111111

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chuyển từ tư duy "quản lý" sang "kiến tạo phát triển"

VOV.VN - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu: "Trong năm nay phải cơ bản tháo gỡ các "điểm nghẽn" do quy định pháp luật gây ra, ưu tiên trong lĩnh vực tài chính, đầu tư, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số".

Sáng 5/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban chỉ đạo diễn ra phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế và pháp luật. Cùng dự có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. 

Tại Phiên họp, Ban Chỉ đạo nhất trí thông qua Dự thảo Quy chế làm việc; dự thảo thông báo phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo; dự thảo Chương trình công tác năm 2025; dự thảo Kế hoạch chỉ đạo việc rà soát, đề xuất giải pháp tháo gỡ "điểm nghẽn" do quy định pháp luật.

Đồng thời, đề nghị Đảng ủy Bộ Tư pháp (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo) khẩn trương tiếp thu ý kiến kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo và các ý kiến góp ý của các thành viên Ban Chỉ đạo, chỉnh lý các dự thảo và trình Trưởng Ban Chỉ đạo ký ban hành.

Phát biểu kết luận, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo nêu rõ nguyên tắc trong hoạt động của Ban Chỉ đạo là phải lựa chọn những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, các nội dung cốt lõi của Nghị quyết số 66 ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị "về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới" để chỉ đạo, tạo ra sự đột phá mang tính chất lan tỏa để thực hiện các nhiệm vụ khác; ưu tiên giải quyết các vấn đề cấp bách, đặc biệt là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thành công mục tiêu năm 2025; cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những điểm nghẽn do quy định của pháp luật.

Theo Tổng Bí thư công tác hoàn thiện thể chế pháp luật phải mở đường cho kiến tạo phát triển, huy động mọi người dân và doanh nghiệp tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội và đất nước: "Phát huy vai trò cá nhân của từng thành viên Ban Chỉ đạo và tận dụng ý kiến góp ý của đội ngũ chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm, đội ngũ luật gia, luật sư tâm huyết, người dân, cộng đồng doanh nghiệp để đảm bảo các giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật phải mang tính thực tiễn và khoa học cao.

Những vấn đề chuyên môn sâu có thể trưng cầu các chuyên gia tư vấn. Những vấn đề cụ thể phải tập trung giải quyết, không chờ đợi nhau. Các thành viên Ban Chỉ đạo cần tập trung vào hành động thực chất, tránh hình thức, phối hợp chặt chẽ để bảo đảm sự đồng bộ trong chỉ đạo và thực hiện; tránh tình trạng nghị quyết rất hay nhưng khi đi vào các tình huống cụ thể lại khó giải quyết; tuyệt đối tránh tình trạng "nói không đi đôi với làm", thể hiện "quyền anh, quyền tôi" hoặc đưa lợi ích cá nhân vào trong công việc; quán triệt rõ, Ban Chỉ đạo không làm việc thay cho các cơ quan chức năng".

Cùng với việc đề nghị, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 2013, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đã đề ra, tạo các cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện các chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp các đơn vị hành chính, Tổng Bí thư yêu cầu, các cấp ủy đảng phải lãnh đạo toàn diện, trực tiếp việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật và tăng cường kiểm tra, giám sát công tác này.

Người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, chịu trách nhiệm chính về chất lượng chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình.

Mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong chấp hành và tuân thủ pháp luật, lan tỏa tinh thần thượng tôn, hiến pháp, pháp luật, xác định xây dựng thể chế pháp luật và kiểm tra giám sát việc tổ chức thi hành pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thường xuyên.

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ, phải tập trung rà soát, tháo gỡ các "điểm nghẽn" do quy định pháp luật, nhất là những quy định có mâu thuẫn, chồng chéo, các quy định bất hợp lý, không khả thi, các quy định không rõ ràng, tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau trong hệ thống pháp luật.

"Năm 2025 phải cơ bản tháo gỡ các "điểm nghẽn" do quy định pháp luật, ưu tiên trong lĩnh vực tài chính, đầu tư, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Bên cạnh đó, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật: chuyển từ tư duy "quản lý" sang "kiến tạo phát triển", từ "bị động sang chủ động". Pháp luật góp phần đánh thức mọi tiềm năng, thế mạnh của đất nước, nắm bắt mọi cơ hội phát triển", Tổng Bí thư Tô Lâm nói.

Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật; xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức thi hành pháp luật; xóa bỏ tình trạng "trên nóng, dưới lạnh" ban hành xong rồi để đấy, "đánh trống bỏ dùi" trong tổ chức thi hành pháp luật; thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật; đẩy nhanh tiến trình xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về pháp luật, kết nối với Trung tâm Dữ liệu quốc gia theo hướng dễ truy cập, thuận tiện khai thác, sử dụng để đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới dựa trên nền tảng thể chế pháp luật chất lượng cao.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Tổng Bí thư: Cơ hội lịch sử để “thiết kế lại” hệ thống chính quyền tinh gọn hơn
Tổng Bí thư: Cơ hội lịch sử để “thiết kế lại” hệ thống chính quyền tinh gọn hơn

VOV.VN - Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý phải coi sáp nhập là một cơ hội lịch sử để “thiết kế lại” một hệ thống chính quyền tinh gọn hơn, thông minh hơn, gắn kết hơn nhằm vượt qua những điểm nghẽn về chia cắt hành chính, manh mún phát triển và cạnh tranh cục bộ đã tồn tại dai dẳng nhiều năm qua.

Tổng Bí thư: Cơ hội lịch sử để “thiết kế lại” hệ thống chính quyền tinh gọn hơn

Tổng Bí thư: Cơ hội lịch sử để “thiết kế lại” hệ thống chính quyền tinh gọn hơn

VOV.VN - Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý phải coi sáp nhập là một cơ hội lịch sử để “thiết kế lại” một hệ thống chính quyền tinh gọn hơn, thông minh hơn, gắn kết hơn nhằm vượt qua những điểm nghẽn về chia cắt hành chính, manh mún phát triển và cạnh tranh cục bộ đã tồn tại dai dẳng nhiều năm qua.

Tổng Bí thư: Hợp nhất Kiên Giang và An Giang là cơ hội chiến lược
Tổng Bí thư: Hợp nhất Kiên Giang và An Giang là cơ hội chiến lược

VOV.VN - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc sáp nhập hai tỉnh Kiên Giang và An Giang không chỉ là giải pháp hành chính mà còn quyết định mang tầm chiến lược nhằm kiến tạo một thực thể phát triển mới có quy mô kinh tế lớn hơn, hệ sinh thái kinh tế đa dạng hơn và khả năng điều phối liên kết vùng hiệu quả hơn.

Tổng Bí thư: Hợp nhất Kiên Giang và An Giang là cơ hội chiến lược

Tổng Bí thư: Hợp nhất Kiên Giang và An Giang là cơ hội chiến lược

VOV.VN - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc sáp nhập hai tỉnh Kiên Giang và An Giang không chỉ là giải pháp hành chính mà còn quyết định mang tầm chiến lược nhằm kiến tạo một thực thể phát triển mới có quy mô kinh tế lớn hơn, hệ sinh thái kinh tế đa dạng hơn và khả năng điều phối liên kết vùng hiệu quả hơn.

Tổng Bí thư: Tỉnh Vĩnh Long mới hội tụ các yếu tố trở thành Trung tâm kinh tế mới
Tổng Bí thư: Tỉnh Vĩnh Long mới hội tụ các yếu tố trở thành Trung tâm kinh tế mới

VOV.VN - Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long, sáng ngày 3/6 tại Bến Tre, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban thường vụ Ttỉnh uỷ Bến Tre, thường trực Tỉnh uỷ Trà Vinh và Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Long về tình hình triển khai thực hiện các nghị quyết.

Tổng Bí thư: Tỉnh Vĩnh Long mới hội tụ các yếu tố trở thành Trung tâm kinh tế mới

Tổng Bí thư: Tỉnh Vĩnh Long mới hội tụ các yếu tố trở thành Trung tâm kinh tế mới

VOV.VN - Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long, sáng ngày 3/6 tại Bến Tre, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban thường vụ Ttỉnh uỷ Bến Tre, thường trực Tỉnh uỷ Trà Vinh và Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Long về tình hình triển khai thực hiện các nghị quyết.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao