111111

Quốc hội thông qua luật, "nới lỏng" quy định nhập quốc tịch Việt Nam

VOV.VN - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài… được nhập quốc tịch Việt Nam với điều kiện thông thoáng nhằm thu hút nguồn lực chất lượng cao.

Sáng nay 24/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, với 416/416 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,03% tổng số đại biểu Quốc hội).

Nới lỏng điều kiện để thu hút nguồn lực lượng cao

Qua các phiên thảo luận tổ và hội trường cho thấy, hầu hết các ý kiến tán thành với việc xây dựng luật để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, bất cập của Luật Quốc tịch Việt Nam hiện hành, góp phần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Các chính sách trong dự thảo luật cũng sẽ góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa Việt Nam với các quốc gia khác trong việc thu hút lao động, đặc biệt là lao động chất lượng cao.

Chính phủ cho biết, Luật Quốc tịch hiện hành quy định người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải đáp ứng nhiều điều kiện chặt chẽ tại Điều 19. Dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 19 theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài… được nhập quốc tịch Việt Nam với điều kiện thông thoáng nhằm thu hút nguồn lực chất lượng cao.

Theo đó, người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi xin nhập quốc tịch Việt Nam (các trường hợp này đã được quy định cụ thể tại Nghị định số 16/2020/NĐ-CP) được miễn các điều kiện quy định tại điểm c, d, đ, e khoản 1 Điều 19 .

Đồng thời, các trường hợp này được giữ quốc tịch nước ngoài nếu đáp ứng 2 điều kiện tương tự trường hợp có người thân thích là công dân Việt Nam và được Chủ tịch nước cho phép. Các trường hợp này được nộp hồ sơ tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nếu cư trú ở nước ngoài.

Ngoài ra, bên cạnh việc kế thừa các quy định tại Nghị định 16/2020/NĐ-CP, Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa “cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch” nêu trong Nghị quyết số 57-NQ/TW để phù hợp tình hình mới tại Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.

Không quy định cứng phải có tên bằng tiếng Việt

Về mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, Điều 5 của luật quy định: Người ứng cử, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, chỉ định giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, địa phương; người làm việc trong tổ chức cơ yếu; người tham gia lực lượng vũ trang của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là người chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam và phải thường trú tại Việt Nam.

Công chức, viên chức không thuộc quy định như trên phải là người chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam và phải thường trú tại Việt Nam. Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

Trường hợp luật khác ban hành trước ngày luật này có hiệu lực thi hành có quy định về quốc tịch khác với quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này thì áp dụng quy định của luật này; trường hợp luật khác ban hành sau ngày luật này có hiệu lực thi hành mà có quy định về quốc tịch khác với quy định tại khoản 5 và khoản 6 điều này thì phải xác định cụ thể nội dung thực hiện hoặc không thực hiện quy định này, nội dung thực hiện theo quy định của luật khác đó.

Một số đại biểu Quốc hội đề nghị không nên quy định cứng phải có tên bằng tiếng Việt mà có thể là tên Việt hóa được hoặc có thể cho sử dụng tên gốc của người xin nhập quốc tịch Việt Nam bảo đảm hội nhập quốc tế.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Chính phủ đã chỉnh lý quy định tại khoản 4 Điều 19 và khoản 4 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam theo hướng người xin nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài thì có thể lựa chọn tên ghép giữa tên Việt Nam và tên nước ngoài nhằm bảo đảm tạo thuận lợi cho họ khi sinh sống và làm việc tại các quốc gia mà người đó có quốc tịch.

daibieulamthanh.jpg

"Đổi tên cầu thủ Nguyễn Xuân Son thì mất dấu nguồn gốc người nhập tịch"

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lâm Thành cho rằng, quy định nhập tịch không nên quá cứng nhắc, rằng người đó phải có tên gọi tiếng Việt, mà có thể cho phép tên Việt hóa. Ví dụ trường hợp cầu thủ nhập tịch Rafaelson Bezerra Fernandes được đổi thành Nguyễn Xuân Son thì "mất dấu" nguồn gốc người nhập tịch.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Nới lỏng điều kiện nhập quốc tịch và trở lại quốc tịch Việt Nam
Nới lỏng điều kiện nhập quốc tịch và trở lại quốc tịch Việt Nam

VOV.VN - Chính phủ vừa trình Quốc hội dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, trong đó sửa đổi, hoàn thiện, bổ sung nhiều quy định liên quan nhập quốc tịch Việt Nam và trở lại quốc tịch Việt Nam.

Nới lỏng điều kiện nhập quốc tịch và trở lại quốc tịch Việt Nam

Nới lỏng điều kiện nhập quốc tịch và trở lại quốc tịch Việt Nam

VOV.VN - Chính phủ vừa trình Quốc hội dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, trong đó sửa đổi, hoàn thiện, bổ sung nhiều quy định liên quan nhập quốc tịch Việt Nam và trở lại quốc tịch Việt Nam.

Nới lỏng quy định nhập quốc tịch để thu hút nhân tài
Nới lỏng quy định nhập quốc tịch để thu hút nhân tài

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh, để thu hút người gốc Việt và những người có trình độ cao về phục vụ phát triển đất nước, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam nới lỏng điều kiện, thông thoáng hơn trong việc nhập tịch.

Nới lỏng quy định nhập quốc tịch để thu hút nhân tài

Nới lỏng quy định nhập quốc tịch để thu hút nhân tài

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh, để thu hút người gốc Việt và những người có trình độ cao về phục vụ phát triển đất nước, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam nới lỏng điều kiện, thông thoáng hơn trong việc nhập tịch.

Chủ tịch Quốc hội: Pháp luật thông thoáng sẽ tạo tiền đề phát triển đất nước
Chủ tịch Quốc hội: Pháp luật thông thoáng sẽ tạo tiền đề phát triển đất nước

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, chỉ cần đổi mới tư duy pháp luật sẽ tạo ngay hiệu ứng, khi pháp luật thông thoáng sẽ tạo tiền đề phát triển cho đất nước.

Chủ tịch Quốc hội: Pháp luật thông thoáng sẽ tạo tiền đề phát triển đất nước

Chủ tịch Quốc hội: Pháp luật thông thoáng sẽ tạo tiền đề phát triển đất nước

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, chỉ cần đổi mới tư duy pháp luật sẽ tạo ngay hiệu ứng, khi pháp luật thông thoáng sẽ tạo tiền đề phát triển cho đất nước.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao