111111

Thủ tướng: Tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn là thước đo để xây dựng, thi hành pháp luật

VOV.VN - Sáng nay, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2025 cho ý kiến đối với 8 nội dung quan trọng gồm: 2 dự án Luật và 6 hồ sơ chính sách xây dựng Luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 10.

 

Thủ tướng đề nghị tăng cường bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn là thước đo để xây dựng, thi hành pháp luật.

Tại phiên họp, các thành viên chính phủ cho ý kiến vào 2 Dự án Luật gồm: Dự án Luật Thi hành án dân sự (thay thế); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và cho ý kiến vào 06 hồ sơ chính sách xây dựng Luật gồm: Hồ sơ chính sách Luật Giáo dục đại học (thay thế); Hồ sơ chính sách Luật Giáo dục nghề nghiệp (thay thế); Hồ sơ chính sách Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế); Hồ sơ chính sách Luật Thương mại điện tử; Hồ sơ chính sách Luật Bảo hiểm tiền gửi (thay thế); Hồ sơ chính sách Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (thay thế).

Đây là những nội dung quan trọng nhằm hoàn thiện khung khổ pháp luật trong các lĩnh vực: Đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự, bảo đảm các bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền được thực thi hiệu quả; Hoàn thiện chính sách, pháp luật tháo gỡ điểm nghẽn xây dựng hệ thống giáo dục hiện đại, chất lượng, hiệu quả và công bằng gắn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng, phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước và thông lệ quốc tế; Đẩy mạnh phát triển kinh tế số, quản lý hiệu quả sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử hiện nay; Tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi và phát huy vai trò, vị thế của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và tạo hành lang pháp lý cho phát triển hàng không dân dụng.

Tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Từ đầu năm 2025 đến nay, Chính phủ xem xét, cho ý kiến hơn 50 dự án luật, nghị quyết. Riêng tại Kỳ họp thứ 9, Chính phủ đã trình Quốc hội 43 luật, nghị quyết , trong đó có nhiều nội dung đặc biệt quan trọng đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo động lực phát triển mới.

Với tinh thần đẩy mạnh cải cách hành chính; phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, Thủ tướng nhấn mạnh 6 nội dung cần tăng cường: "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, cụ thể hóa đường lối của Đảng trong xây dựng pháp luật. Tăng cường lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của các chủ thể có liên quan và các đối tượng chịu tác động. Tăng cường cơ chế chính sách, kiến tạo sự phát triển, phục vụ nhân dân. Tăng cường cắt giảm thủ tục hành chính để giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp. Tăng cường phân cấp phân quyền, đi đôi với phân bổ quyền lực. Tăng cường phối hợp với Quốc hội, Ủy ban TVQH, các đại biểu quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học. Tăng cường bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn là thước đo để xây dựng, thi hành pháp luật".

Trong xây dựng pháp luật, Thủ tướng nhấn mạnh phân công 6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ kết quả. Đối với Tờ trình các dự án Luật sửa đổi, bổ sung phải đảm bảo 5 vì sao: "Thứ nhất là vì sao lược bỏ? Vì sao lại hoàn thiện. Vì sao lại bổ sung. Vì sao lại cắt bỏ thủ tục hành chính? Vì sao lại phân cấp, phân quyền"

Theo Thủ tướng, việc xây dựng Luật đảm bảo quán triệt đường lối của Đảng, giải quyết được bài toán vướng mắc trong thực tiễn, phải hợp lòng dân, lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, khi đủ điều kiện ban hành mới ban hành để Luật đi vào thực tiễn cuộc sống.

Cho ý kiến vào các nội dung cụ thể, về hồ sơ chính sách Luật Thuế thu nhập cá nhân, Thủ tướng đề nghị quy định trong dự thảo Luật đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời, khuyến khích sự phát triển, tạo thuận lợi cho người dân đóng thuế và hoàn thuế.

Về Luật Thương mại điện tử, Thủ tướng đề nghị quản lý được, số hóa hết, đặc biệt kiểm soát hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại.

Về hồ sơ chính sách Luật Bảo hiểm tiền gửi, Thủ tướng cho rằng đây là dự án Luật khó, đề nghị tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự án luật đảm bảo an toàn tiền gửi.

Về hồ sơ chính sách Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Thủ tướng lưu ý quản lý rạch ròi, không chồng chéo, tăng cường phân cấp, phân quyền, huy động nguồn lực nhân dân, doanh nghiệp phát triển hạ tầng hàng không dân dụng.

Về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và Hồ sơ chính sách Luật Giáo dục đại học; Hồ sơ chính sách Luật Giáo dục nghề nghiệp, Thủ tướng lưu ý quy định cụ thể về quy mô trường lớp để quản lý; "xây dựng trường ra trường, lớp ra lớp", tăng cường phân hiệu của nhà trường. Xây dựng học liệu, tạo điều kiện "học tập suốt đời". Riêng đối với quy định Hội đồng trường, Thủ tướng đề nghị cần phân tích rõ, đánh giá kỹ tác động và báo cáo cấp có thẩm quyền.

Tại phiên họp, nhân dịp Kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925-21/06/2025) Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Đỗ Tiến Sỹ kính tặng Thủ tướng Phạm Minh Chính cuốn sách gồm các bài viết hay do các nhà báo, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện, được đông đảo bạn đọc quan tâm, ủng hộ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Toàn cảnh chuyến thăm chính thức Thụy Điển của Thủ tướng Phạm Minh Chính
Toàn cảnh chuyến thăm chính thức Thụy Điển của Thủ tướng Phạm Minh Chính

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến thăm chính thức Thụy Điển theo lời mời của Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson. Trong đó, điểm nhấn nổi bật là Việt Nam - Thụy Điển trở thành Đối tác chiến lược về Khoa học - công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

Toàn cảnh chuyến thăm chính thức Thụy Điển của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Toàn cảnh chuyến thăm chính thức Thụy Điển của Thủ tướng Phạm Minh Chính

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến thăm chính thức Thụy Điển theo lời mời của Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson. Trong đó, điểm nhấn nổi bật là Việt Nam - Thụy Điển trở thành Đối tác chiến lược về Khoa học - công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc chuyến công tác tới Estonia, Pháp, Thụy Điển
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc chuyến công tác tới Estonia, Pháp, Thụy Điển

VOV.VN - Vào lúc 8h00 sáng nay (14/06) chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Cộng hoà Estonia, Cộng hòa Pháp và Vương Quốc Thụy Điển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc chuyến công tác tới Estonia, Pháp, Thụy Điển

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc chuyến công tác tới Estonia, Pháp, Thụy Điển

VOV.VN - Vào lúc 8h00 sáng nay (14/06) chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Cộng hoà Estonia, Cộng hòa Pháp và Vương Quốc Thụy Điển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Thụy Điển
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Thụy Điển

VOV.VN - 17h chiều 13/6 (giờ địa phương), 22h giờ Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Stockholm, kết thúc chuyến thăm chính thức Vương Quốc Thụy Điển theo lời mời của Thủ tướng Thuỵ Điển Ulf Kristersson.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Thụy Điển

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Thụy Điển

VOV.VN - 17h chiều 13/6 (giờ địa phương), 22h giờ Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Stockholm, kết thúc chuyến thăm chính thức Vương Quốc Thụy Điển theo lời mời của Thủ tướng Thuỵ Điển Ulf Kristersson.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao