111111

Quốc hội thông qua Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

VOV.VN - Chiều 26/6, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc với 445/445 ĐBQH có mặt tham gia biểu quyết tán thành, đạt 100%.

Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc gồm 5 chương, 27 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026.

Luật quy định về nguyên tắc, vị trí, chức năng, đối tượng, hình thức, lĩnh vực, hợp tác quốc tế, xây dựng, triển khai lực lượng, bảo đảm nguồn lực, chế độ, chính sách và trách nhiệm cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Theo Luật, Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc là các đơn vị, cá nhân được các nước thành viên Liên Hợp Quốc cử tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc nhằm mục đích duy trì, gìn giữ hòa bình, an ninh ở quốc gia và khu vực đã tạm ngừng xung đột, có thỏa thuận ngừng bắn hoặc thỏa thuận hòa bình để chấm dứt xung đột và xây dựng hòa bình, được thực hiện theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và đặt dưới sự chỉ đạo, quản lý, giám sát của Liên Hợp Quốc.

Lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là lực lượng được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cử tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, nhằm thể hiện vai trò và trách nhiệm của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam.

Lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc có chức năng duy trì và bảo vệ hòa bình khu vực và thế giới thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Luật nghiêm cấm hành vi lợi dụng, lạm dụng việc tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân; mua chuộc, hối lộ, dụ dỗ, lôi kéo hoặc ép buộc người tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc để thực hiện hành vi trái pháp luật.

Đồng thời, các hành vi bị nghiêm cấm cũng bao gồm: phân biệt đối xử về giới, chia rẽ, kỳ thị dân tộc, chủng tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ, văn hóa trong tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc; phát tán, tuyên truyền hình ảnh, thông tin sai lệch, làm lộ thông tin bí mật của nhà nước hoặc danh mục mật của Liên Hợp Quốc; hành vi khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của Liên Hợp Quốc trong quá trình tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc.

Điều chỉnh quy định về quy trình cử mới, gia hạn nhiệm kỳ công tác, rút lực lượng

Trước đó, trình bày tóm tắt Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới nêu rõ, đa số ý kiến nhất trí sự cần thiết ban hành Luật;

Một số ý kiến đề nghị rà soát kỹ về nội dung, kỹ thuật của dự thảo Luật; rà soát về nguyên tắc, vị trí, chức năng của lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc; sắp xếp các chương, điều bảo đảm thống nhất giữa tên gọi và nội dung.

Tiếp thu ý kiến ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý các nội dung về nguyên tắc, vị trí, chức năng của lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc cho phù hợp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nghiên cứu, rà soát nội dung, sắp xếp, chỉnh lý về kỹ thuật lập pháp tại các chương, điều của dự thảo Luật bảo đảm chặt chẽ, thống nhất. Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý có 5 chương với 27 điều (tăng 1 điều, 1 chương so với dự thảo Luật Chính phủ trình).

Về thẩm quyền, quy trình cử, điều chỉnh, gia hạn nhiệm kỳ công tác, rút lực lượng vũ trang, có ý kiến đề nghị rà soát quy định về thẩm quyền quyết định và quy trình cử, điều chỉnh, gia hạn nhiệm kỳ công tác, rút lực lượng vũ trang bảo đảm chặt chẽ, thống nhất.

Trên cơ sở ý kiến ĐBQH, để phân định rõ về thẩm quyền và quy trình, bảo đảm chặt chẽ, rõ ràng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý lại quy định về thẩm quyền quyết định việc cử, điều chỉnh, gia hạn nhiệm kỳ công tác, rút lực lượng vũ trang (Điều 20).

Đồng thời, chỉnh lý, bố cục lại quy định về quy trình cử mới, điều chỉnh, gia hạn nhiệm kỳ công tác, rút lực lượng (Điều 21), tách bạch cụ thể 2 nội dung: Quy trình cử mới, điều chỉnh, rút lực lượng vũ trang tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc thuộc thẩm quyền Hội đồng quốc phòng an ninh quyết định và Quy trình rút lực lượng trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn nhiệm kỳ công tác.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Việt Nam có tỷ lệ nữ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình cao hơn các nước
Việt Nam có tỷ lệ nữ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình cao hơn các nước

VOV.VN - Những người lính mũ nồi xanh Việt Nam đã xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người dân cũng như chính quyền địa phương, tạo được nhiều thiện cảm, sự tin yêu của họ thông qua các hoạt động hỗ trợ thiết thực giúp cải thiện đời sống người dân.

Việt Nam có tỷ lệ nữ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình cao hơn các nước

Việt Nam có tỷ lệ nữ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình cao hơn các nước

VOV.VN - Những người lính mũ nồi xanh Việt Nam đã xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người dân cũng như chính quyền địa phương, tạo được nhiều thiện cảm, sự tin yêu của họ thông qua các hoạt động hỗ trợ thiết thực giúp cải thiện đời sống người dân.

Vì sao bổ sung đối tượng dân sự tham gia Lực lượng gìn giữ hoà bình LHQ?
Vì sao bổ sung đối tượng dân sự tham gia Lực lượng gìn giữ hoà bình LHQ?

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết, việc cử đối tượng dân sự tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích tiềm năng.

Vì sao bổ sung đối tượng dân sự tham gia Lực lượng gìn giữ hoà bình LHQ?

Vì sao bổ sung đối tượng dân sự tham gia Lực lượng gìn giữ hoà bình LHQ?

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết, việc cử đối tượng dân sự tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích tiềm năng.

Bộ trưởng Phan Văn Giang: Chúng ta đi muộn nhưng không thể đi sau
Bộ trưởng Phan Văn Giang: Chúng ta đi muộn nhưng không thể đi sau

VOV.VN - Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, một trong những điểm khác biệt và tạo nên dấu ấn sâu sắc của người lính "mũ nồi xanh" Việt Nam chính là các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, vượt ra ngoài nhiệm vụ chính được giao.

Bộ trưởng Phan Văn Giang: Chúng ta đi muộn nhưng không thể đi sau

Bộ trưởng Phan Văn Giang: Chúng ta đi muộn nhưng không thể đi sau

VOV.VN - Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, một trong những điểm khác biệt và tạo nên dấu ấn sâu sắc của người lính "mũ nồi xanh" Việt Nam chính là các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, vượt ra ngoài nhiệm vụ chính được giao.

Bộ trưởng Phan Văn Giang: “Quân cốt tinh, không cốt đông”
Bộ trưởng Phan Văn Giang: “Quân cốt tinh, không cốt đông”

VOV.VN - “Chúng tôi xác định vẫn là "ngụ binh ư nông; quân cốt tinh, không cốt đông", để thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao cho quân đội”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang nhấn mạnh.

Bộ trưởng Phan Văn Giang: “Quân cốt tinh, không cốt đông”

Bộ trưởng Phan Văn Giang: “Quân cốt tinh, không cốt đông”

VOV.VN - “Chúng tôi xác định vẫn là "ngụ binh ư nông; quân cốt tinh, không cốt đông", để thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao cho quân đội”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang nhấn mạnh.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao