111111

Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội

VOV.VN - Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, ngày 29/5, các đại thảo luận tại hội trường về Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Phiên làm việc của Quốc hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.

Theo đó, Quốc hội dành cả ngày 29/5 để thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; Kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023. 

Cũng trong ngày làm việc, các thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, Tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2024 tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66%, cao nhất trong giai đoạn 2020 - 2023; đây là nỗ lực lớn trong bối cảnh nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 3,93% so với cùng kỳ. Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, giảm mặt bằng lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định, bên cạnh những kết quả đạt được, diễn biến tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2024 cũng bộc lộ những khó khăn, thách thức. Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá kỹ hơn các vấn đề tốc độ tăng trưởng, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, tổng cầu trong nước, những rủi ro, thách thức tiềm ẩn trong thị trường tài chính, tiền tệ, cải cách hành chính… để nhìn nhận đầy đủ, toàn diện hơn tình hình phát triển kinh tế- xã hội những tháng đầu năm. 

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2024 dù cải thiện nhưng chưa quay lại quỹ đạo cần thiết, chưa đủ để tạo ra những bước đột phá cho phát triển bền vững và chưa thể giúp nước ta thoát khỏi nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (86.400 doanh nghiệp) cao hơn số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường (81.300 doanh nghiệp)...

Trước đó, thảo luận tại tổ, một số ý kiến đại biểu cho rằng tăng trưởng quý I/2024 khá cao, đề nghị bổ sung thêm kịch bản tăng trưởng năm 2024 cao hơn để có giải pháp, chính sách điều hành phù hợp với điều kiện phát triển và thực tiễn đặt ra.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã bước sang tuần làm việc thứ hai (từ ngày 27-31/5), với nhiều vấn đề quan trọng. Trong đó có dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi); dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Quốc hội cũng thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025; dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Thảo luận về: Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Ngoài ra, Quốc hội cho ý kiến về: Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 (trong đó có việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 91/2023/QH15 về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 và Nghị quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước); Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Luật Thủ đô cần cơ chế đặc thù, nhưng thận trọng có kiểm soát
Luật Thủ đô cần cơ chế đặc thù, nhưng thận trọng có kiểm soát

VOV.VN - Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng chỉ quy định những cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố Hà Nội. Cần cơ chế đặc thù cho Luật Thủ đô, nhưng nên thận trọng có kiểm soát.

Luật Thủ đô cần cơ chế đặc thù, nhưng thận trọng có kiểm soát

Luật Thủ đô cần cơ chế đặc thù, nhưng thận trọng có kiểm soát

VOV.VN - Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng chỉ quy định những cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố Hà Nội. Cần cơ chế đặc thù cho Luật Thủ đô, nhưng nên thận trọng có kiểm soát.

Chánh án Nguyễn Hoà Bình: Cần có Tòa chuyên biệt để xử những vụ "đặc biệt"
Chánh án Nguyễn Hoà Bình: Cần có Tòa chuyên biệt để xử những vụ "đặc biệt"

VOV.VN - Chánh án Nguyễn Hoà Bình cho rằng Toà án phục vụ Nhân dân là phải bảo đảm công lý, phán xử cho đúng, tuân thủ đúng pháp luật chứ không phải là đi thu thập chứng cứ. Cần thiết có Tòa chuyên biệt nhưng không thành lập tràn lan.

Chánh án Nguyễn Hoà Bình: Cần có Tòa chuyên biệt để xử những vụ "đặc biệt"

Chánh án Nguyễn Hoà Bình: Cần có Tòa chuyên biệt để xử những vụ "đặc biệt"

VOV.VN - Chánh án Nguyễn Hoà Bình cho rằng Toà án phục vụ Nhân dân là phải bảo đảm công lý, phán xử cho đúng, tuân thủ đúng pháp luật chứ không phải là đi thu thập chứng cứ. Cần thiết có Tòa chuyên biệt nhưng không thành lập tràn lan.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ việc thành lập Tòa án chuyên biệt theo vùng, khu vực
Đại biểu Quốc hội ủng hộ việc thành lập Tòa án chuyên biệt theo vùng, khu vực

VOV.VN - Theo ý kiến ĐBQH, việc thành lập Tòa án sơ thẩm chuyên biệt sẽ bảo đảm tính chuyên nghiệp trong giải quyết một số vụ án đặc thù. Các đại biểu kiến nghị thành lập thí điểm Tòa án chuyên biệt ở Hà Nội, TP.HCM và các thành phố trực thuộc Trung ương.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ việc thành lập Tòa án chuyên biệt theo vùng, khu vực

Đại biểu Quốc hội ủng hộ việc thành lập Tòa án chuyên biệt theo vùng, khu vực

VOV.VN - Theo ý kiến ĐBQH, việc thành lập Tòa án sơ thẩm chuyên biệt sẽ bảo đảm tính chuyên nghiệp trong giải quyết một số vụ án đặc thù. Các đại biểu kiến nghị thành lập thí điểm Tòa án chuyên biệt ở Hà Nội, TP.HCM và các thành phố trực thuộc Trung ương.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao