111111

Đề xuất 6.000 tỷ đồng vốn cũ cho vay theo cách mới

VOV.VN - Chính phủ đề xuất cho phép Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục sử dụng toàn bộ vốn ngân sách đã thu hồi từ các chương trình tín dụng chính sách đã kết thúc để cho vay trở lại. Ủy ban Kinh tế và Tài chính thống nhất với đề xuất này, cho rằng đây là giải pháp linh hoạt, phù hợp thực tiễn.

Sáng nay 24/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Nguyễn Văn Thắng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về việc xử lý nguồn thu hồi nợ của các chương trình tín dụng chính sách do ngân sách nhà nước cấp đã hết thời gian thực hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội

Theo đó, đề xuất cho phép Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tiếp tục sử dụng toàn bộ số vốn ngân sách nhà nước (NSNN) đã cấp cho các chương trình tín dụng chính sách (TDCS) đã kết thúc để thực hiện cho vay các chương trình TDCS khác. Tổng số vốn đề nghị được sử dụng lại là 6.068,961 tỷ đồng, trong đó 3.144,499 tỷ đồng đã được thu hồi tính đến ngày 30/4/2025, và 2.924,462 tỷ đồng đang tiếp tục thu hồi theo hợp đồng tín dụng.

Gần 1,1 triệu hộ gia đình tiếp cận vốn vay ưu đãi

Cụ thể, từ năm 2008 đến năm 2017, NSNN đã cấp cho NHCSXH nguồn vốn để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế khác. Các chương trình này đã mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần giúp gần 1,1 triệu hộ gia đình tiếp cận vốn vay ưu đãi, xây dựng hơn 700.000 căn nhà ở xã hội, hỗ trợ gần 400.000 lượt đồng bào dân tộc thiểu số và hơn 11.000 lao động xuất khẩu từ các huyện nghèo.

Tuy nhiên, đến nay các chương trình nêu trên đã kết thúc thời gian thực hiện theo quy định, và theo Luật Ngân sách nhà nước, các khoản vốn NSNN đã hết thời hạn phải được hoàn trả về ngân sách. Trong khi đó, nhu cầu vay vốn cho các chương trình tín dụng chính sách hiện tại vẫn rất lớn, ước tính khoảng 31.727 tỷ đồng đến hết năm 2025, nhưng nguồn vốn bố trí từ NSNN mới chỉ đáp ứng một phần. Điển hình, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP) và chương trình cho vay nhà ở xã hội (theo Nghị định 100/2024/NĐ-CP) đang thiếu nguồn lực nghiêm trọng.

Trên cơ sở đó, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép sử dụng lại toàn bộ số vốn đã và đang thu hồi để tiếp tục cho vay đúng đối tượng, đúng mục tiêu. Đồng thời, Chính phủ sẽ giao Thủ tướng xem xét, quyết định mức phân bổ cụ thể cho từng chương trình, ưu tiên cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.

Thẩm tra, Ủy ban Kinh tế và Tài chính  đồng tình việc sử dụng lại vốn thu hồi và đánh giá đề xuất của Chính phủ là phù hợp với chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là tinh thần các Chỉ thị số 39-CT/TW và 34-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường hiệu quả tín dụng chính sách và phát triển nhà ở xã hội. Việc sử dụng lại nguồn vốn thu hồi sẽ giúp giảm thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian triển khai, tận dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có, đồng thời đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp bách về vốn tín dụng chính sách.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho biết, về mặt pháp lý, theo Luật Ngân sách nhà nước, chỉ có Quốc hội mới có thẩm quyền quyết định việc tiếp tục sử dụng vốn NSNN đã hết thời gian thực hiện. Do đó, việc Chính phủ trình Quốc hội để xin chủ trương là đúng thẩm quyền và phù hợp quy định pháp luật.

Đề xuất sử dụng hơn 6 nghìn tỷ đồng cho vay các chương trình tín dụng chính sách mới

Về phương án cụ thể, Ủy ban đồng thuận với đề xuất cho phép NHCSXH sử dụng toàn bộ 6.068,961 tỷ đồng để cho vay các chương trình TDCS mới. Đồng thời, Ủy ban đề nghị Chính phủ rà soát lại toàn bộ số liệu, chịu trách nhiệm về tính chính xác của các khoản thu – chi, chỉ đạo NHCSXH quản lý, sử dụng vốn đúng quy định, hiệu quả, không để xảy ra tình trạng trục lợi, thất thoát hoặc lãng phí.

Trên cơ sở đó, Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị Quốc hội bổ sung nội dung này vào Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, cho phép NHCSXH tiếp tục sử dụng toàn bộ số tiền thu hồi từ các chương trình TDCS đã kết thúc để phục vụ cho vay các chương trình tín dụng chính sách trong giai đoạn tới. Đây là một giải pháp tình thế hợp lý trong bối cảnh nguồn lực ngân sách còn hạn chế, trong khi nhu cầu tiếp cận tín dụng của người dân – nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số – vẫn còn rất lớn.

Việc Quốc hội thông qua chủ trương này không chỉ giúp tháo gỡ kịp thời khó khăn cho NHCSXH, mà còn góp phần thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

pho_truong_ban_kinh_te_trung_uong_nguyen_hong_son_phat_bieu_tai_hoi_thao.jpg

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

VOV.VN - Sáng 2/7, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Tín dụng chính sách, đòn bẩy giúp bà con dân tộc thiểu số Tây Nguyên thoát nghèo
Tín dụng chính sách, đòn bẩy giúp bà con dân tộc thiểu số Tây Nguyên thoát nghèo

VOV.VN - Tín dụng chính sách đã và đang trở thành đòn bẩy hiệu quả cho hàng chục nghìn hộ dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông. Thông qua các chương trình vay vốn ưu đãi, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư sản xuất, tái canh cây trồng, phát triển chăn nuôi, từ đó vươn lên thoát nghèo và ổn định cuộc sống.

Tín dụng chính sách, đòn bẩy giúp bà con dân tộc thiểu số Tây Nguyên thoát nghèo

Tín dụng chính sách, đòn bẩy giúp bà con dân tộc thiểu số Tây Nguyên thoát nghèo

VOV.VN - Tín dụng chính sách đã và đang trở thành đòn bẩy hiệu quả cho hàng chục nghìn hộ dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông. Thông qua các chương trình vay vốn ưu đãi, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư sản xuất, tái canh cây trồng, phát triển chăn nuôi, từ đó vươn lên thoát nghèo và ổn định cuộc sống.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội
Thủ tướng chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội

VOV.VN - Chiều nay 14/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội

VOV.VN - Chiều nay 14/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp Đà Nẵng hoàn thành sớm Đề án giảm nghèo
Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp Đà Nẵng hoàn thành sớm Đề án giảm nghèo

VOV.VN - Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần giúp thành phố Đà Nẵng hoàn thành “Đề án giảm nghèo giai đoạn 2016-2020” trước 2 năm.

Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp Đà Nẵng hoàn thành sớm Đề án giảm nghèo

Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp Đà Nẵng hoàn thành sớm Đề án giảm nghèo

VOV.VN - Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần giúp thành phố Đà Nẵng hoàn thành “Đề án giảm nghèo giai đoạn 2016-2020” trước 2 năm.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao