên cả lợi ích của quốc gia, dân tộc. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với mỗi đảng viên không ngừng tu dưỡng đạo đức, lối sống và tránh xa chủ nghĩa cá nhân.

Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng: "Muốn là người đảng viên, muốn là người cán bộ trước hết phải là một con người chân chính, một con người biết trọng liêm sỉ, trọng danh dự. Danh dự là thứ cao quý nhất trên đời, danh dự là biểu hiện cao nhất của liêm sỉ. Đó là yêu cầu trước hết, cũng là yêu cầu cuối cùng của cán bộ đảng viên chúng ta. Dù giữ chức vụ to hay nhỏ, dù ở trung ương hay ở cơ sở thì trước hết phải là con người ngay ngắn, chân chính. Như thế mới làm lãnh đạo được. Như thế mới thay mặt Đảng làm công việc quản trị quốc gia, quản trị xã hội được".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần chia sẻ về lẽ sống của người đảng viên: Đó là phải giữ cho được, làm cho đúng theo tư cách, đạo đức, danh dự của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những người lãnh đạo. Bởi một công bộc của một quốc gia liêm chính phải: có Đức - có Tài - phải Chí công vô tư.

Hiện thực hóa điều này, thời gian qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định để đẩy mạnh xây dựng Đảng về đạo đức, trong đó, tập trung vào phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, như: Chỉ thị số 05 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Kết luận số 01 năm 2021 của Bộ Chính trị khoá XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05, nhấn mạnh yêu cầu: cùng với việc học tập, cần hết sức chú trọng việc làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Quy định số 55 năm 2016 của Bộ Chính trị về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; Quy định số 08 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương với phương châm: cán bộ, đảng viên có chức vụ càng cao, càng phải gương mẫu. Cùng với tu dưỡng rèn luyện và chấp hành nghiêm những Chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định nêu trên mỗi đảng viên sẽ ngày một hoàn thiện, xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng của nhân dân.

Để hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức và đưa các chuẩn mực này trở thành ý thức tự giác làm theo của mỗi cán bộ, đảng viên, không phải là điều một sớm, một chiều, không dễ dàng có được. Đó là một hành trình lâu dài, gian nan và liên tục mà mỗi cán bộ, đảng viên phải tự đấu tranh với chính bản thân mình. Đảng viên tự giác nêu gương để khẳng định vị trí lãnh đạo, vai trò tiên phong, gương mẫu, tạo sự lan tỏa, thúc đẩy các phong trào cách mạng. Có như vậy, Đảng mới vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và cán bộ để lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ và giải pháp mà Đại hội XIII của Đảng đề ra, đưa đất nước phát triển phồn vinh, hạnh phúc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, Đảng viên trong giai đoạn mới
Xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, Đảng viên trong giai đoạn mới

VOV.VN - Hơn 93 năm qua, Đảng ta luôn chú trọng về mặt đạo đức. Thế nhưng vẫn còn một bộ phận cán bộ, Đảng viên suy thoái về mặt đạo đức. Điều này có nguyên nhân, gốc rễ là do không tu dưỡng đạo đức cách mạng.

Xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, Đảng viên trong giai đoạn mới

Xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, Đảng viên trong giai đoạn mới

VOV.VN - Hơn 93 năm qua, Đảng ta luôn chú trọng về mặt đạo đức. Thế nhưng vẫn còn một bộ phận cán bộ, Đảng viên suy thoái về mặt đạo đức. Điều này có nguyên nhân, gốc rễ là do không tu dưỡng đạo đức cách mạng.

“Chân vấy bùn, tay lấm bẩn” làm sao có thể nêu gương, giáo dục người khác
“Chân vấy bùn, tay lấm bẩn” làm sao có thể nêu gương, giáo dục người khác

VOV.VN - “Nếu chân tay đã vấy bùn mà còn tiếp tục đi giáo dục người khác là anh không thể làm gương; che giấu khiếm khuyết của mình, dối trá để đi dạy người khác là không thể chấp nhận được. Chọn cán bộ như thế mà “soi” người khác thì không thể hiệu quả, nhiều khi bị phản ứng trở lại”, Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thái nhấn mạnh.

“Chân vấy bùn, tay lấm bẩn” làm sao có thể nêu gương, giáo dục người khác

“Chân vấy bùn, tay lấm bẩn” làm sao có thể nêu gương, giáo dục người khác

VOV.VN - “Nếu chân tay đã vấy bùn mà còn tiếp tục đi giáo dục người khác là anh không thể làm gương; che giấu khiếm khuyết của mình, dối trá để đi dạy người khác là không thể chấp nhận được. Chọn cán bộ như thế mà “soi” người khác thì không thể hiệu quả, nhiều khi bị phản ứng trở lại”, Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thái nhấn mạnh.

Mọi sự hư hỏng của cán bộ đều có nguyên nhân sâu xa từ đạo đức
Mọi sự hư hỏng của cán bộ đều có nguyên nhân sâu xa từ đạo đức

VOV.VN - Theo GS Hoàng Chí Bảo, mọi sai lầm, khuyết điểm, mọi sự hư hỏng của cán bộ đều có nguyên nhân sâu xa từ vấn đề đạo đức. Thực tế này cũng phản ánh vấn đề suy thoái đạo đức trong Đảng, trong xã hội cần được tiếp tục ngăn chặn.

Mọi sự hư hỏng của cán bộ đều có nguyên nhân sâu xa từ đạo đức

Mọi sự hư hỏng của cán bộ đều có nguyên nhân sâu xa từ đạo đức

VOV.VN - Theo GS Hoàng Chí Bảo, mọi sai lầm, khuyết điểm, mọi sự hư hỏng của cán bộ đều có nguyên nhân sâu xa từ vấn đề đạo đức. Thực tế này cũng phản ánh vấn đề suy thoái đạo đức trong Đảng, trong xã hội cần được tiếp tục ngăn chặn.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao