111111

Người ứng cử Quốc hội và HĐND khai man tài sản, thu nhập sẽ bị xử lý

"Người ĐBQH, đại biểu HĐND nếu kê khai không đúng, hoặc thiếu trung thực sẽ tùy theo tính chất và mức độ để xử lý, không có trường hợp ngoại lệ".

Đó là nội dung được Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM Nguyễn Hoàng Năng trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề minh bạch hóa tài sản, thu nhập đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Theo Điều 35, Chương V Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, quy định hồ sơ ứng cử của người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp bao gồm: đơn ứng cử, sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cấp có thẩm quyền của đơn vị, tóm tắt tiểu sử, bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. 

Ông Nguyễn Hoàng Năng
PV: Bản kê khai tài sản, thu nhập của người ứng cử không phải là cán bộ, đảng viên, công chức đang làm việc trong các cơ quan nhà nước và trong hệ thống chính trị thì quản lý, xác minh ra sao?

Ông Nguyễn Hoàng Năng: Kê khai tài sản đối với người ra ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp để xác định nguồn gốc tài sản của họ là rõ ràng, minh bạch và chứng minh được tài sản đó có nguồn gốc hợp lý, rõ ràng.

Nếu người ứng cử không phải là người làm việc trong các cơ quan nhà nước, trong hệ thống chính trị thì người đó phải kê khai toàn bộ tài sản mà họ có trong quá trình làm việc đã tạo lập nên. Ủy ban bầu cử tỉnh, thành sẽ lưu giữ các bản kê khai tài sản của người ứng cử, khi họ trở thành đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, quá trình hoạt động có ai phản ánh do thiếu minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập thì có cơ sở để cơ quan có trách nhiệm xem xét sự khai báo đó xem có trung thực không.

PV: Nếu phát hiện kê khai không đúng, thiếu trung thực sẽ xử lý sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Hoàng Năng: Căn cứ theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức HĐND các cấp để xử lý. Trong đó, quy định trách nhiệm của người đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND nếu kê khai không đúng, hoặc thiếu trung thực sẽ tùy theo tính chất và mức độ để xử lý, không có trường hợp ngoại lệ.

PV: Nhiệm kỳ qua, người dân phản ánh có một số đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp có những mờ ám về nguồn gốc tài sản và thu nhập, giàu lên bất thường?

Ông Nguyễn Hoàng Năng: Trong cơ cấu, thành phần của các cơ quan dân cử từ HĐND các cấp đến Quốc hội hoạt động không mang tính chuyên nghiệp. Mỗi đại biểu đều là đại diện cho các cơ cấu, thành phần nhất định, có những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức của nhà nước, trong hệ thống chính trị, đoàn thể xã hội, có người hoạt động ở các doanh nghiệp… Việc giàu có lên của những người đại biểu ở ngoài cơ quan, tổ chức Nhà nước, do hoạt động kinh doanh đúng pháp luật, là bình thường.

Đối với những đại biểu Quốc hội hay đại biểu HĐND các cấp mà hoạt động trong các cơ quan, tổ chức nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, nếu phát hiện việc kê khai tài sản, thu nhập không đúng, nguồn gốc tài sản không rõ ràng thì phải căn cứ theo Luật Phòng chống tham nhũng để xử lý.

PV: Có đại biểu hoạt động ngoài cơ quan tổ chức Nhà nước, họ là doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và giàu lên bất thường trong nhiệm kỳ hoạt động của mình, người dân đặt vấn đề, do họ đứng chân trong bộ máy quyền lực dân cử nên nắm bắt nhiều thông tin, nhiều chính sách có lợi, thậm chí là họ tham gia vào nhóm lợi ích chi phối trong việc ban hành chính sách?

Ông Nguyễn Hoàng Năng: Vấn đề này, cần căn cứ vào điều kiện hoạt động kinh doanh của người đại biểu đó xem cụ thể ra sao. Nếu người đó giàu lên bất thường và được cho là lợi dụng chức quyền, ảnh hưởng của mình mà biết được thông tin, chính sách để trục lợi, hoặc cấu kết với nhau thành nhóm lợi ích chi phối một vấn đề, một lĩnh vực hoạt động nào đó thì phải được xác minh, làm rõ và xử lý ở từng mức độ khác nhau.

Vấn đề kê khai tài sản, thu nhập không chỉ phục vụ việc theo dõi, giám sát hoạt động của người ứng cử, hoặc người đại biểu, mà là xác định xem họ có lợi dụng việc biết được những chủ trương, chính sách có lợi cho ngành và doanh nghiệp mình, rồi liên kết với những người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy chính quyền và trong các cơ quan nhà nước để trục lợi hay không. Nếu xác định được hành vi này thì phải xử lý pháp luật hiện hành đối với các hành vi sai phạm trong hoạt động kinh tế và phòng chống tham nhũng.

PV: Từ trước đến nay đã phát hiện, xử lý được trường hợp nào chưa, thưa ông?

Ông Nguyễn Hoàng Năng: Thời gian qua ở TP HCM, chúng ta chưa phát hiện được trường hợp nào.

PV: Ở giai đoạn trước và sau hội nghị hiệp thương lần thứ 3, nếu người dân phát hiện người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp có hành vi bất minh trong kê khai tài sản, thu nhập và gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền, thì việc xem xét xử lý sẽ thực hiện ra sao?

Ông Nguyễn Hoàng Năng: Trước hội nghị hiệp thương lần thứ 3 và sau khi đã lập danh sách chính thức ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, Ủy ban Bầu cử TPHCM nhận được đơn tố cáo của cử tri về những nội dung liên quan đến khê khai tài sản, thu nhập thì sẽ giao cho cơ quan chức năng điều tra, xác minh thật cụ thể với thời gian nhanh nhất, kết luận sớm nhất để bảo đảm quyền lợi của người ứng cử. Thời hạn xem xét, kết luận là trước 10 ngày diễn ra cuộc bầu cử.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kê khai tài sản cán bộ: Gần 1 triệu bản khai chỉ 4 người gian dối
Kê khai tài sản cán bộ: Gần 1 triệu bản khai chỉ 4 người gian dối

Quy định về kê khai tài sản hiện nay vẫn còn kẽ hở và đã xuất hiện hiện tượng kê khai khống tài sản để dự phòng hợp thức hóa tài sản trong tương lai.

Kê khai tài sản cán bộ: Gần 1 triệu bản khai chỉ 4 người gian dối

Kê khai tài sản cán bộ: Gần 1 triệu bản khai chỉ 4 người gian dối

Quy định về kê khai tài sản hiện nay vẫn còn kẽ hở và đã xuất hiện hiện tượng kê khai khống tài sản để dự phòng hợp thức hóa tài sản trong tương lai.

Kê khai tài sản rồi cất vào tủ thì làm sao chỉ ra được quan tham?
Kê khai tài sản rồi cất vào tủ thì làm sao chỉ ra được quan tham?

VOV.VN- Kê khai tài sản xong phải công khai minh bạch nơi cư trú để người dân giám sát. Ô tô, biệt thự không phải là cây kim, sợi chỉ mà người dân không biết.

Kê khai tài sản rồi cất vào tủ thì làm sao chỉ ra được quan tham?

Kê khai tài sản rồi cất vào tủ thì làm sao chỉ ra được quan tham?

VOV.VN- Kê khai tài sản xong phải công khai minh bạch nơi cư trú để người dân giám sát. Ô tô, biệt thự không phải là cây kim, sợi chỉ mà người dân không biết.

Kê khai tài sản: Ai giám sát sự trung thực của cán bộ?
Kê khai tài sản: Ai giám sát sự trung thực của cán bộ?

VOV.VN - Để việc kê khai tài sản thực sự góp phần cho cuộc chiến chống tham nhũng thì toàn dân phải cùng vào cuộc, giám sát sự trung thực của cán bộ, công chức kê khai.

Kê khai tài sản: Ai giám sát sự trung thực của cán bộ?

Kê khai tài sản: Ai giám sát sự trung thực của cán bộ?

VOV.VN - Để việc kê khai tài sản thực sự góp phần cho cuộc chiến chống tham nhũng thì toàn dân phải cùng vào cuộc, giám sát sự trung thực của cán bộ, công chức kê khai.

Bỏ ngỏ giám sát sự trung thực của ứng viên ĐBQH khi kê khai tài sản?
Bỏ ngỏ giám sát sự trung thực của ứng viên ĐBQH khi kê khai tài sản?

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng, việc kê khai tài sản của người ứng cử ĐBQH hiện nay đang theo kiểu thích bao nhiêu thì khai, chứ không có xác nhận nào cả

Bỏ ngỏ giám sát sự trung thực của ứng viên ĐBQH khi kê khai tài sản?

Bỏ ngỏ giám sát sự trung thực của ứng viên ĐBQH khi kê khai tài sản?

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng, việc kê khai tài sản của người ứng cử ĐBQH hiện nay đang theo kiểu thích bao nhiêu thì khai, chứ không có xác nhận nào cả

Kê khai tài sản: 'Thước đo' sự trung thực của ĐBQH đối với dân
Kê khai tài sản: 'Thước đo' sự trung thực của ĐBQH đối với dân

VOV.VN - Ông Đặng Ngọc Tùng: Tuy việc kê khai tài sản chưa bắt buộc phải xác nhận nhưng thể hiện sự trung thực của đại biểu Quốc hội

Kê khai tài sản: 'Thước đo' sự trung thực của ĐBQH đối với dân

Kê khai tài sản: 'Thước đo' sự trung thực của ĐBQH đối với dân

VOV.VN - Ông Đặng Ngọc Tùng: Tuy việc kê khai tài sản chưa bắt buộc phải xác nhận nhưng thể hiện sự trung thực của đại biểu Quốc hội

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Kê khai tài sản có quá nhiều kẽ hở
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Kê khai tài sản có quá nhiều kẽ hở

VOV.VN - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: “Kê khai tài sản xong rồi bỏ vào trong tủ kính để “tự xem xét” với nhau thì hoàn toàn không có hiệu quả”.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Kê khai tài sản có quá nhiều kẽ hở

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Kê khai tài sản có quá nhiều kẽ hở

VOV.VN - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: “Kê khai tài sản xong rồi bỏ vào trong tủ kính để “tự xem xét” với nhau thì hoàn toàn không có hiệu quả”.

“Kê khai tài sản nên tập trung vào những cán bộ cao cấp”
“Kê khai tài sản nên tập trung vào những cán bộ cao cấp”

VOV.VN - “Để việc kê khai tài sản trong thời gian tới đạt hiệu quả, nên tập trung vào đội ngũ cán bộ cao cấp, từ cấp Cục trưởng, Vụ trưởng trở lên để làm điểm".

“Kê khai tài sản nên tập trung vào những cán bộ cao cấp”

“Kê khai tài sản nên tập trung vào những cán bộ cao cấp”

VOV.VN - “Để việc kê khai tài sản trong thời gian tới đạt hiệu quả, nên tập trung vào đội ngũ cán bộ cao cấp, từ cấp Cục trưởng, Vụ trưởng trở lên để làm điểm".

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao