111111

Nhập, chia tỉnh và xã cần đáp ứng điều kiện nào?

VOV.VN - Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến quy định rõ nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.

Theo dự thảo luật, đơn vị hành chính ở nước ta gồm có: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh); Đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh gồm: xã, phường, đặc khu tại hải đảo (cấp cơ sở); Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập.

Trong đó đặc khu tại hải đảo do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập phù hợp với quy mô dân số, diện tích tự nhiên, điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Ngoài ra, dự thảo dành riêng một chương với 3 điều để quy định về tổ chức đơn vị hành chính và thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính và đổi tên đơn vị hành chính.

Tổ chức đơn vị hành chính phù hợp với năng lực quản lý 

Việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo 4 nguyên tắc. Trước tiên phải tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;

Thứ hai là phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương.

Cùng với đó phải phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;

Ngoài ra, thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

Dự thảo cũng đề xuất quy định các điều kiện thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. Đó là phải phù hợp quy hoạch có liên quan hoặc định hướng của cấp có thẩm quyền; bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương.

Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính còn phải bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;

“Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, miền núi, vùng cao, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”, theo dự thảo.

Việc giải thể đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp: Thứ nhất là do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia. Thứ hai là do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó. Thứ ba là do tổ chức lại đơn vị hành chính theo định hướng của cấp có thẩm quyền.

Tổ chức lấy ý kiến nhân dân

Dự thảo nêu rõ việc Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Còn Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp cơ sở.

Về trình tự, thủ tục, Chính phủ phân công UBND cấp tỉnh chủ trì xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Chính phủ để trình Quốc hội. Với đơn vị hành chính cấp cơ sở, UBND cấp tỉnh được phân công tổ chức xây dựng đề án trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Liên quan đến hồ sơ, cùng với tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phải có Báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân, ý kiến của HĐND các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

“Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp cơ sở chịu ảnh hưởng trực tiếp”, theo dự thảo.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Bộ Nội vụ: Không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính có vị trí biệt lập
Bộ Nội vụ: Không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính có vị trí biệt lập

VOV.VN - Bộ Nội vụ vừa hoàn tất dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cùng tờ trình kèm theo, để chuyển Bộ Tư pháp thẩm định.

Bộ Nội vụ: Không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính có vị trí biệt lập

Bộ Nội vụ: Không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính có vị trí biệt lập

VOV.VN - Bộ Nội vụ vừa hoàn tất dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cùng tờ trình kèm theo, để chuyển Bộ Tư pháp thẩm định.

Bộ Nội vụ: Ưu tiên sắp xếp đơn vị hành chính miền núi, đồng bằng với nơi có biển
Bộ Nội vụ: Ưu tiên sắp xếp đơn vị hành chính miền núi, đồng bằng với nơi có biển

VOV.VN - Theo Bộ Nội vụ, khi sắp xếp đơn vị hành chính các cấp sẽ ưu tiên sắp xếp các đơn vị hành chính miền núi, đồng bằng với các đơn vị hành chính có biển.

Bộ Nội vụ: Ưu tiên sắp xếp đơn vị hành chính miền núi, đồng bằng với nơi có biển

Bộ Nội vụ: Ưu tiên sắp xếp đơn vị hành chính miền núi, đồng bằng với nơi có biển

VOV.VN - Theo Bộ Nội vụ, khi sắp xếp đơn vị hành chính các cấp sẽ ưu tiên sắp xếp các đơn vị hành chính miền núi, đồng bằng với các đơn vị hành chính có biển.

Phát sóng trực tiếp phiên thảo luận của Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Phát sóng trực tiếp phiên thảo luận của Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, ngoài các phiên họp theo quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội, bố trí truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đối với phiên thảo luận tại Hội trường về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Phát sóng trực tiếp phiên thảo luận của Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp

Phát sóng trực tiếp phiên thảo luận của Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, ngoài các phiên họp theo quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội, bố trí truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đối với phiên thảo luận tại Hội trường về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao