111111

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Tây Bắc đi lên

Các địa phương trong vùng cần đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình kết cấu hạ tầng, huy động rộng rãi các nguồn lực để xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ nhu cầu nước cho trồng trọt, chăn nuôi

Ngày 30/1, tại Phú Thọ, Ban Chỉ đạo Tây Bắc tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2009, triển khai nhiệm vụ năm 2010 với sự tham dự của đại diện các Bộ, ngành Trung ương và 13 tỉnh trong khu vực. Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc chủ trì Hội nghị.

Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng nêu rõ: Vùng Tây Bắc hiện vẫn là vùng còn nhiều khó khăn, việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ còn tồn tại một số hạn chế, Phó Thủ tướng chỉ rõ. Đó là, tốc độ tăng trưởng GDP cao nhưng quy mô còn nhỏ và chưa bền vững; nguồn thu từ sản xuất, kinh doanh còn thấp; tiến độ thi công một số tuyến giao thông còn chậm và chưa đồng bộ; hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng còn thấp, việc tổ chức khai thác chế biến khoáng sản ở một số địa phương còn nhiều bất cập, tác động xấu đến tài nguyên môi trường; tình hình di cư tự do còn nhiều phức tạp, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội (nhất là ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS) chưa được đẩy lùi; năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập…

Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng nhấn mạnh: Năm 2010, các tỉnh trong vùng cần tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời, các tỉnh cần chú trọng xây dựng các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân, giải quyết hài hoà các mối quan hệ về sử dụng đất đai, lao động, tiền vốn, kỹ thuật công nghệ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để phát triển kinh tế hàng hoá; rà soát quy hoạch vùng, ngành; thúc đẩy hình thành vùng chuyên canh tập trung, tạo ra các loại hàng hoá quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao của mỗi địa phương và của cả vùng, lưu ý các loại cây có thị trường, phù hợp với lợi thế của mỗi địa phương như cây cao su, cà phê, chè giống mới, mít nghệ, cây ăn quả, cây keo lai làm nguyên liệu giấy…

Đối với khu vực Tây Bắc, rừng được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn, là thế mạnh của nhiều địa phương, để phát triển kinh tế rừng hiệu quả, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chỉ đạo các tỉnh hoàn thiện công tác giao đất, giao rừng ổn định lâu dài trên thực địa gắn với định canh, định cư, sắp xếp dân cư; hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phá rừng làm rẫy, khai thác lâm sản trái phép; phát triển mạnh chăn nuôi, nhất là đại gia súc, thuỷ đặc sản; làm tốt công tác xúc tiến thương mại, hình thành các kênh tiêu thụ nông lâm sản hàng hoá; gắn bó chặt chẽ việc phát triển kinh tế với triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới.

Các địa phương đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình kết cấu hạ tầng; huy động rộng rãi các nguồn lực để xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ phục vụ nhu cầu nước cho trồng trọt, chăn nuôi, nước sinh hoạt và cải thiện môi trường; Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư, giải phóng sức sản xuất và phát huy các nguồn lực; Thực hiện tốt các giải pháp kích thích phát triển kinh tế; Chú trọng triển khai các dự án ổn định dân cư, đưa dân trở lại biên giới; phòng chống bão, lũ, giảm nhẹ thiên tai; di dân ra khỏi vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.

Tập trung thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, ổn định và cải thiện đời sống cho nhân dân; tiếp tục triển khai tích cực, có hiệu quả Chương trình giảm nghèo tại 43 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài; xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh toàn diện, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền, biên giới quốc gia; hợp tác xây dựng tuyến biên giới hoà bình, hữu nghị, mở rộng các hoạt động giao lưu kinh tế, thu hút đầu tư.

Năm 2009, trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khắn, nhất là suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng kinh tế- xã hội của các địa phương trong vùng Tây Bắc tiếp tiếp tục có bước phát triển bền vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trong vùng đạt 9,38%, thu ngân sách đạt trên 8.500 tỷ đồng, tăng 16,31% so với năm 2008. Nhiều tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá như Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu... Cơ cấu kinh tế tích cực được điều chỉnh để nâng cao hiệu quả theo hướng tập trung thác tiềm năng, lợi thế trên từng lĩnh vực ở các địa phương.

Cụ thể, GDP nông nghiệp đạt 35,6%, giảm 1,3%; công nghiệp đạt 28,8%, tăng 0,8%; dịch vụ đạt 35,7%, tăng 0,6% so với năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt, tính đến hết năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng còn 24%, giảm 5,24% so với năm 2008. Kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông được cải thiện đáng kể. Nhiều tuyến đường quan trọng như Hà Nội - Hà Giang, Hà Nội- Cao Bằng, Hà Nội- Lạng Sơn... đã cơ bản được hoàn thành đầu tư. Công tác an sinh xã hội được triển khai mạnh. Nhờ đó, đến nay đã có trên 54.000 căn nhà dột nát được xây dựng cho các hộ nghèo...

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã đến dâng hương tưởng niệm các vua Hùng, thăm và chúc tết Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, Bộ Tư lệnh quân khu II và một số gia đình chính sách, hộ nghèo tại TP Việt Trì và huyện Phù Ninh (Phú Thọ)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao