111111

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Đảm bảo thu hồi 100% khoản vốn vay hơn 6.000 tỷ đồng

VOV.VN - Tại phiên thảo luận sáng 24/6, nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với đề xuất tiếp tục sử dụng hơn 6.000 tỷ đồng vốn thu hồi từ các chương trình tín dụng chính sách đã kết thúc. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị cần tách bạch phần vốn đã thu và phần chưa thu để tránh vướng mắc trong quyết toán ngân sách về sau.

Xử lý không rõ ràng sẽ gây khó cho các nhiệm kỳ sau

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM) thống nhất cao với Tờ trình của Chính phủ và đánh giá tích cực về hiệu quả của các chương trình tín dụng chính sách đã triển khai từ năm 2008 đến 2017, với tổng số vốn ngân sách cấp là 6.068 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông đề nghị cần làm rõ phương thức xử lý phần vốn thu hồi, cụ thể:

Một là, có thể lựa chọn phương án quyết toán phần vốn đã thu hồi được là 3.144 tỷ đồng, và giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội sử dụng số tiền này để tiếp tục cho vay theo các đối tượng quy định chi tiết của Chính phủ.

Hai là, nếu giao trọn gói cả 6.068 tỷ đồng, thì cần phải gia hạn thời gian thực hiện chương trình và tách bạch rõ ràng giữa phần đã thu hồi và phần chưa thu hồi. Vì đây là tiền ngân sách nên bắt buộc phải thực hiện các thủ tục quyết toán, thu hồi và phân bổ theo quy định. Nếu để gộp chung như hiện nay, sẽ gây khó khăn cho các nhiệm kỳ sau trong việc xác định số liệu quyết toán: là 3.144 tỷ đã thu hồi hay toàn bộ 6.068 tỷ, bởi trong khi phần còn lại 2.924 tỷ đồng  vẫn chưa chắc chắn thu hồi đầy đủ.

Đồng quan điểm, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đánh giá cao tính nhân văn của ba chương trình tín dụng trước đây đã góp phần hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, cho vay nhà ở xã hội và hỗ trợ người nghèo đi xuất khẩu lao động. Tuy nguồn vốn không lớn nếu xét về tổng thể ngân sách, nhưng với người nghèo, chỉ vài chục triệu đồng cũng mang lại cơ hội đổi đời.

Tuy nhiên, ông cũng nêu thực tế tại địa phương rằng nhiều hộ nghèo trả nợ chỉ để “được vay tiếp”, thậm chí phải vay nóng để trả đúng hạn với kỳ vọng được vay lại. Do đó, cần có cơ chế tái vay rõ ràng, tránh tình trạng người nghèo tụt hạng vì không được tiếp cận nguồn vốn sau khi trả nợ.

Ông đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội phải nâng cao nhận thức cộng đồng, làm rõ đây là tiền vay có điều kiện, không phải từ thiện, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát để tránh sai mục đích sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thu hồi.

Cấp vốn gắn với các chương trình an sinh cụ thể sẽ mang lại hiệu quả cao

Giải trình tại phiên họp, liên quan đến lo ngại của một số đại biểu về hiệu quả cho vay và khả năng thu hồi vốn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định, toàn bộ số vốn này được đảm bảo thu hồi 100%, không thất thoát ngân sách, bởi: dư nợ quá hạn của Ngân hàng Chính sách xã hội hiện dưới 1%, thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của các ngân hàng thương mại. Các khoản vay hiện tại được phối hợp thực hiện chặt chẽ giữa ngân hàng, chính quyền địa phương và các hội đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân nên không còn tình trạng cho vay rồi buông lỏng quản lý như trước đây. Việc sử dụng vốn được giám sát nghiêm ngặt, hiệu quả rất rõ rệt ở các địa phương.

Theo Bộ trưởng, trong tổng số hơn 6.068 tỷ đồng vốn ngân sách đã cấp, đến nay đã thu hồi được 3.144 tỷ đồng, còn lại 2.924 tỷ đồng sẽ tiếp tục được thu hồi dần đến năm 2035. “Tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 2,68%, đã được trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ. Dù giả sử khoản này không thu hồi được thì cũng không ảnh hưởng đến ngân sách,” ông Thắng nhấn mạnh.

Trước ý kiến của đại biểu Trần Hoàng Ngân đề xuất chỉ nên quyết toán phần vốn đã thu hồi và để lại 3.144 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội sử dụng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho rằng cách làm này sẽ tạo thêm thủ tục không cần thiết, bởi toàn bộ khoản gốc đều đã được đảm bảo. Việc Quốc hội chấp thuận để lại toàn bộ 6.068 tỷ đồng sẽ giúp rút ngắn quy trình, tránh phát sinh thêm một tờ trình mới về phần còn lại trong tương lai.

Về lý do không tiếp tục ba chương trình tín dụng trước đây, Bộ trưởng giải thích: chương trình cho vay hỗ trợ các huyện nghèo hiện không còn phù hợp do mô hình chính quyền cấp huyện đã được sắp xếp lại; chương trình nhà ở cho hộ nghèo đã gần hoàn thành, hướng tới mục tiêu 100% người dân có nhà ở vào tháng 10 tới. Vì vậy, thay vì gia hạn chương trình cũ, Bộ Tài chính sẽ tham mưu Chính phủ xây dựng các chương trình mới, sát với tình hình thực tế, đúng đối tượng thụ hưởng.

Hiện tại, nguồn vốn ngân sách nhà nước chỉ chiếm khoảng 23% tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội. Do đó, việc để lại hơn 6.000 tỷ đồng vốn thu hồi từ các chương trình cũ sẽ giúp bổ sung kịp thời cho các chương trình tín dụng đang thiếu vốn, giảm áp lực cho ngân sách nhà nước trong việc phải phân bổ thêm từ đầu. Đồng thời, cách cấp vốn gắn với các chương trình an sinh cụ thể sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với cấp vốn điều lệ chung, bởi nguồn lực này sẽ đi thẳng vào các nhóm đối tượng cần hỗ trợ, theo các mục tiêu rõ ràng của Đảng và Nhà nước.

Kết luận phần giải trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị Quốc hội ủng hộ phương án cho phép tiếp tục sử dụng toàn bộ hơn 6.000 tỷ đồng vốn thu hồi để bổ sung cho các chương trình tín dụng chính sách đang triển khai, giúp tiết kiệm thời gian, giảm thủ tục và đưa nguồn lực vào cuộc sống kịp thời, hiệu quả.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Ngân hàng Chính sách xã hội giảm 2%/năm lãi suất cho vay
Ngân hàng Chính sách xã hội giảm 2%/năm lãi suất cho vay

VOV.VN - Giảm lãi suất cho vay, khoản vay có dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội từ ngày 1/9/2024 đến hết ngày 31/12/2024 áp dụng đối với khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi).

Ngân hàng Chính sách xã hội giảm 2%/năm lãi suất cho vay

Ngân hàng Chính sách xã hội giảm 2%/năm lãi suất cho vay

VOV.VN - Giảm lãi suất cho vay, khoản vay có dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội từ ngày 1/9/2024 đến hết ngày 31/12/2024 áp dụng đối với khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi).

Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam kiêm giữ chức Ủy viên HĐQT Ngân hàng Chính sách XH
Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam kiêm giữ chức Ủy viên HĐQT Ngân hàng Chính sách XH

VOV.VN - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 1170/QĐ-TTg ngày 6/10/2022 bổ nhiệm bà Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, kiêm giữ chức Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.

Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam kiêm giữ chức Ủy viên HĐQT Ngân hàng Chính sách XH

Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam kiêm giữ chức Ủy viên HĐQT Ngân hàng Chính sách XH

VOV.VN - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 1170/QĐ-TTg ngày 6/10/2022 bổ nhiệm bà Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, kiêm giữ chức Ủy viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội.

Nghị định về hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Nghị định về hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội

VOV.VN - Báo Điện tử VOV.VN xin gửi đến quý độc giả toàn văn Nghị định về hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn cho vay, cấp bù lãi suất và phí quản lý để Ngân hàng.

Nghị định về hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội

Nghị định về hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội

VOV.VN - Báo Điện tử VOV.VN xin gửi đến quý độc giả toàn văn Nghị định về hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn cho vay, cấp bù lãi suất và phí quản lý để Ngân hàng.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao