111111

Tướng Nguyễn Chí Vịnh: Không phải cứ nước lớn là có quyền nói to

VOV.VN - Ngoại giao đa phương đã trở thành vũ khí hữu hiệu của các nước “vừa và nhỏ” như Việt Nam.

Lịch sử nhà nước công nông Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến nay cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của đối ngoại đa phương đối với sự tồn vong và phát triển của chế độ. Vì nhiều lý do khác nhau, nhà nước của chúng ta đã bị bao vây cô lập trong một thời gian không phải là ít, trong giai đoạn 1945-1950 (thời kháng chiến chống Pháp) và giai đoạn từ 1979 đến đầu những năm 1990.

Chủ tịch Hồ Chí Minh (thứ 5 từ trái sang) trong "vòng vây" của các tướng tá phương Tây trong giai đoạn đầu của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ (ảnh tư liệu)
Nói như nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, chính thông qua các tổ chức đa phương mà Việt Nam đã “lách” được để thoát dần ra khỏi thế bao vây cô lập của các thế lực thù địch trong các giai đoạn đó.

Trong giai đoạn đẩy mạnh Đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, trước các thách thức mới về an ninh lãnh thổ, ngoại giao đa phương càng chứng tỏ vai trò vị thế của mình, trong bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của dân tộc.

Có một thực tế là một số nước lớn thường gây sức ép với các nước nhỏ hơn. Và trước tình cảnh đó, cái hay của các diễn đàn đa phương là tạo ra sự bình đẳng giữa các nước bất kể lớn nhỏ, đồng thời giúp các nước vừa và nhỏ đồng cảnh ngộ liên kết với nhau để bảo vệ các lợi ích chính đáng của mình trước các hành động cường quyền, đơn phương. Các cơ chế đa phương đã góp phần vào việc dân chủ hóa đời sống chính trị thế giới, tạo tiếng nói lớn hơn cho các nước vừa và nhỏ.

Trong khuôn khổ Hội nghị về Đối ngoại Đa phương Thế kỷ 21 vừa diễn ra tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã thuyết trình về “Cách tiếp cận mới trong hợp tác quốc tế về an ninh – quốc phòng”, trong đó ông khẳng định tầm quan trọng của ngoại giao đa phương trong lĩnh vực quốc phòng.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (ảnh: Tuổi Trẻ)
Ông Nguyễn Chí Vịnh nói, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, công cụ ngoại giao là quan trọng hàng đầu (so với các công cụ kinh tế, chính trị, quân sự) trong việc giải quyết các thách thức của quan hệ quốc tế.

Đặc trưng của hợp tác quốc phòng đa phương, theo tướng Nguyễn Chí Vịnh, là xây dựng lòng tincam kết không sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề giữa các quốc gia, mà hướng sức mạnh đó vào củng cố hòa bình và đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.

Vị Thứ trưởng Quốc phòng nhớ lại thời điểm năm 2010, khi Việt Nam đăng cai Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng, gồm Bộ trưởng Quốc phòng của 10 nước ASEAN và 8 nước khác.

Như nói về một điều kỳ diệu, tướng Vịnh chia sẻ, trước đó ông chưa từng thấy những người đại diện cấp cao cho sức mạnh quân sự của chừng ấy quốc gia, trong đó có những nước với tiềm lực quốc phòng mạnh nhất thế giới, lại có thể “ngồi lại với nhau, bàn về hòa bình và hợp tác, về cam kết không sử dụng vũ lực”.

Tại các hội nghị như thế này, ông Nguyễn Chí Vịnh nói, các quan chức cấp cao về quốc phòng có thể trao đổi thẳng thắn về cả những vấn đề rất nhạy cảm. Do vậy các diễn đàn quốc phòng tạo điều kiện để hợp tác và đấu tranh trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia. Tất nhiên, có thể có khoảng cách giữa lời nói và việc làm (ở các nước lớn), nhưng theo Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, ngay cả trong trường hợp đó ít nhất diễn đàn quốc phòng đã tạo ra một cam kết (từ phía người đứng đầu ngành quốc phòng các nước lớn chẳng hạn) và sự hỗ trợ về tinh thần cho các nước vừa và nhỏ.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - người có nhiều kinh nghiệm trong ngoại giao quốc phòng - khẳng định diễn đàn đa phương rất thích hợp cho việc giải quyết các tranh chấp theo hướng hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế. Ông phân tích: “Diễn đàn đa phương tạo tiếng nói bình đẳng cho các nước, nhất là các nước nhỏ. Không thể vì anh là nước lớn thì lại nói to hơn nước nhỏ được. Diễn đàn đa phương cung cấp cho bên có lẽ phải một điều kiện để công khai lẽ phải của mình. Và các bên tham gia vào diễn đàn đa phương thì phải tuân thủ luật pháp quốc tế”.

Tướng Nguyễn Chí Vịnh thuyết trình tại Hội nghị toàn quốc về Đối ngoại Đa phương tổ chức tại Hà Nội hôm 12/8
Trước các cử tọa bao gồm cả cán bộ ngoại giao Việt Nam và các vị khách nước ngoài, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh: Nước nào cũng theo lợi ích quốc gia, nhưng khi tham gia các diễn đàn đa phương, các nước phải đồng thời quan tâm đến cả lợi ích chính đáng theo luật quốc tế của các quốc gia khác nữa. “Anh không thể chỉ vì lợi ích của mình mà muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói. Anh phải quan tâm đến [người khác] thì người ta mới nghe, thì người ta mới thấy sự tham gia của anh là có ích cho sự phát triển chung của khu vực và trên thế giới”.

Như vậy có thể thấy, dù chưa giải quyết được mọi vấn đề, chủ nghĩa đa phương vẫn “hay” hơn chủ nghĩa “đơn phương” rất nhiều. Cơ chế đa phương và tập thể giúp đảm bảo dân chủ thế giới và ngăn ngừa tình trạng một nước nào đó cố tình áp đặt ý chí của riêng mình lên một hoặc nhiều nước khác/.

Xem thêm:

>> SOM ASEAN và quan điểm về Biển Đông

>> Ba thập niên ngoại giao đa phương Việt Nam: Bài học và Khuyến nghị

>> Khai mạc Hội nghị Đối ngoại Đa phương thế kỷ 21

>> Diễn biến hội nghị hiếm hoi về Đối ngoại Đa phương

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc và Mỹ xây dựng mô hình quan hệ các nước lớn
Trung Quốc và Mỹ xây dựng mô hình quan hệ các nước lớn

VOV.VN -Trung Quốc sẽ phối hợp với Mỹ trong việc xử lý các mối quan hệ song phương.

Trung Quốc và Mỹ xây dựng mô hình quan hệ các nước lớn

Trung Quốc và Mỹ xây dựng mô hình quan hệ các nước lớn

VOV.VN -Trung Quốc sẽ phối hợp với Mỹ trong việc xử lý các mối quan hệ song phương.

Mỹ không muốn xây dựng quan hệ nước lớn 'kiểu mới' với  Trung Quốc
Mỹ không muốn xây dựng quan hệ nước lớn 'kiểu mới' với Trung Quốc

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng nên tránh từ “nước lớn” đối với Trung Quốc.

Mỹ không muốn xây dựng quan hệ nước lớn 'kiểu mới' với  Trung Quốc

Mỹ không muốn xây dựng quan hệ nước lớn 'kiểu mới' với Trung Quốc

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng nên tránh từ “nước lớn” đối với Trung Quốc.

Quan hệ như thế nào với nước lớn?
Quan hệ như thế nào với nước lớn?

VOV.VN -Nhiều quốc gia vừa và nhỏ lựa chọn mối quan hệ một cách thông minh và hợp lý. Họ cùng hợp tác, hội nhập và đưa ra quan điểm nhất quán trước sau là “win-win”.

Quan hệ như thế nào với nước lớn?

Quan hệ như thế nào với nước lớn?

VOV.VN -Nhiều quốc gia vừa và nhỏ lựa chọn mối quan hệ một cách thông minh và hợp lý. Họ cùng hợp tác, hội nhập và đưa ra quan điểm nhất quán trước sau là “win-win”.

Phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị Đối ngoại đa phương thế kỷ 21
Phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị Đối ngoại đa phương thế kỷ 21

VOV.VN - Việt Nam luôn nhận thức rõ vai trò quan trọng của các thể chế và diễn đàn đa phương đối với an ninh, phát triển của khu vực và thế giới.

Phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị Đối ngoại đa phương thế kỷ 21

Phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị Đối ngoại đa phương thế kỷ 21

VOV.VN - Việt Nam luôn nhận thức rõ vai trò quan trọng của các thể chế và diễn đàn đa phương đối với an ninh, phát triển của khu vực và thế giới.

Khai mạc Hội nghị Đối ngoại Đa phương Thế kỷ 21
Khai mạc Hội nghị Đối ngoại Đa phương Thế kỷ 21

VOV.VN- Sáng nay (12/8) Hội nghị Đối ngoại Đa phương Thế kỷ 21 và Khuyến nghị Chính sách Đối với Việt Nam chính thức khai mạc tại khách sạn Sheraton, Hà Nội.

Khai mạc Hội nghị Đối ngoại Đa phương Thế kỷ 21

Khai mạc Hội nghị Đối ngoại Đa phương Thế kỷ 21

VOV.VN- Sáng nay (12/8) Hội nghị Đối ngoại Đa phương Thế kỷ 21 và Khuyến nghị Chính sách Đối với Việt Nam chính thức khai mạc tại khách sạn Sheraton, Hà Nội.

"Mỹ không muốn nước lớn chèn ép nước nhỏ trong tranh chấp lãnh thổ"
"Mỹ không muốn nước lớn chèn ép nước nhỏ trong tranh chấp lãnh thổ"

VOV.VN - Ông Rhodes cho rằng, các nước cần hợp tác với nhau để tránh tính toán sai lầm và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình.

"Mỹ không muốn nước lớn chèn ép nước nhỏ trong tranh chấp lãnh thổ"

"Mỹ không muốn nước lớn chèn ép nước nhỏ trong tranh chấp lãnh thổ"

VOV.VN - Ông Rhodes cho rằng, các nước cần hợp tác với nhau để tránh tính toán sai lầm và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình.

Ba thập niên đối ngoại đa phương của Việt Nam: Bài học và khuyến nghị
Ba thập niên đối ngoại đa phương của Việt Nam: Bài học và khuyến nghị

VOV.VN - Lần đầu tiên một hội nghị toàn quốc về chính sách đối ngoại đa phương sẽ được tổ chức với sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước.

Ba thập niên đối ngoại đa phương của Việt Nam: Bài học và khuyến nghị

Ba thập niên đối ngoại đa phương của Việt Nam: Bài học và khuyến nghị

VOV.VN - Lần đầu tiên một hội nghị toàn quốc về chính sách đối ngoại đa phương sẽ được tổ chức với sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước.

Trung Quốc hãy hành xử như một nước lớn có trách nhiệm
Trung Quốc hãy hành xử như một nước lớn có trách nhiệm

VOV.VN -Rút giàn khoan và toàn bộ lực lượng ra khỏi vùng biển Việt Nam, đấy mới là cách hành xử đúng của một nước lớn.

Trung Quốc hãy hành xử như một nước lớn có trách nhiệm

Trung Quốc hãy hành xử như một nước lớn có trách nhiệm

VOV.VN -Rút giàn khoan và toàn bộ lực lượng ra khỏi vùng biển Việt Nam, đấy mới là cách hành xử đúng của một nước lớn.

Các diễn giả trình bày tham luận tại HN Đối ngoại Đa phương Thế kỷ 21
Các diễn giả trình bày tham luận tại HN Đối ngoại Đa phương Thế kỷ 21

VOV.VN - Các diễn giả trình bày kỹ nhiều phương diện của hoạt động này, bao gồm những vấn đề thiết thực về an ninh và sự phát triển của Việt Nam.

Các diễn giả trình bày tham luận tại HN Đối ngoại Đa phương Thế kỷ 21

Các diễn giả trình bày tham luận tại HN Đối ngoại Đa phương Thế kỷ 21

VOV.VN - Các diễn giả trình bày kỹ nhiều phương diện của hoạt động này, bao gồm những vấn đề thiết thực về an ninh và sự phát triển của Việt Nam.

Bill Clinton phê phán Trung Quốc cậy nước lớn để bắt nạt ở Biển Đông
Bill Clinton phê phán Trung Quốc cậy nước lớn để bắt nạt ở Biển Đông

VOV.VN - Ngay trên đất Trung Hoa, cựu Tổng thống Mỹ không ngần ngại vạch trần chiêu của Trung Quốc muốn đàm phán song phương để áp đảo các nước nhỏ hơn.

Bill Clinton phê phán Trung Quốc cậy nước lớn để bắt nạt ở Biển Đông

Bill Clinton phê phán Trung Quốc cậy nước lớn để bắt nạt ở Biển Đông

VOV.VN - Ngay trên đất Trung Hoa, cựu Tổng thống Mỹ không ngần ngại vạch trần chiêu của Trung Quốc muốn đàm phán song phương để áp đảo các nước nhỏ hơn.

Báo Hoàn cầu: Trung Quốc lớn nhưng không mạnh
Báo Hoàn cầu: Trung Quốc lớn nhưng không mạnh

VOV.VN - Thế giới không nhìn nước lớn hay nhỏ mà nhìn anh mạnh hay yếu.

Báo Hoàn cầu: Trung Quốc lớn nhưng không mạnh

Báo Hoàn cầu: Trung Quốc lớn nhưng không mạnh

VOV.VN - Thế giới không nhìn nước lớn hay nhỏ mà nhìn anh mạnh hay yếu.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao