111111

Sáp nhập xã, phường: Nghiên cứu giữ lại tối đa những tên gọi cũ

VOV.VN - Với việc đặt tên các xã, phường sau sáp nhập, có thể nghiên cứu để giữ lại tối đa những tên gọi cũ vốn thân thương với rất nhiều người và cũng để đáp ứng lòng mong mỏi của nhiều người.

Câu chuyện đặt tên tỉnh, thành, xã, phường khi sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã, bỏ cấp huyện là chủ đề được quan tâm những ngày qua. Việc lựa chọn tên gọi sau sáp nhập ra sao sẽ có quyết định cuối cùng từ các cơ quan có trách nhiệm sau khi tiếp thu ý kiến của người dân, song những gì người dân trăn trở, suy tư và bày tỏ ý kiến cũng nên được lắng nghe.

Khi thông tin sáp nhập đơn vị hành chính và đơn vị mới sẽ mang tên khác đã làm cho nhiều người có cảm giác buồn vì cảm thấy mất đi một cái gì đó thân thương. Thế nhưng, nếu bình tâm suy nghĩ chúng ta sẽ thấy không có gì là vĩnh cửu, và cái tên địa danh cũng vậy.

Chẳng hạn, Hà Nội hiện nay cũng đã từng có những tên gọi là Thăng Long, Đại La. Nhiều địa danh trên đất nước ta cũng đã nhiều lần thay đổi tên gọi chứ chẳng mấy nơi còn giữ tên từ khai thiên lập địa. Tất nhiên, sự thay đổi nào cũng vậy, ban đầu sẽ có những bỡ ngỡ, thậm chí tiếc nuối, hụt hẫng nhưng rồi sau thời gian cũng sẽ dần quen.

Đối với người Việt Nam, cái tên thân thiết, thân thương nhất là 2 tiếng thiêng liêng: VIỆT NAM. Nếu như địa phương cấp tỉnh, cấp xã là cái chúng ta sử dụng với nhau ở trong nước, thì cái tên VIỆT NAM là tên gọi khi chúng ta giao lưu, hội nhập với cộng đồng quốc tế.

Điều mà mỗi người Việt Nam hãnh diện là vị thế của đất nước trên trường quốc tế, hình ảnh của đất nước trong mắt cộng đồng quốc tế, “quyền lực” của tấm hộ chiếu Việt Nam khi chúng ta bước chân ra bên ngoài lãnh thổ... Vậy nên, dù sau sáp nhập, tên địa danh mới không như mong muốn, chắc hẳn người ấy cũng không vì vậy mà quá buồn hay bất mãn. Những ai yêu đất nước, tâm huyết với đất nước, mong muốn đất nước cường thịnh và phát triển chắc chắn sẽ vượt lên cái riêng để tiến tới cái chung lớn hơn, đó là vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

Không có bất cứ một chính sách nào có thể đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của tất cả mọi người, bởi một chính sách nếu đáp ứng mong muốn của nhóm này thì có thể sẽ xung đột với nhóm khác, và việc đặt tên mới của tỉnh, thành, xã phường sau sắp xếp cũng vậy.

Đối với các tỉnh, việc sáp nhập tỉnh nào với tỉnh nào, đặt tên ra sao chắc chắn các cơ quan có trách nhiệm sẽ lắng nghe, nghiên cứu một cách thấu đáo để đưa ra kết luận cuối cùng một cách hợp lý nhất. Riêng tên của gần 3.000 xã, phường dự kiến sau sáp nhập, việc đặt tên nào là cả một vấn đề không kém phần nan giải.

Còn nhớ, trong lần sáp nhập trước đây, khi dự kiến sáp nhập xã Quỳnh Đôi với xã Quỳnh Hậu (Nghệ An) và mang tên mới là Đôi Hậu đã không nhận được sự đồng thuận về tên gọi, nên cuối cùng phải tạm dừng lại. Sở dĩ tên mới của 2 xã này dự kiến sau sáp nhập là Đôi Hậu vì ghép chữ “Đôi” trong Quỳnh Đôi với chữ “Hậu” trong Quỳnh Hậu.

Theo sử sách, cả Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu đều có lịch sử lâu đời, nhưng khi chọn một tên mới nếu cứ theo kiểu ghép như vậy có thể không ổn chút nào. Nhân câu chuyện này, khi ấy có người đã hài hước rằng nếu vậy khi sáp nhập quận Hai Bà Trưng với quận Hoàn Kiếm phải đặt tên mới là “Kiếm Bà” (khi đó chưa có định hướng bỏ cấp huyện).

Việc mọi người luyến tiếc với một cái tên gắn với bao kỷ niệm là điều cần và nên được thông cảm, chia sẻ, ai lại không buồn khi nơi chốn thân thương của mình tự nhiên bị mất tên. Cái tên quê hương đối với nhiều người đã ăn vào máu thịt của họ, ghi dấu biết bao kỷ niệm đẹp của cuộc đời mỗi người.

Chẳng vậy mà chuyện xưa kể rằng có một vị quan ở Trung Quốc là Trương Hàn khi đi làm quan xa quê, bất chợt khi gió thu về đã làm vị ấy nhớ mùi rau, mùi cá ở quê hương đến mức từ quan để về quê: “Gió Thu một tiếng bên tai/ Thuần lư sực tỉnh nhớ mùi Giang Nam”.

Trong thực tế, có những địa danh chỉ cần gọi tên đã cảm thấy sự oai hùng, gợi nhớ bao sự tích, chiến công lẫy lừng như Đống Đa, Hoàn Kiếm (Hà Nội); Củ Chi, Gò Vấp (TP.HCM)…Cũng vậy, có những địa danh không chỉ đơn thuần là một cái tên mà mang trong đó cả một vùng văn hoá như Quỳnh Lưu (Nghệ An), Hà Trung (Thanh Hoá), Quy Nhơn (Bình Định); Biên Hoà (Đồng Nai); Tân Uyên (Bình Dương)…

Chỉ đặt một cái tên cho một người, nhiều khi cha ông cũng cần vắt óc suy nghĩ lựa cái tên mang ý nghĩa và kỳ vọng nào đó, vậy thì việc đặt tên địa danh mới sau sáp nhập cẩn trọng lựa chọn là điều đáng nên làm.

Với việc đặt tên các xã, phường sau sáp nhập, có thể nghiên cứu để giữ lại tối đa những tên gọi cũ vốn thân thương với rất nhiều người và cũng để đáp ứng lòng mong mỏi của nhiều người. Chẳng hạn, đối với mỗi tỉnh, thành nghiên cứu đặt tên xã, phường theo hướng tên gọi là số thứ tự 1,2,3,4…và gắn tên quận huyện sau gạch ngang.

Chẳng hạn, nếu TP.HCM sau sáp nhập (giả sử có thêm Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu) có 200 phường, xã sẽ đặt tên các xã phường mới như: Phường 15-Gò Vấp, tức phường 15 của thành phố nhưng ở địa bàn Gò Vấp cũ; phường 78-Xuyên Mộc, tức phường 78 của thành phố nhưng ở địa bàn Xuyên Mộc; xã 67-Dầu Tiếng, tức xã 67 của thành phố nhưng ở địa bàn Dầu Tiếng, Bình Dương; phường 1-1, tức phường 1 nhưng ở địa bàn quận 1 trước đây; xã 145-Bắc Tân Uyên, tức xã (phường) số 145 của thành phố nhưng thuộc địa bàn Bắc Tân Uyên cũ.

Khi sáp nhập các tỉnh, địa giới sẽ được mở rộng ra rất nhiều, vì vậy cách đặt tên này không chỉ giúp giữ lại được tên gọi cũ, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của nhiều người mà còn giúp mọi người dễ hình dung về vị trí địa lý…

Đối với tỉnh nào đó sau sáp nhập mà có địa danh cấp huyện trùng nhau, chẳng hạn như Châu Thành thì khi đó đặt tên xã theo số, tên huyện và có thể gắn cả tên tỉnh phía sau.

Vẫn biết rằng tên địa danh càng dài càng bất tiện, song thực tế có những vấn đề cũng cần sự linh động. Chẳng hạn xã 45-Châu Thành (Tiền Giang), như vậy có thể hiểu là đó là xã 45 thuộc huyện Châu Thành của tỉnh Tiền Giang trước khi sáp nhập…

Tất nhiên, sẽ không có bất cứ chính sách nào có thể làm hài lòng tất cả mọi người và việc đặt tên xã, phường sau sáp nhập cũng vậy. Đã đành, đổi mới chắc chắn sẽ phải thay đổi, song nếu hài hoà để vừa đổi mới, vừa giữ được những giá trị văn hoá, lịch sử từ những tên gọi cũ thì vẫn tốt hơn.                                         

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Cán bộ có biểu hiện buông xuôi, né việc khó sẽ vào "tầm ngắm" sàng lọc khi sáp nhập?
Cán bộ có biểu hiện buông xuôi, né việc khó sẽ vào "tầm ngắm" sàng lọc khi sáp nhập?

VOV.VN - Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức, bộ máy bước vào giai đoạn quyết liệt và khó khăn hơn, song yêu cầu đặt ra là vẫn phải đảm bảo hoạt động liên tục, thông suốt. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức - ai biểu hiện cầm chừng, buông xuôi, né tránh, đều vào “tầm ngắm” sàng lọc.

Cán bộ có biểu hiện buông xuôi, né việc khó sẽ vào "tầm ngắm" sàng lọc khi sáp nhập?

Cán bộ có biểu hiện buông xuôi, né việc khó sẽ vào "tầm ngắm" sàng lọc khi sáp nhập?

VOV.VN - Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức, bộ máy bước vào giai đoạn quyết liệt và khó khăn hơn, song yêu cầu đặt ra là vẫn phải đảm bảo hoạt động liên tục, thông suốt. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức - ai biểu hiện cầm chừng, buông xuôi, né tránh, đều vào “tầm ngắm” sàng lọc.

Tiền Giang đề xuất giữ lại thương hiệu "Mỹ Tho" sau khi sáp nhập
Tiền Giang đề xuất giữ lại thương hiệu "Mỹ Tho" sau khi sáp nhập

VOV.VN - Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đang khẩn trương triển khai thực hiện Kết luận số 127 của Bộ Chính trị, Kết luận 130 của Ban Bí thư về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Riêng thành phố Mỹ Tho có đề xuất thành lập phường Mỹ Tho.

Tiền Giang đề xuất giữ lại thương hiệu "Mỹ Tho" sau khi sáp nhập

Tiền Giang đề xuất giữ lại thương hiệu "Mỹ Tho" sau khi sáp nhập

VOV.VN - Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đang khẩn trương triển khai thực hiện Kết luận số 127 của Bộ Chính trị, Kết luận 130 của Ban Bí thư về chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Riêng thành phố Mỹ Tho có đề xuất thành lập phường Mỹ Tho.

Quảng Bình đề xuất xã mới sẽ mang tên huyện cũ sau sáp nhập
Quảng Bình đề xuất xã mới sẽ mang tên huyện cũ sau sáp nhập

VOV.VN - Đến thời điểm này, các địa phương đã trình phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã lên Thường trực Ban Chỉ đạo về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, tỉnh Quảng Bình. Theo đó, số lượng đơn vị hành chính cấp xã được sắp xếp còn 27 đơn vị, giảm 82% so với lúc chưa sáp nhập xã.

Quảng Bình đề xuất xã mới sẽ mang tên huyện cũ sau sáp nhập

Quảng Bình đề xuất xã mới sẽ mang tên huyện cũ sau sáp nhập

VOV.VN - Đến thời điểm này, các địa phương đã trình phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã lên Thường trực Ban Chỉ đạo về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, tỉnh Quảng Bình. Theo đó, số lượng đơn vị hành chính cấp xã được sắp xếp còn 27 đơn vị, giảm 82% so với lúc chưa sáp nhập xã.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao