111111

Thanh Hóa: Cần đồng bộ nhân lực, hạ tầng CNTT để vận hành chính quyền 2 cấp

VOV.VN - Thanh Hóa đang thiếu hụt nhân lực, hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) đã ảnh hưởng trực tiếp đến vận hành chính quyền 2 cấp, cản trở tiến trình chuyển đổi số của địa phương.

Nhân lực, hạ tầng công nghệ thông tin mỏng

Để chính quyền 2 cấp đi vào hoạt động chính thức từ ngày 1/7 một cách trơn tru, hiệu quả, thông suốt thì trước đó tỉnh Thanh Hóa đã chủ động tập huấn công nghệ thông tin cho 12.000 lượt cán bộ, công chức. Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa đã duy trì hoạt động của 4375 tổ công nghệ số cộng đồng gồm 15.995 thành viên, mỗi thôn bản có 1 tổ, với nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật cho người dân và tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng số.

Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa cũng đã triển khai đào tạo trực tuyến về kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số cho hơn 23.000 cán bộ, công chức, thành viên ban chỉ đạo các cấp và tổ chức tập huấn về kỹ năng sử dụng phần mềm dùng chung, hệ thống hội nghị trực tuyến cho 20 lớp với 1.800 cán bộ, công chức cấp xã.

Tuy nhiên, mặt bằng chung về kỹ năng CNTT của cán bộ, công chức mới chưa đồng đều. Điều này dẫn đến tình trạng lúng túng khi xử lý các sự cố CNTT, vốn ngày càng xảy ra thường xuyên hơn.

Ông Nguyễn Văn Tước, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, chia sẻ, cán bộ tại Sở phải làm việc cật lực, thậm chí chỉ ngủ 3 - 4 tiếng mỗi đêm và không có ngày nghỉ để hoàn thành nhiệm vụ.

Ông Tước cho biết, việc chuyển giao và tập huấn kỹ năng CNTT cho cán bộ xã gặp nhiều khó khăn do họ không có chuyên môn sâu, đặc biệt khi xử lý các sự cố bất ngờ. Trong khi đó, hiện tại lực lượng hỗ trợ kỹ thuật toàn tỉnh, với chỉ 50 người là cán bộ chuyên môn, đơn cử như của Văn phòng Tỉnh ủy có 6 người, Văn phòng UBND tỉnh có 6 người, Sở Khoa học và Công nghệ có 16 người, Viettel 6 người, VNPT 7 người Mobifone 3 người.. đang phải gồng mình điều phối, vận hành và ứng phó với khối lượng công việc khổng lồ.

Không chỉ thiếu hụt nhân lực, hệ thống hạ tầng CNTT của tỉnh Thanh Hóa cũng đang là một vấn đề. Nhiều hệ thống được tận dụng lại của 457 cấp xã cũ. Mặc dù tỉnh Thanh Hóa đã chủ động rà soát và tận dụng tối đa thiết bị cũ, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.

Hiện tại, toàn tỉnh Thanh Hóa có 309 phòng họp trực tuyến, trong đó tất cả 166 xã, phường mới đều có 1 phòng họp trực tuyến đảm bảo khả năng tương tác 2 chiều. Tuy nhiên, 143 phòng còn lại đặt tại các Ủy ban, Đảng ủy và phòng họp chung chưa đảm bảo yêu cầu cho một phòng họp trực tuyến bởi các dịch vụ chủ yếu được thuê từ các doanh nghiệp viễn thông.

Với địa bàn rộng và tần suất họp trực tuyến dày đặc, Thanh Hóa cần đầu tư mỗi xã 1 phòng họp chuyên dụng để đảm bảo được tính sẵn sàng về âm thanh, hình ảnh trong mỗi cuộc họp.

Hạ tầng mạng LAN (mạng nội bộ) hiện tại đã được nâng cấp bổ sung, nhưng vẫn cần nâng cấp mở rộng thêm nữa, bởi trước kia mạng nội bộ này chỉ phục vụ cho số lượng từ 19-25 cán bộ, nhưng hiện tại số lượng cán bộ là trên dưới 60 người, nên cần nâng cấp thêm băng thông, đường truyền để tốc độ đường truyền nhanh hơn.

Về chữ ký số, Thanh Hóa đã có hơn 2.200 chữ ký số của các cơ quan, 17.000 chữ ký cán bộ viên chức và doanh nghiệp đã có 611.000 chữ ký. Thanh Hóa được đánh giá đã triển khai sớm và tích cực về chữ ký số so với cả nước. Các nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu đã có 10 hệ thống thông tin dùng chung được kết nối, 11 hệ thống thông tin nội tỉnh và 15 dịch vụ kết nối hệ thống thông tin nội tỉnh được duy trì ổn định.

 Theo rà soát của sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, hạ tầng kỹ thuật CNTT và hệ thống cơ sở dữ liệu còn thiếu và chưa đồng bộ. Việc số hóa dữ liệu cũng gặp khó khăn như, dữ liệu hộ tịch đã hoàn thành số hóa nhưng chưa đưa vào tái sử dụng do phụ thuộc tiến độ của Trung ương về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu. Phần lớn tài liệu lưu trữ ở các cơ quan chưa được chỉnh lý, phân loại, số hóa hồ sơ theo quy định.

Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành còn rời rạc, chưa kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia theo Nghị định 47/2020/NĐ-CP. Hạ tầng viễn thông chưa đồng bộ ở các vùng khó khăn, vẫn còn thôn bản, cụm dân cư lõm sóng di động và chưa có hạ tầng băng rộng cố định tại các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa của tỉnh.

Là “nút thắt” cản bước chuyển đổi số

Ông Trần Văn Ngọc, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Bình chia sẻ: Hiện tại xã có 49 cán bộ, công chức, mỗi cán bộ đều được trang bị có 1 máy tính làm việc riêng, phòng họp trực tuyến được quan tâm đầu tư tương đối tốt, hầu hết các cán bộ ở xã đều thành thạo kỹ năng cơ bản về CNTT, bởi đa phần là cán bộ trẻ nên tiếp cận với công nghệ không mấy khó khăn.

“Tuy nhiên, sau 15 ngày vận hành chính quyền 2 cấp, hệ thống  phần mềm TD office (gửi nhận văn bản), 1 cửa liên thông, hộ tịch chạy rất “ì ạch”, có thời điểm kí được phần mềm này, thì phần mềm kia lại bị treo nên rất mất thời gian. Bên cạnh đó, có 4 cán bộ vẫn chưa được cấp mới chữ kí số. Thời điểm hiện tại, khi chính quyền 2 cấp vận hành khối lượng công việc nhiều, cán bộ đang dần làm quen với nhiệm vụ mới, nên hệ thống phần mềm chậm chạp, cán bộ sẽ vất vả hơn rất nhiều khi gian làm việc bị kéo dài”, ông Ngọc cho hay.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Chính, cho biết: "Bản thân tôi là Phó Chủ tịch nhưng hiện tại cũng chưa được cấp chữ kí số, mọi văn bản phải để chủ tịch UBND xã kí và nhập lên hệ thống".

Nói về kỹ năng CNTT của cán bộ địa phương, ông Hưng đánh giá, cán bộ ở đây đều biết chút ít về công nghệ, nhưng chủ yếu là do tự học hỏi nên không chuyên sâu. Để xử lý các sự cố CNTT thì không thể làm được. Nếu trên địa bàn xã có 1 cán bộ chuyên sâu hỗ trợ về CNTT mọi vấn đề sẽ được xử lý nhanh, đảm bảo được tiến độ công việc.

Tình trạng thiếu hụt nhân lực không chỉ gây áp lực cho cán bộ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của chính quyền hai cấp. Để đảm bảo vận hành trơn tru và xử lý kịp thời các sự cố, việc bổ sung nhân lực, đặc biệt là các cơ quan tham mưu giúp việc trực tiếp cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Tỉnh ủy, là vô cùng cần thiết.

Bên cạnh đó, việc tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn CNTT cho cán bộ cơ sở, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và đồng bộ hóa các hệ thống cơ sở dữ liệu cũng là những yếu tố then chốt để Thanh Hóa có thể phát huy tối đa tiềm năng của chính quyền số, phục vụ người dân và doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

dien_lu.jpg

Rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền và nhân dân

VOV.VN - Mô hình chính quyền địa phương hai cấp bước đầu đi vào cuộc sống ở Thanh Hóa và Thái Nguyên đã cho thấy hiệu quả của quyết tâm cải cách hành chính. Chính quyền gần dân hơn và phục vụ nhân dân tận tình, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Thanh Hóa: Sự hài lòng của người dân là thước đo hiệu quả của chính quyền 2 cấp
Thanh Hóa: Sự hài lòng của người dân là thước đo hiệu quả của chính quyền 2 cấp

VOV.VN - Tổ chức bộ máy chính quyền 2 cấp không chỉ là điều chỉnh hành chính đơn thuần, mà còn mang theo kỳ vọng lớn lao của người dân vào đội ngũ cán bộ cơ sở và hướng đến một nền hành chính phục vụ, tinh gọn, minh bạch và hiệu quả hơn.

Thanh Hóa: Sự hài lòng của người dân là thước đo hiệu quả của chính quyền 2 cấp

Thanh Hóa: Sự hài lòng của người dân là thước đo hiệu quả của chính quyền 2 cấp

VOV.VN - Tổ chức bộ máy chính quyền 2 cấp không chỉ là điều chỉnh hành chính đơn thuần, mà còn mang theo kỳ vọng lớn lao của người dân vào đội ngũ cán bộ cơ sở và hướng đến một nền hành chính phục vụ, tinh gọn, minh bạch và hiệu quả hơn.

Hải Phòng chủ động tháo gỡ khó khăn để vận hành chính quyền hai cấp hiệu quả
Hải Phòng chủ động tháo gỡ khó khăn để vận hành chính quyền hai cấp hiệu quả

VOV.VN - Sau thời gian chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, các hoạt động tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Hải Phòng diễn ra thông suốt, nhận được sự đồng thuận, hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Hải Phòng chủ động tháo gỡ khó khăn để vận hành chính quyền hai cấp hiệu quả

Hải Phòng chủ động tháo gỡ khó khăn để vận hành chính quyền hai cấp hiệu quả

VOV.VN - Sau thời gian chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, các hoạt động tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Hải Phòng diễn ra thông suốt, nhận được sự đồng thuận, hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

Chính quyền cấp xã ở Điện Biên từng bước vận hành vững vàng
Chính quyền cấp xã ở Điện Biên từng bước vận hành vững vàng

VOV.VN - Sau 10 ngày chính thức triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, nhiều xã, phường ở tỉnh Điện Biên đã nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất, nhân lực, từng bước kiện toàn bộ máy và vận hành thông suốt.

Chính quyền cấp xã ở Điện Biên từng bước vận hành vững vàng

Chính quyền cấp xã ở Điện Biên từng bước vận hành vững vàng

VOV.VN - Sau 10 ngày chính thức triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, nhiều xã, phường ở tỉnh Điện Biên đã nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất, nhân lực, từng bước kiện toàn bộ máy và vận hành thông suốt.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao