111111

Luật tương trợ tư pháp: Cần là luật gốc, không phụ thuộc thứ tự ban hành

VOV.VN - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc xây dựng luật là rất cấp thiết trong bối cảnh nhiều tình huống bất thường có thể xảy ra do thiên tai, dịch bệnh, thảm họa. Luật cần đóng vai trò là “luật gốc” với các nguyên tắc, quy trình, thẩm quyền rõ ràng và có tính bao quát cao.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 23/6, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự và Luật Tình trạng khẩn cấp, Dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; Dự án Luật Dẫn độ... Các đại biểu Quốc hội thống nhất cao về sự cần thiết ban hành các đạo luật nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy hợp tác quốc tế, đảm bảo quyền lợi công dân và tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước trong bối cảnh mới.

 Cần mở rộng phạm vi và xác định rõ nội dung

Góp ý vào dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, các đại biểu nhất trí rằng việc ban hành luật là cần thiết nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng hiện đại, phù hợp với yêu cầu hội nhập và hỗ trợ hiệu quả cho quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, hành chính có yếu tố nước ngoài.

Đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) đề nghị: “Dự thảo cần mở rộng phạm vi tương trợ về các vấn đề tài sản, tổ chức, cá nhân, không chỉ dừng ở vấn đề nhân thân hay quốc tịch.” Ông cũng nhấn mạnh việc cần xác định rõ cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tương trợ, trong đó cần tập trung vào các cơ quan tư pháp.

Trong khi đó, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (đoàn Ninh Bình) nêu rõ: “Hiện nay, các vụ việc phá sản có yếu tố nước ngoài đang gia tăng nhưng chưa được quy định cụ thể trong phạm vi tương trợ. Cần bổ sung vấn đề phá sản vào dự thảo luật để bảo đảm quyền lợi các bên liên quan và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp.”

Về dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, các đại biểu đồng tình với việc tách bạch quy định trong Luật Tương trợ tư pháp 2007 để xây dựng thành một đạo luật riêng, nhằm khắc phục những bất cập, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hình sự và bảo vệ quyền lợi cá nhân, tổ chức.

Đại biểu Lê Nhật Thành (đoàn Hà Nội) đề nghị cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát để bảo đảm sự tương thích, đồng bộ với Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và các điều ước quốc tế.

Đồng thời góp ý cụ thể về các điều khoản, trong đó nêu rõ: “Khái niệm và nội dung tại Điều 3, Điều 4 cần được sắp xếp logic, rõ ràng để dễ áp dụng trong thực tiễn”.

“Việc xây dựng Luật Tương trợ tư pháp về hình sự là cần thiết nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về hội nhập, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp,” đại biểu Lê Nhật Thành nhấn mạnh.

Theo ông, luật mới sẽ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, đồng thời điều chỉnh cụ thể từng lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần “tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bảo đảm tính tương thích, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên,” bởi dự thảo Luật có nhiều nội dung liên quan đến các luật quan trọng như Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Hình sự, Luật Thi hành án hình sự...

Về kỹ thuật lập pháp, ông đề xuất sửa đổi một số điều khoản để bảo đảm tính rõ ràng, dễ áp dụng, đồng thời nhấn mạnh việc rà soát các nội dung chi trong dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành để tránh trùng lặp, đặc biệt là các khoản chi dịch thuật trong kinh phí tương trợ tư pháp về hình sự.

Cùng chung ý kiến, đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (đoàn TP Hà Nội) đánh giá cao sự chuẩn bị công phu của các cơ quan soạn thảo đối với hai dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự. Ông đề nghị cần điều chỉnh bố cục các chương theo hướng thực tiễn hơn, đặc biệt là đối với Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, nên phân tách rõ giữa tương trợ ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam.

Đại biểu cũng lưu ý đến việc rà soát kỹ các khái niệm, kỹ thuật lập pháp và đảm bảo sự đồng bộ với các quy định hiện hành. “Cần làm rõ phạm vi tương trợ bao gồm cả hỗ trợ thi hành án dân sự, thủ tục dân sự ngoài tố tụng. Đặc biệt, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan như Bộ Tư pháp, Tòa án, Viện kiểm sát và Bộ Ngoại giao cần được quy định chi tiết, rõ ràng”- ông Hồng Hà nhấn mạnh.

Đối với Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, đại biểu kiến nghị tách riêng các nội dung nhạy cảm như chuyển giao người chấp hành án tử hình để tăng cường kiểm soát và đảm bảo phù hợp với các công ước quốc tế như Công ước chống tra tấn. Ngoài ra, ông cũng đề xuất bổ sung quy định về bảo mật và chế tài xử lý vi phạm.

Luật phải đáp ứng yêu cầu hội nhập và cải cách tư pháp

Góp ý đối với Dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh) bày tỏ cơ bản nhất trí với các nội dung của dự thảo Luật, đặc biệt là việc bổ sung quy định về xem xét yêu cầu liên quan đến hình phạt tử hình (quy định hiện hành không có).

Theo đó, trường hợp nước ngoài yêu cầu Việt Nam không áp dụng hình phạt tử hình hoặc không thi hành hình phạt tử hình để thực hiện yêu cầu tương trợ, Viện KSND tối cao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan đưa ra một trong các thông báo.

Gồm thông báo không áp dụng hình phạt tử hình đối với người có liên quan đến yêu cầu tương trợ nếu người đó thuộc trường hợp không bị kết án tử hình theo quy định tại Bộ luật Hình sự. Thông báo không thi hành hình phạt tử hình đối với người có liên quan đến yêu cầu tương trợ không thuộc trường hợp trên sau khi có ý kiến của Chủ tịch nước trong trường hợp cần thiết.

Trường hợp Việt Nam yêu cầu nước ngoài không thi hành hình phạt tử hình để thực hiện yêu cầu tương trợ, Viện KSND tối cao đề nghị nước ngoài đưa ra cam kết bằng văn bản về nội dung này. Dự luật cũng quy định Viện trưởng Viện KSND tối cao chủ trì, phối hợp với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và thủ trưởng các cơ quan khác có liên quan hướng dẫn chi tiết nội dung này.

“Đây là quy định mới, tiến bộ, hoàn toàn phù hợp và cần thiết để triển khai thực hiện”, đại biểu Trần Thị Vân nhấn mạnh.

Về dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp, đại biểu Nguyễn Thành Công (đoàn Ninh Bình) cho rằng việc xây dựng luật là rất cấp thiết trong bối cảnh nhiều tình huống bất thường có thể xảy ra do thiên tai, dịch bệnh, thảm họa. Luật cần đóng vai trò là “luật gốc” với các nguyên tắc, quy trình, thẩm quyền rõ ràng và có tính bao quát cao.

Ông cũng đề nghị nghiên cứu lại nguyên tắc áp dụng luật để phù hợp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025, không nên phụ thuộc vào thời điểm ban hành mà cần ưu tiên nội dung “luật gốc” trong điều chỉnh pháp luật.

Về khái niệm “thảm họa lớn” trong luật, đại biểu kiến nghị cần đưa ra các tiêu chí định lượng cụ thể: “Việc này không chỉ giúp xác định rõ điều kiện công bố tình trạng khẩn cấp mà còn là cơ sở để áp dụng các biện pháp can thiệp phù hợp.”

Các đại biểu cũng thống nhất về việc cần có cơ chế tương trợ rõ ràng, đồng bộ và phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong tổ chức thực hiện tương trợ, cũng như việc dự toán, sử dụng kinh phí cho công tác này.

Đặc biệt, trong thảo luận về dự thảo Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, đại biểu đề nghị rà soát kỹ lưỡng các thông tư liên tịch và nghị định hướng dẫn, tránh trùng lặp, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả trong triển khai thực tế.

Kết luận, các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ sự đồng thuận cao với việc xây dựng các đạo luật nêu trên. Những góp ý sâu sắc từ thực tiễn sẽ giúp hoàn thiện các dự án luật, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với hệ thống pháp luật và yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Quốc hội thông qua nhiều dự án luật và nghị quyết quan trọng
Quốc hội thông qua nhiều dự án luật và nghị quyết quan trọng

VOV.VN - Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, tạo cơ sở hiến định thực hiện các chủ trương của Đảng và hành lang pháp lý vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 

Quốc hội thông qua nhiều dự án luật và nghị quyết quan trọng

Quốc hội thông qua nhiều dự án luật và nghị quyết quan trọng

VOV.VN - Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, tạo cơ sở hiến định thực hiện các chủ trương của Đảng và hành lang pháp lý vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 

Dự án Luật Thuế Thu nhập cá nhân (thay thế): Có thể cắt giảm số bậc trong biểu thuế
Dự án Luật Thuế Thu nhập cá nhân (thay thế): Có thể cắt giảm số bậc trong biểu thuế

VOV.VN - Bộ Tài chính vừa đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định tờ trình Chính phủ xây dựng Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thay thế. Một nội dung quan trọng được Bộ Tài chính định hướng sửa đổi, bổ sung là biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương sau 15 năm áp dụng.

Dự án Luật Thuế Thu nhập cá nhân (thay thế): Có thể cắt giảm số bậc trong biểu thuế

Dự án Luật Thuế Thu nhập cá nhân (thay thế): Có thể cắt giảm số bậc trong biểu thuế

VOV.VN - Bộ Tài chính vừa đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định tờ trình Chính phủ xây dựng Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thay thế. Một nội dung quan trọng được Bộ Tài chính định hướng sửa đổi, bổ sung là biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương sau 15 năm áp dụng.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao