111111

Tổ chức 5000 đơn vị cấp xã, Bình Dương xây dựng lại phương án sáp nhập xã, phường

VOV.VN - Các địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang xây dựng lại phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường sau khi Bộ Nội vụ điều chỉnh định hướng sắp xếp, sáp nhập, theo đó giảm tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 10.035 đơn vị hiện nay xuống còn khoảng 5.000 đơn vị, thay vì 2.000 đơn vị như trước.

Theo dự thảo Đề án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh, sau khi sáp nhập theo tiêu chí diện tích và quy mô dân số, tỉnh Bình Dương sẽ giảm từ 91 đơn vị hành chính cấp xã xuống còn 27 đơn vị.

Cụ thể, sau khi hợp nhất, thành phố Thủ Dầu Một còn 3 phường: Thủ Dầu Một, Châu Thành, Bình Dương.

Thành phố Dĩ An còn 2 phường: Dĩ An, Tân Đông Hiệp.

Thành phố Thuận An có 2 phường: Lái Thiêu, Thuận An.

Thành phố Tân Uyên còn 4 phường: Tân Uyên, Vĩnh Tân, Tân Hiệp, Tân Khánh.

Thành phố Bến Cát có 4 phường: Tây Nam, Bến Cát, Tân Định, Thới Hòa.

Huyện Dầu Tiếng có 4 xã: Minh Hòa, Dầu Tiếng, Thanh Tuyền, Long Hòa.

Huyện Phú Giáo có 3 xã: Phú Giáo, Phước Vĩnh, Phước Thành.

Huyện Bàu Bàng có 2 xã: Bàu Bàng, Long Nguyên.

Huyện Bắc Tân Uyên còn 3 xã: Bình Mỹ, Tân Thành, Thường Tân.

Dự kiến sau khi sáp nhập, mỗi đơn vị hành chính cấp xã sẽ được bố trí từ 80-82 biên chế, theo quy định của Trung ương.

Tuy nhiên, sau khi Bộ Nội vụ đề xuất tiêu chí mới về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến giảm số lượng đơn vị hành chính cấp xã trên cả nước xuống còn khoảng 5.000 đơn vị, các địa phương trong tỉnh Bình Dương đang xây dựng lại phương án.

Theo đó, dự kiến thành phố Thủ Dầu Một sẽ tăng từ 3 phường lên 6 phường; thành phố Dĩ An cũng tăng lên 3 phường; huyện Phú Giáo từ 3 xã lên 5 xã...

Theo lãnh đạo các địa phương, ngoài các tên xã, phường đã dự kiến đặt trong dự thảo Đề án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh, địa phương đang lấy ý kiến người dân để đặt tên cho các phường mới. Tên gọi các phường sẽ dựa theo các tiêu chí dễ nhớ, mang dấu ấn lịch sử, văn hóa của địa phương.

Cụ thể, ở thành phố Thủ Dầu Một, ngoài các tên phường Thủ Dầu Một, Châu Thành, Bình Dương, sẽ nghiên cứu thêm các tên Phú Lợi, Chánh Hiệp, Tương Bình Hiệp, Phú Cường... Còn ở Phú Giáo, lãnh đạo huyện đang nghiên cứu đặt thêm tên cho 2 xã mới là Phước Hòa, An Bình. 

Trước đó, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã có bài viết "Người dân Bình Dương phản hồi tích cực về tên xã, phường mới sau sáp nhập". Bài viết ghi nhận nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ của người dân đối với tên gọi các xã, phường sau sáp nhập.

Tuy nhiên, hiện nay, khi có thông tin về việc điều chỉnh lại đề án, số lượng xã, phường ở Bình Dương có thể tăng lên, người dân mong muốn lãnh đạo tỉnh lắng nghe ý kiến của nhân dân, xem xét lựa chọn thêm các tên gọi mang đậm dấu ấn địa phương cho các đơn vị hành chính cấp xã, phường mới, nhằm gìn giữ những nét đặc sắc riêng và giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử, văn hóa địa phương.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Bí thư Bình Dương: Chủ động lựa chọn cán bộ cho giai đoạn mới
Bí thư Bình Dương: Chủ động lựa chọn cán bộ cho giai đoạn mới

VOV.VN - Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh cần chủ động lựa chọn đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, tâm huyết vì dân, đảm bảo công tâm, khách quan và đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ tương xứng với tình hình mới.

Bí thư Bình Dương: Chủ động lựa chọn cán bộ cho giai đoạn mới

Bí thư Bình Dương: Chủ động lựa chọn cán bộ cho giai đoạn mới

VOV.VN - Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh cần chủ động lựa chọn đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, tâm huyết vì dân, đảm bảo công tâm, khách quan và đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ tương xứng với tình hình mới.

Lương cán bộ, công chức thay đổi thế nào sau khi sáp nhập cấp xã, bỏ cấp huyện?
Lương cán bộ, công chức thay đổi thế nào sau khi sáp nhập cấp xã, bỏ cấp huyện?

VOV.VN - Trung ương đang xem xét đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện trong tháng 4/2025. Dự kiến có khoảng 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay; không tổ chức hoạt động hành chính cấp huyện; tổ chức khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã, phường. Chính sách tiền lương của cán bộ, công chức thay đổi thế nào sau khi sáp nhập đang được nhiều người quan tâm.

Lương cán bộ, công chức thay đổi thế nào sau khi sáp nhập cấp xã, bỏ cấp huyện?

Lương cán bộ, công chức thay đổi thế nào sau khi sáp nhập cấp xã, bỏ cấp huyện?

VOV.VN - Trung ương đang xem xét đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện trong tháng 4/2025. Dự kiến có khoảng 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay; không tổ chức hoạt động hành chính cấp huyện; tổ chức khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã, phường. Chính sách tiền lương của cán bộ, công chức thay đổi thế nào sau khi sáp nhập đang được nhiều người quan tâm.

Bỏ cấp huyện, sáp nhập các xã ảnh hưởng thế nào đến các chương trình mục tiêu quốc gia?
Bỏ cấp huyện, sáp nhập các xã ảnh hưởng thế nào đến các chương trình mục tiêu quốc gia?

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đề nghị rà soát, bổ sung, điều chỉnh các vấn đề liên quan đến xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững phù hợp với bối cảnh thực hiện sắp xếp tinh gọn, bỏ cấp huyện, sáp nhập các xã.

Bỏ cấp huyện, sáp nhập các xã ảnh hưởng thế nào đến các chương trình mục tiêu quốc gia?

Bỏ cấp huyện, sáp nhập các xã ảnh hưởng thế nào đến các chương trình mục tiêu quốc gia?

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đề nghị rà soát, bổ sung, điều chỉnh các vấn đề liên quan đến xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững phù hợp với bối cảnh thực hiện sắp xếp tinh gọn, bỏ cấp huyện, sáp nhập các xã.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao