111111

Quốc hội tiếp tục thảo luận về KT-XH và chống lãng phí

VOV.VN - Về công tác thực hành tiết kiệm, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần có cơ chế đặc thù để xử lý tình trạng các trụ sở dôi dư của các đơn vị sau sắp xếp, tránh lãng phí; áp dụng chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất toàn quốc trong quản lý tài sản công...

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 9, trong sáng 18/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về các nội dung: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2025; Phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023; Việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024; Kết quả thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2024.

Phiên thảo luận được phát thanh và truyền hình trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và Truyền hình Việt Nam  để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.

Trước đó, ngày 17/6, Quốc hội đã dành cả ngày để thảo luận tại hội trường về nội dung này, với 56 đại biểu phát biểu, 2 đại biểu tranh luận.

Trong đó, về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023: Các ý kiến đại biểu tập trung thảo luận về tình hình thực hiện chính sách tài khóa năm 2023; việc thực hiện các chỉ tiêu thu, chi ngân sách, vay, trả nợ, số liệu quyết toán ngân sách Nhà nước; đồng thời, đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ để khắc phục những bất cập, hạn chế trong quản lý, điều hành ngân sách và quyết toán ngân sách Nhà nước.

Về việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước: Các ý kiến đại biểu tập trung thảo luận về sự cần thiết, cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý của việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù; tán thành việc tiếp tục chuyển tiếp áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương. Có ý kiến đại biểu đề nghị cân nhắc về cơ sở, nguyên tắc và phạm vi chuyển tiếp; đồng thời, đề nghị quy định cụ thể về thời gian chuyển tiếp để tránh những vướng mắc pháp lý và thực tiễn trong quá trình triển khai.

Về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024: Các ý kiến đại biểu đánh giá, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là trong lĩnh vực quản lý tài chính, quản lý tài sản, quản lý người lao động và thời gian làm việc. Bên cạnh đó, có một số ý kiến đại biểu cho rằng, ở nhiều địa phương vẫn còn để xảy ra tình trạng không sử dụng trụ sở, tài sản công dôi dư sau khi sáp nhập bộ máy hành chính; một số công trình, dự án hiện vẫn đang chậm tiến độ, chưa rõ thời gian hoàn thành. Các ý kiến đại biểu đề nghị cần có cơ chế đặc thù để xử lý tình trạng các trụ sở dôi dư của các đơn vị sau sắp xếp, tránh lãng phí; áp dụng chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất toàn quốc trong quản lý tài sản công...

Trong quá trình thảo luận, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Những cái "nhất" của 34 tỉnh, thành Việt Nam
Những cái "nhất" của 34 tỉnh, thành Việt Nam

VOV.VN - 34 nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của 34 tỉnh, thành trong cả nước có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025.

Những cái "nhất" của 34 tỉnh, thành Việt Nam

Những cái "nhất" của 34 tỉnh, thành Việt Nam

VOV.VN - 34 nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của 34 tỉnh, thành trong cả nước có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025.

Gỡ “điểm nghẽn” thể chế, khắc phục tư duy chồng chéo trong luật pháp
Gỡ “điểm nghẽn” thể chế, khắc phục tư duy chồng chéo trong luật pháp

VOV.VN - Nghị quyết 66 của Bộ Chính trị chỉ rõ cần gỡ bỏ "điểm nghẽn thể chế" và tư duy "không quản được thì cấm" đang cản trở sự phát triển. Việc khắc phục sự chồng chéo, mâu thuẫn trong luật pháp, lắng nghe xã hội sẽ là chìa khóa khơi thông các nguồn lực đầu tư, mở đường cho những đột phá mới.

Gỡ “điểm nghẽn” thể chế, khắc phục tư duy chồng chéo trong luật pháp

Gỡ “điểm nghẽn” thể chế, khắc phục tư duy chồng chéo trong luật pháp

VOV.VN - Nghị quyết 66 của Bộ Chính trị chỉ rõ cần gỡ bỏ "điểm nghẽn thể chế" và tư duy "không quản được thì cấm" đang cản trở sự phát triển. Việc khắc phục sự chồng chéo, mâu thuẫn trong luật pháp, lắng nghe xã hội sẽ là chìa khóa khơi thông các nguồn lực đầu tư, mở đường cho những đột phá mới.

ĐBQH đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh, không thể chậm thêm nữa
ĐBQH đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh, không thể chậm thêm nữa

VOV.VN - Các đại biểu kiến nghị sửa đổi, thay thế ngay Luật Thuế thu nhập cá nhân vốn đã không còn phù hợp. Việc nâng mức giảm trừ gia cảnh phải làm ngay “không thể chậm trễ hơn” nữa.

ĐBQH đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh, không thể chậm thêm nữa

ĐBQH đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh, không thể chậm thêm nữa

VOV.VN - Các đại biểu kiến nghị sửa đổi, thay thế ngay Luật Thuế thu nhập cá nhân vốn đã không còn phù hợp. Việc nâng mức giảm trừ gia cảnh phải làm ngay “không thể chậm trễ hơn” nữa.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao