111111

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Sóc Trăng

VOV.VN - Chiều 28/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác của Chính phủ có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Sóc Trăng về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2021, Quý I/2022 và phương hướng năm 2022 và thời gian tới.

Dự buổi làm việc có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương liên quan. 

Báo cáo tại cuộc làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn cho biết, năm 2021, trong điều kiện nhiều khó khăn, thách thức chưa có tiền lệ, dịch COVID-19 bùng phát, đặc biệt là trong quý III/2021, với sự đoàn kết, chủ động, sáng tạo, Tỉnh uỷ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt thực hiện nghiêm túc, hiệu quả “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Sóc Trăng là tỉnh đầu tiên áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo mức độ nguy cơ, hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực của dịch bệnh, được người dân và doanh nghiệp đồng tình ủng hộ.

Qua đó, kinh tế - xã hội của tỉnh đạt kết quả tích cực. Tăng trưởng kinh tế GRDP đạt 1,18%. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển; sản lượng lúa, thủy sản vượt kế hoạch. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12% so năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng của tỉnh trong năm 2021, vượt 15% chỉ tiêu Nghị quyết. Thu ngân sách vượt gần 11% chỉ tiêu Nghị quyết. Kết quả xây dựng nông thôn mới vượt chỉ tiêu đề ra.

Các chính sách an sinh xã hội được quan tâm triển khai thực hiện, nhất là các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19. Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội cơ bản được bảo đảm.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tăng cường; vai trò hạt nhân trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền tiếp tục được phát huy. Tổ chức thành công bầu cử Quốc hội, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội chuyển biến rõ nét.

Từ đây đến cuối năm 2022, tỉnh sẽ ưu tiên triển khai thực hiện các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm như: Tiếp tục thực hiện tốt Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, bảo vệ tối đa sức khoẻ, tính mạng người dân; Triển khai hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Hoàn thành Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng đạt chất lượng, đúng tiến độ được Chính phủ giao; Quyết liệt thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, hoàn thành nhiệm vụ giải ngân theo chỉ đạo của Chính phủ; Lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức đảng tăng cường công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị, đạo đức, tổ chức và cán bộ; Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, của Tỉnh uỷ...

Tỉnh Sóc Trăng kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành xem xét một số cơ chế, chính sách đầu tư Dự án Cảng biển Trần Đề-cảng biển lớn, đặc biệt quan trọng  và là cửa ngõ của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long; cơ chế khai thác mỏ cát làm vật liệu phục vụ xây dựng Cảng biển Trần Đề, tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (đoạn qua tỉnh Sóc Trăng), cầu Đại Ngãi và hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; bổ sung định hướng phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; một số kiến nghị liên quan các dự án năng lượng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Phát biểu tại buổi làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành cho rằng, Sóc Trăng là tỉnh có tiềm năng, lợi thế nên thời gian qua có bước phát triển kinh tế-xã hội đáng khích lệ. Tuy nhiên, Sóc Trăng vẫn chưa có bứt phá do cơ chế chính sách còn hạn hẹp, kết câu hạ tầng chưa được khơi thông, kết nối. Để Sóc Trăng phát triển nhanh và bền vững đề nghị tỉnh thúc đẩy công tác lập quy hoạch tỉnh với các trọng điểm kinh tế ven biển, năng lượng tái tạo, du lịch, kết cấu hạ tầng chiến lược; đẩy mạnh cải cách hành chính...

Các bộ, ngành cũng cơ bản nhất trí với các đề xuất, kiến nghị của tỉnh; sẵn sàng phối hợp với Sóc Trăng để xử lý, giải quyết hiệu quả khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đồng ý, chỉ đạo, quyết định.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng hạ lưu sông Hậu, trên trục lộ giao thông thủy bộ nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam bộ, Sóc Trăng có vị trí địa kinh tế quan trọng trong vùng duyên hải phía Đông vùng đồng bằng sông Cửu Long, hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi và có tiềm năng, lợi thế rất lớn để phát triển kinh tế-xã hội, nhất là các ngành nông nghiệp công nghệ cao, cảng biển, logistic, công nghiệp, năng lượng và du lịch,...

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng để vượt qua những khó khăn, thách thức, khai thác có hiệu quả cao nhất những tiềm năng, lợi thế, phấn đấu thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội mà Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Sóc Trăng cần phát huy mạnh mẽ tinh thần, tính cách của người dân địa phương, để doanh nghiệp và người dân trên địa bàn được thực sự thụ hưởng kết quả phát triển kinh tế-xã hội; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương liên quan thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, tạo đột phá phát triển trên các lĩnh vực.

Cùng với biểu dương thành tựu mà Đảng bộ, nhân dân tỉnh Sóc Trăng đạt được, Thủ tướng cũng chỉ rõ, một số tồn tại, hạn chế tỉnh cần khắc phục như: Kinh tế tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; quy mô nền kinh tế còn nhỏ; chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế và cơ cấu lại trong từng ngành, lĩnh vực còn chậm; môi trường đầu tư, kinh doanh, năng lực cạnh tranh còn hạn chế; chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công giảm từ hạng 41 năm 2019 xuống 61 năm 2020, đứng thứ 13/13 trong vùng; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vẫn thấp, đứng thứ 11/13; đời sống một bộ phận người dân còn nhiều khó khăn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Nỗ lực vươn lên, không trông chờ ỷ lại

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình, Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi mở một số vấn đề tỉnh Sóc Trăng cần thực hiện để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng Đảng trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Thủ tướng yêu cầu tỉnh quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết, chương trình, chỉ thị của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của tỉnh; Phát huy mạnh mẽ truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa, tinh thần tự lực, tự cường, đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển của mình, vươn lên mạnh mẽ bằng sức mạnh nội sinh, không trông chờ, ỷ lại, góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước độc lập, tự chủ, có sức chống chịu cao với các biến cố, các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, năng lực cạnh tranh tốt trong khu vực và thế giới

Cùng với đó tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; có biện pháp kiểm tra, giám sát hiệu quả việc triển khai của từng cấp; Xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, thống nhất cao, liêm chính, dân chủ, hành động, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, trong sạch, tận tụy, vì nhân dân phục vụ.

Mục tiêu đã cố gắng rồi thì cố gắng hơn nữa, quyết liệt rồi quyết liệt hơn nữa, đã nỗ lực rồi thì nỗ lực hơn nữa, đã quyết tâm rồi thì quyết tâm cao hơn nữa, làm việc nào dứt việc đó, xây dựng bộ máy hành chính trong sạch vì nhân dân phục vụ.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cụ thể như: Sóc Trăng phải tiếp tục thực hiện hiệu quả các biện pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tỉnh đẩy mạnh chuyển đổi tư duy từ “phát triển sản xuất nông nghiệp” sang “phát triển kinh tế nông nghiệp”, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, hiệu quả sản xuất. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp, hướng tới nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh. Thúc đẩy liên kết các chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế như công nghiệp chế biến thủy, hải sản; năng lượng tái tạo, năng lượng xanh và các ngành hàng khai thác thế mạnh nguyên, vật liệu tại địa phương. Chú trọng thu hút đầu tư các khu, cụm công nghiệp.

Triển khai đồng bộ các giải pháp phục hồi tăng trưởng các ngành dịch vụ, du lịch gắn với đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, nhất là phát triển du lịch; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch dựa trên các đặc trưng của Tỉnh; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch.

Triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Tăng cường phân cấp, phân quyền; phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tập trung cải thiện ngay Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI).

Tăng cường thực hiện công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, khoáng sản, lĩnh vực biển, biến đổi khí hậu và khí tượng thủy văn. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm môi trường; xử lý nghiêm các vi phạm.

Triển khai hiệu quả công tác an sinh xã hội, bảo đảm phúc lợi xã hội. Tổ chức triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nâng cao chất lượng công tác y tế, giáo dục đào tạo; làm tốt công tác thông tin, truyền thông. Giữ vững an ninh, quốc phòng; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, mang lại cuộc sống bình yên cho người dân.

Coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Tập trung xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng và đạo tào đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Về một số nhiệm vụ trước mắt, Thủ tướng yêu cầu quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tư nhân, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các dự án sản xuất, kinh doanh sớm đi vào hoạt động.

Thực hiện tốt công tác phòng, chống khô hạn và xâm nhập mặn. Tăng cường triển khai các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, nhất là tình hình sạt lở bờ sông, đê biển.

Đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ điện phục vụ đời sống và sản xuất của người dân trong mùa khô hạn. Thúc đẩy, tạo điều kiện hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ các dự án điện gió đã được phê duyệt chủ trương đầu tư.

Đối với các đề xuất, kiến nghị của Sóc Trăng, trên cơ sở ý kiến của các bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ cơ bản đồng ý về mặt nguyên tắc; đề nghị các bộ, ngành, đơn vị bàn bạc với tỉnh Sóc Trăng, xây dựng lộ trình, chương trình giải quyết theo thầm quyền; đối với những vấn đề vượt thẩm quyền thì tổng hợp, đề xuất, trình Chính phủ và cấp có thẩm quyền giải quyết, trên nguyên tắc linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo đúng pháp luật, hài hòa lợi ích./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng

VOV.VN - Tối nay (27/4), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ Kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng (4/1992 - 4/2022) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, Công bố Thành phố Sóc Trăng là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Sóc Trăng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng

VOV.VN - Tối nay (27/4), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ Kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng (4/1992 - 4/2022) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, Công bố Thành phố Sóc Trăng là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Sóc Trăng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát cảng biển ở Sóc Trăng
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát cảng biển ở Sóc Trăng

VOV.VN - Trong chương trình thăm và làm việc tại tỉnh Sóc Trăng, chiều 27/4, ngay sau khi tới Sóc Trăng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ đã khảo sát thực tế khu vực quy hoạch cảng biển Trần Đề, huyện Trần Đề và thăm dự án dự án Nhiệt điện Long Phú 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát cảng biển ở Sóc Trăng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát cảng biển ở Sóc Trăng

VOV.VN - Trong chương trình thăm và làm việc tại tỉnh Sóc Trăng, chiều 27/4, ngay sau khi tới Sóc Trăng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ đã khảo sát thực tế khu vực quy hoạch cảng biển Trần Đề, huyện Trần Đề và thăm dự án dự án Nhiệt điện Long Phú 1.

Thủ tướng nêu 13 vấn đề tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Sóc Trăng năm 2022
Thủ tướng nêu 13 vấn đề tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Sóc Trăng năm 2022

VOV.VN - Tiếp tục chương trình công tác tại Sóc Trăng, sáng 28/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Sóc Trăng năm 2022 với chủ đề “Đồng hành – hợp tác – phát triển”.

Thủ tướng nêu 13 vấn đề tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Sóc Trăng năm 2022

Thủ tướng nêu 13 vấn đề tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Sóc Trăng năm 2022

VOV.VN - Tiếp tục chương trình công tác tại Sóc Trăng, sáng 28/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Sóc Trăng năm 2022 với chủ đề “Đồng hành – hợp tác – phát triển”.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao