111111

Quốc hội chính thức thông qua Luật Nhà giáo: Lương nhà giáo được xếp cao nhất

VOV.VN - Với 451/460 đại biểu có mặt tán thành, đạt 94.35%, Quốc hội chính thức thông qua Luật Nhà giáo. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026.

Sáng 16/6, các đại biểu sẽ bấm nút thông qua Nghị quyết sửa đổi bổ sung một số điều Hiến pháp 2013 và Luật Nhà giáo, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.

Luật Nhà giáo vừa được Quốc hội thông qua gồm 9 chương, 42 điều, giảm 4 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội đầu Kỳ họp thứ 9 và giảm 8 điều so với dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ 8.

Luật Nhà giáo quy định về hoạt động nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo; chức danh, chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế đối với nhà giáo; tôn vinh, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với nhà giáo; quản lý nhà giáo.

Luật quy định, nhà giáo là lực lượng nòng cốt của ngành giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được tôn trọng, bảo vệ, tôn vinh. Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục; có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nguồn nhân lực, xây dựng xã hội học tập, xã hội số và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Một trong những chính sách nổi bật của Luật Nhà giáo là quy định về tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo. Theo đó, Điều 23 của luật quy định, tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được quy định như sau:

Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; Phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật;

Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo ở một số ngành, nghề đặc thù được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với nhà giáo làm việc trong điều kiện bình thường.

Tiền lương của nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động. Nhà giáo công tác ở ngành, nghề có chế độ đặc thù thì được hưởng chế độ đặc thù theo quy định của pháp luật và chỉ được hưởng ở một mức cao nhất nếu chính sách đó trùng với chính sách dành cho nhà giáo. Luật Nhà giáo giao Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo được quy định như sau: Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập, việc tuyển dụng nhà giáo do người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện; Đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập, việc tuyển dụng nhà giáo do người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục;

Đối với trường của lực lượng vũ trang nhân dân, thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định; Đối với cơ sở giáo dục không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản này, thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Đối với Luật Nhà giáo, một trong những điểm quan trọng là quy định cấm ép buộc học sinh học thêm dưới mọi hình thức. Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định cấm nhà giáo dạy thêm trái quy định pháp luật, cấm dạy thêm học sinh mà nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết dự thảo Luật không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan. Yêu cầu nhà giáo không được dạy thêm cho học sinh mà mình đang trực tiếp giảng dạy hiện đã quy định trong Thông tư về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Có ý kiến đề nghị quy định rõ căn cứ, nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện tuyển dụng nhà giáo; việc giao thẩm quyền tuyển dụng giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông cho cơ quan quản lý giáo dục.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập là viên chức nên việc tuyển dụng phải tuân thủ quy định pháp luật về viên chức. Dự thảo Luật chỉ quy định một số yêu cầu mang tính đặc thù trong tuyển dụng nhà giáo như nội dung tuyển dụng căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp, phương thức tuyển dụng phải có thực hành sư phạm...

Về thẩm quyền tuyển dụng, dự luật giao ngành giáo dục quyền chủ động trong tuyển dụng nhà giáo. Đối với thẩm quyền tuyển dụng giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo sẽ quy định chi tiết.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Luật Nhà giáo cần quy định rõ hơn giáo viên phải chịu trách nhiệm nếu vi phạm đạo đức
Luật Nhà giáo cần quy định rõ hơn giáo viên phải chịu trách nhiệm nếu vi phạm đạo đức

VOV.VN - TS. Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam: Không chỉ xử lý vi phạm, Luật Nhà giáo sắp tới cần bổ sung quy định buộc giáo viên phải chịu trách nhiệm rõ ràng, nếu tái phạm thì không được tiếp tục hành nghề.

Luật Nhà giáo cần quy định rõ hơn giáo viên phải chịu trách nhiệm nếu vi phạm đạo đức

Luật Nhà giáo cần quy định rõ hơn giáo viên phải chịu trách nhiệm nếu vi phạm đạo đức

VOV.VN - TS. Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam: Không chỉ xử lý vi phạm, Luật Nhà giáo sắp tới cần bổ sung quy định buộc giáo viên phải chịu trách nhiệm rõ ràng, nếu tái phạm thì không được tiếp tục hành nghề.

Nếu không sửa Luật Nhà giáo, nhiều giáo viên 20 năm vẫn "cắm bản"
Nếu không sửa Luật Nhà giáo, nhiều giáo viên 20 năm vẫn "cắm bản"

VOV.VN - Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, quy định trong Luật Nhà giáo cần gắn thuyên chuyển với điều động để giải quyết câu chuyện “giáo viên xin mãi chả được, 10 năm, 20 năm rồi em vẫn cắm bản thôi”.

Nếu không sửa Luật Nhà giáo, nhiều giáo viên 20 năm vẫn "cắm bản"

Nếu không sửa Luật Nhà giáo, nhiều giáo viên 20 năm vẫn "cắm bản"

VOV.VN - Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, quy định trong Luật Nhà giáo cần gắn thuyên chuyển với điều động để giải quyết câu chuyện “giáo viên xin mãi chả được, 10 năm, 20 năm rồi em vẫn cắm bản thôi”.

Chủ tịch Quốc hội: Xây dựng và ban hành Luật Nhà giáo với chất lượng cao nhất
Chủ tịch Quốc hội: Xây dựng và ban hành Luật Nhà giáo với chất lượng cao nhất

VOV.VN - Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, chiều tối nay, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt ĐBQH là nhà giáo, nguyên là nhà giáo cán bộ quản lý giáo dục.

Chủ tịch Quốc hội: Xây dựng và ban hành Luật Nhà giáo với chất lượng cao nhất

Chủ tịch Quốc hội: Xây dựng và ban hành Luật Nhà giáo với chất lượng cao nhất

VOV.VN - Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, chiều tối nay, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt ĐBQH là nhà giáo, nguyên là nhà giáo cán bộ quản lý giáo dục.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao