111111

Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm Chủ tịch Hội đồng Quốc gia phát triển bền vững

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 560/QĐ-TTg ngày 25/6/2024 thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững.

Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững được thành lập trên cơ sở kiện toàn Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh (được thành lập tại Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 31/5/2012 và được kiện toàn tại Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 18/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ).

Chủ tịch Hội đồng là Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long. Phó Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Các Ủy viên Hội đồng gồm đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Văn phòng Chính phủ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Ngoại giao; Bộ Tài chính; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Y tế; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Công Thương; Bộ Tư pháp; Bộ Công an; Bộ Nội vụ; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ủy ban Dân tộc; Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Ngoài ra, Ủy viên Hội đồng còn có đại diện lãnh đạo các ban của Đảng: Ban Tuyên giáo Trung ương; Ban Kinh tế Trung ương và đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng doanh nghiệp: Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững

Hội đồng là tổ chức phối hợp liên ngành có chức năng tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo, phối hợp giữa các bên liên quan thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam.

Hội đồng có nhiệm vụ nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách thực hiện phát triển bền vững trên phạm vi quốc gia; triển khai các cam kết toàn cầu về phát triển bền vững tại Việt Nam, trong đó bao gồm triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; đánh giá, tổng kết kết quả thực hiện phát triển bền vững trên phạm vi quốc gia và tổ chức định kỳ Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững.

Tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành, liên vùng trong thực hiện phát triển bền vững.

Các thành viên Hội đồng làm việc theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng ban hành. Các thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đề cao trách nhiệm cá nhân và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Định hướng nội dung để truyền thông số trên mạng xã hội phát triển bền vững
Định hướng nội dung để truyền thông số trên mạng xã hội phát triển bền vững

VOV.VN - Mặt tích cực của truyền thông số mang lại cho người dùng có thể truy cập, tìm kiếm và tiếp cận nguồn thông tin khổng lồ một cách dễ dàng và nhanh chóng. Song theo các chuyên gia trong lĩnh vực an ninh, hoạt động này cũng tiềm ẩn các hành vi tuyên truyền xuyên tạc, chống phá trên không gian mạng.

Định hướng nội dung để truyền thông số trên mạng xã hội phát triển bền vững

Định hướng nội dung để truyền thông số trên mạng xã hội phát triển bền vững

VOV.VN - Mặt tích cực của truyền thông số mang lại cho người dùng có thể truy cập, tìm kiếm và tiếp cận nguồn thông tin khổng lồ một cách dễ dàng và nhanh chóng. Song theo các chuyên gia trong lĩnh vực an ninh, hoạt động này cũng tiềm ẩn các hành vi tuyên truyền xuyên tạc, chống phá trên không gian mạng.

Yêu cầu đặt ra đối với phát triển trái phiếu doanh nghiệp bền vững ở Việt Nam
Yêu cầu đặt ra đối với phát triển trái phiếu doanh nghiệp bền vững ở Việt Nam

VOV.VN - Trái phiếu xanh, trái phiếu xã hội, trái phiếu bền vững và tín dụng xanh được cho là những trụ cột của tài chính bền vững. Công cụ tài chính này đang có xu hướng phát triển mạnh trên thế giới và cũng là tiềm năng rất lớn cần khai thác cho mục tiêu chuyển đổi xanh của Việt Nam.

Yêu cầu đặt ra đối với phát triển trái phiếu doanh nghiệp bền vững ở Việt Nam

Yêu cầu đặt ra đối với phát triển trái phiếu doanh nghiệp bền vững ở Việt Nam

VOV.VN - Trái phiếu xanh, trái phiếu xã hội, trái phiếu bền vững và tín dụng xanh được cho là những trụ cột của tài chính bền vững. Công cụ tài chính này đang có xu hướng phát triển mạnh trên thế giới và cũng là tiềm năng rất lớn cần khai thác cho mục tiêu chuyển đổi xanh của Việt Nam.

Phát triển nông nghiệp sạch, bền vững ở tỉnh miền núi Điện Biên
Phát triển nông nghiệp sạch, bền vững ở tỉnh miền núi Điện Biên

VOV.VN - Tỉnh Điện Biên đang tận dụng tối đa các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, kết hợp với áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, hướng tới phát triển nông nghiệp sạch, bền vững.

Phát triển nông nghiệp sạch, bền vững ở tỉnh miền núi Điện Biên

Phát triển nông nghiệp sạch, bền vững ở tỉnh miền núi Điện Biên

VOV.VN - Tỉnh Điện Biên đang tận dụng tối đa các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, kết hợp với áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, hướng tới phát triển nông nghiệp sạch, bền vững.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao