111111

Vấn đề dân tộc, tôn giáo trong Hiến pháp sửa đổi

(VOV) - “Hòa giải và hòa hợp, đoàn kết được các dân tộc, các tôn giáo là chìa khóa để ổn định và phát triển đất nước”.

Trong hầu hết các bản Hiến pháp của nước ta đều đã đề cập đến lĩnh vực dân tộc. Cùng với đó, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế để công tác dân tộc được thực hiện hiệu quả, đạt được những thành tựu quan trọng. Đời sống văn hóa, tinh thần, vật chất của bà con vùng đồng bào dân tộc có nhiều đổi mới và tiến bộ so với trước. Tuy vậy, vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác dân tộc cũng như đời sống của bà con vùng dân tộc, vẫn còn khoảng cách khá lớn về mọi mặt giữa các dân tộc. 


Hòa giải và hòa hợp, đoàn kết được các dân tộc, các tôn giáo là chìa khóa để ổn định và phát triển đất nước (ảnh: Việt Đức)

Vì thế, trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi lần này, vấn đề dân tộc cũng được nhiều người quan tâm, đặc biệt là cán bộ và đồng bào vùng dân tộc.

Phải giải quyết tốt vấn đề dân tộc-tôn giáo

Ông Lù Văn Que, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Trung ương cho biết, trong các cuộc góp ý vào dự thảo Hiến pháp, đồng bào các dân tộc mong muốn Hiến pháp phải xác định và quy định rõ vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc, quyền và nghĩa vụ bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa của các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Cùng với đó là các nguyên tắc, chính sách giải quyết vấn đề dân tộc của ta cũng như trách nhiệm bảo đảm của Nhà nước và việc phát huy nội lực của các dân tộc.

Theo ông Lù Văn Que, Văn kiện các Đại hội của Đảng ta đều xác định vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc, nhưng vị trí đó không được thể chế trong Hiến pháp.

“Tôi thấy vị trí chiến lược này rất quan trọng, mở đầu Điều 5 của Hiến pháp phải xác định: Việt Nam là nước đa dân tộc, vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lớn và lâu dài. Có xác định và thể chế như vậy trong Hiến pháp mới hợp lòng dân, mới tạo được sự thống nhất từ trong Đảng đến toàn dân về nhận thức và hành động đúng tầm của vấn đề này. Hòa giải và hòa hợp, đoàn kết được các dân tộc, các tôn giáo là chìa khóa để ổn định và phát triển đất nước”. 


Ông Lù Văn Que

Ông Que cũng cho rằng, Dự thảo phải khẳng định quyền và nghĩa vụ của các dân tộc. Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền và nghĩa vụ bình đẳng về chính trị, kinh tế, xã hội, cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

“Có thể các quyền và nghĩa vụ đó được thể hiện chung ở điều khác trong Hiến pháp, nhưng không thể không khẳng định trong Điều 5 này. Được như vậy, cán bộ và đồng bào các dân tộc thấy rõ quyền lợi và vinh dự của mình, sẽ nâng cao thêm ý thức và trách nhiệm với Tổ quốc”- Ông Que đề nghị.

Ông Que cũng cho biết, cán bộ và đồng bào các dân tộc không chỉ mong xác định rõ vị trí chiến lược, quyền và nghĩa vụ của các dân tộc, mà còn muốn rõ Đảng và Nhà nước sẽ giải quyết vấn đề dân tộc thế nào? “Theo tôi, cần bổ sung việc có ý nghĩa quyết định là, Nhà nước bảo đảm thực hiện chính sách phát triển toàn diện, bền vững vùng dân tộc theo nguyên tắc các dân tộc “bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giúp nhau, tiến bộ”; tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nước”.

Theo ông Que, cần phải đề cao trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện và tạo điều kiện để các dân tộc cùng phát triển. Các dân tộc thiểu số phải phát huy nội lực để phát triển, khắc phục tư tưởng trông chờ ỷ lại. Từng bước thu hẹp được khoảng cách chênh lệch giàu-nghèo.

Đảm bảo tốt hoạt động của các tôn giáo

Đóng góp vào dự thảo Hiến pháp, Thượng tọa Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng, dự thảo nêu ra được nhiều điểm mới, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và tình hình phát triển của đất nước ta hiện nay.

Theo Thượng tọa Thích Gia Quang những quy định: mọi người có nghĩa vụ tôn trọng người khác, không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân, để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc hay quyền lợi của người khác... là những điều rất mới đã phản ánh khá đầy đủ quyền con người.

Một trong những nội dung được Thượng tọa Thích Gia Quang dành nhiều quan tâm là các vấn đề về tôn giáo. Điều 17, dự thảo Hiến pháp quy định “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Thượng tọa Thích Gia Quang cho rằng, không phải ai cũng theo tôn giáo, nhưng những người có tôn giáo như Thượng tọa chẳng hạn, rất mong muốn Hiến pháp nếu thêm quy định “không ai bị phân biệt trong đời sống tôn giáo”, như vậy nó sẽ bao quát và đầy đủ hơn.

Điều 25, dự thảo Hiến pháp quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nơi thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. 


Thượng tọa Thích Gia Quang

Theo Thượng tọa Thích Gia Quang, trong Khoản 1 đã nêu tương đối rõ, nhưng nên thêm quy định “không ai có quyền bắt buộc theo hay không theo một tôn giáo nào, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật” thì Hiến pháp sẽ chặt chẽ hơn.

Khoản 2 cũng nên quy định rõ không ai có quyền xúc phạm đến niềm tin, lý tưởng của các giáo lý đang sinh hoạt hợp pháp. “Tình hình tôn giáo hiện nay trên thế giới có nhiều phức tạp, có sự kỳ thị và gây chia rẽ giữa các tôn giáo. Mặc dù ở nước ta chưa có tình trạng này, nhưng đưa quy định trên vào Hiến pháp để có cơ sở pháp lý đảm bảo tốt hơn cho hoạt động của các tôn giáo”- Thượng tọa Thích Gia Quang nói.

Trong Khoản 3 cũng nên quy định chức sắc các tín đồ tôn giáo nên tôn trọng lẫn nhau, không vì lý do truyền đạo mà gây chia rẽ trong cộng đồng dân tộc, nghiêm cấp cưỡng bách cải đạo dưới mọi hình thức. Bởi theo Thượng tọa, “nếu Hiến pháp đưa quy định này sẽ ngăn chặn được những điều không tốt giữa các tôn giáo để cho đời sống của mọi người dân, trong đó có đời sống tôn giáo được lành mạnh”.

Thượng tọa cũng cho rằng, Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động. Điều này được thể hiện trong các Pháp lệnh, Nghị định của Chính phủ. Nhưng nếu Hiến pháp đưa thêm quy định “Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động đúng theo pháp luật, Hiến chương, điều lệ của các tôn giáo đã được pháp luật công nhận” thì người dân và cả quốc tế đều biết được đất nước ta đã và đang đảm bảo cho đời sống của những người có tôn giáo.

Ông Lù Văn Que thì cho rằng, vấn đề dân tộc và tôn giáo ngày càng có quan hệ chặt chẽ với nhau, người theo tôn giáo là tín đồ, cũng là dân tộc, là công dân, đều phải đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ công dân và chức phận của tín đồ, khi đan quyện vào nhau có cả mặt tích cực và tiêu cực, có trường hợp giải quyết được khía cạnh tôn giáo nhưng không giải quyết được khía cạnh dân tộc và ngược lại. Theo kinh nghiệm nhiều nước, nếu không quản lý tốt vấn đề dân tộc và tôn giáo sẽ phải trả giá đắt. Các tín đồ là công dân, là dân tộc phải thực hiện tốt chính sách “tự do-đoàn kết” của Đảng và Nhà nước ta, thực hiện tốt lời Bác Hồ đã khuyên giáo dân “sống theo Đảng, chết theo Chúa”, phải thực hiện tốt phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”.

Ông Lù Văn Que đề nghị, Hiến pháp nên nghiên cứu bổ sung quy định “mọi người có quyền tự do và đoàn kết”, tự do hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, tự do bỏ đạo, phải đoàn kết lương giáo, các giáo phái, hòa hợp dân tộc- tôn giáo, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo…”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sau 31/3 vẫn tiếp thu ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp
Sau 31/3 vẫn tiếp thu ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Theo báo cáo của các địa phương, nhân dân tin tưởng, phấn khởi, cơ bản đồng tình với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Sau 31/3 vẫn tiếp thu ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Sau 31/3 vẫn tiếp thu ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Theo báo cáo của các địa phương, nhân dân tin tưởng, phấn khởi, cơ bản đồng tình với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Chuyên gia góp ý sửa đổi Hiến pháp, phần về Quốc hội
Chuyên gia góp ý sửa đổi Hiến pháp, phần về Quốc hội

(VOV) - Đa số đồng tình với Dự thảo quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.

Chuyên gia góp ý sửa đổi Hiến pháp, phần về Quốc hội

Chuyên gia góp ý sửa đổi Hiến pháp, phần về Quốc hội

(VOV) - Đa số đồng tình với Dự thảo quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.

Việt Nam trong tuần: Nhiều góp ý tâm huyết sửa đổi Hiến pháp
Việt Nam trong tuần: Nhiều góp ý tâm huyết sửa đổi Hiến pháp

(VOV)-Nhân dân tin tưởng, phấn khởi, cơ bản đồng tình với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết...

Việt Nam trong tuần: Nhiều góp ý tâm huyết sửa đổi Hiến pháp

Việt Nam trong tuần: Nhiều góp ý tâm huyết sửa đổi Hiến pháp

(VOV)-Nhân dân tin tưởng, phấn khởi, cơ bản đồng tình với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết...

"Người dân Khánh Hòa rất quan tâm 2 nội dung Hiến pháp"
"Người dân Khánh Hòa rất quan tâm 2 nội dung Hiến pháp"

(VOV) -Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết, 2 nội dung đó là vai trò lãnh đạo của Đảng và vấn đề về các thành phấn kinh tế.

"Người dân Khánh Hòa rất quan tâm 2 nội dung Hiến pháp"

"Người dân Khánh Hòa rất quan tâm 2 nội dung Hiến pháp"

(VOV) -Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết, 2 nội dung đó là vai trò lãnh đạo của Đảng và vấn đề về các thành phấn kinh tế.

Nhân sĩ, trí thức, luật gia góp ý sửa đổi Hiến pháp
Nhân sĩ, trí thức, luật gia góp ý sửa đổi Hiến pháp

(VOV) - Các vấn đề về chế định dân chủ, quyền con người, vai trò, vị thế của Đảng, Nhà nước được nhiều đại biểu cho ý kiến

Nhân sĩ, trí thức, luật gia góp ý sửa đổi Hiến pháp

Nhân sĩ, trí thức, luật gia góp ý sửa đổi Hiến pháp

(VOV) - Các vấn đề về chế định dân chủ, quyền con người, vai trò, vị thế của Đảng, Nhà nước được nhiều đại biểu cho ý kiến

Hiến pháp sửa đổi: Đảm bảo cơ chế thực thi quyền công dân
Hiến pháp sửa đổi: Đảm bảo cơ chế thực thi quyền công dân

(VOV) - Dự thảo tiếp tục khẳng định, làm rõ hơn các quyền và nghĩa vụ của công dân, đồng thời bổ sung một số quyền mới.

Hiến pháp sửa đổi: Đảm bảo cơ chế thực thi quyền công dân

Hiến pháp sửa đổi: Đảm bảo cơ chế thực thi quyền công dân

(VOV) - Dự thảo tiếp tục khẳng định, làm rõ hơn các quyền và nghĩa vụ của công dân, đồng thời bổ sung một số quyền mới.

Hà Nội cần đi đầu trong lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp
Hà Nội cần đi đầu trong lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Hà Nội đi đầu trong việc quán triệt Dự thảo và thực hiện lấy ý kiến nhân dân.

Hà Nội cần đi đầu trong lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Hà Nội cần đi đầu trong lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Hà Nội đi đầu trong việc quán triệt Dự thảo và thực hiện lấy ý kiến nhân dân.

Sửa đổi Hiến pháp 1992: Hiến định vai trò của Tổng kiểm toán
Sửa đổi Hiến pháp 1992: Hiến định vai trò của Tổng kiểm toán

(VOV) -Hiến định vai trò, địa vị pháp lý và chức năng của Kiểm toán Nhà nước để tăng cường vị thế và trách nhiệm cơ quan này.

Sửa đổi Hiến pháp 1992: Hiến định vai trò của Tổng kiểm toán

Sửa đổi Hiến pháp 1992: Hiến định vai trò của Tổng kiểm toán

(VOV) -Hiến định vai trò, địa vị pháp lý và chức năng của Kiểm toán Nhà nước để tăng cường vị thế và trách nhiệm cơ quan này.

"Cần khách quan tổng hợp ý kiến sửa đổi Hiến pháp"
"Cần khách quan tổng hợp ý kiến sửa đổi Hiến pháp"

(VOV) -Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: Tập hợp phản ánh những ý kiến phải chính xác, khách quan, đầy đủ, tránh phiến diện.

"Cần khách quan tổng hợp ý kiến sửa đổi Hiến pháp"

"Cần khách quan tổng hợp ý kiến sửa đổi Hiến pháp"

(VOV) -Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: Tập hợp phản ánh những ý kiến phải chính xác, khách quan, đầy đủ, tránh phiến diện.

Hiến pháp sửa đổi: Phải đảm bảo chống được tham nhũng
Hiến pháp sửa đổi: Phải đảm bảo chống được tham nhũng

(VOV)- Theo GS Hoàng Chí Bảo, phải làm sao để đây là bản Hiến pháp dân chủ và thực hành dân chủ, đảm bảo cơ sở pháp lý chống được tham nhũng...

Hiến pháp sửa đổi: Phải đảm bảo chống được tham nhũng

Hiến pháp sửa đổi: Phải đảm bảo chống được tham nhũng

(VOV)- Theo GS Hoàng Chí Bảo, phải làm sao để đây là bản Hiến pháp dân chủ và thực hành dân chủ, đảm bảo cơ sở pháp lý chống được tham nhũng...

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao