111111

"Nhà Bác Hồ” trên cao nguyên Gia Lai

VOV.VN - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng đặt chân đến Tây Nguyên, nhưng trái tim của Người luôn hướng về Tây Nguyên. Đồng bào Tây Nguyên cũng luôn dành cho Bác Hồ một tấm lòng kính yêu mộc mạc và chân thành.

Ở Gia Lai, quần thể kiến trúc văn hóa trong khuôn viên quảng trường Đại Đoàn kết, trung tâm Thành phố Pleiku, chính là hiện thực sống động của tỉnh cảm ấy, được ví như “Nhà Bác Hồ” giữa đại ngàn. Nơi đây không chỉ có tượng đài, bảo tàng hay đền thờ, mà còn có niềm tin vững bền và tình cảm son sắt của bao thế hệ người Tây Nguyên với vị lãnh tụ kính yêu.

Sáng giữa tháng 5, trong không khí mát lành, trong trẻo của cao nguyên Pleiku, hơn 30 nữ chiến sĩ Công an tỉnh Gia Lai trong trang phục nghiêm trang, tập trung tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánh Gia Lai – Kon Tum để tham quan, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng, tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong không gian bảo tàng tĩnh lặng, từng hiện vật như bộ quần áo kaki đã cũ, đôi dép cao su đã mòn, chiếc máy đánh chữ bạc màu thời gian,… cho thấy con người giản dị, mà cao quý của Người. Tiếng thuyết minh vang đều, dẫn dắt đoàn đi qua từng chặng đường lịch sử, tái hiện bước chân không mỏi của Bác trong hành trình cứu nước, dựng nước, lãnh đạo kháng chiến....

Đại uý Nguyễn Huyền Châu, Công an xã Ia Kly, huyện Chư Prông, Gia Lai tham bày tỏ: “Bảo tàng đã lưu giữ lại những hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn sống. Qua đây, tôi có thể hình dung cơ bản về cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh đạo dân tộc trong công cuộc giải phóng đất nước. Bản thân tôi càng biết ơn Bác và những người đi trước đã hy sinh để chúng ta có được nền độc lập như hôm nay".

Từ năm 1984, khi Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Gia Lai – Kon Tum chính thức khánh thành, nơi đây không chỉ lưu giữ hàng trăm hiện vật quý giá về thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảo tàng còn lưu giữ nhiều hiện vật nói lên tình cảm sâu nặng giữa Bác Hồ và đồng bào Tây Nguyên.

Liền bên bảo tàng, Gia Lai còn xây dựng một quảng trường rộng 12ha, đặt tên Quảng trường Đại Đòan kết. Ở đây có tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên; tháp 54 cột đá bazan biểu trưng cho tinh thần đại đoàn kết 54 dân tộc cùng nhiều công trình văn hóa ý nghĩa khác.

Dạo bước giữa không gian tràn ngập những nhắc nhớ về lãnh tụ kính yêu, chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy, công tác tại Công an tỉnh Gia Lai chia sẻ: “Những câu chuyện về Bác Hồ đã trở thành một phần trong tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam. Nhưng đối với lực lượng vũ trang, đó còn là hành trang tinh thần, là nguồn động lực vô giá. Mọi người rất xúc động về những hi sinh của Bác. Chúng tôi có thêm động lực mới để có những hành động, việc làm xứng đáng với niềm tin mà Bác dành cho lực lượng vũ trang và nhân dân".

Tại vị trí trung tâm quảng trường rộng hơn 12ha, tượng đài Bác Hồ hiện lên uy nghi mà gần gũi, trong tiếng thông reo vi vu và chim hót ríu ran. Đây là nơi Tỉnh ủy, UBND và các đoàn thể tỉnh Gia Lai tổ chức dâng hương, báo công vào mỗi dịp lễ lớn; là điểm đến của hàng triệu lượt người dân và du khách trong nước, quốc tế mỗi năm. Đồng thời là không gian tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội, tuần văn hóa, du lịch, các chương trình nghệ thuật, không gian diễn tấu cồng chiêng… Tượng Bác – cao 10,8m, nặng 16 tấn, mang ý nghĩa biểu tượng thiêng liêng về tình cảm mà đồng bào Tây Nguyên dành cho Người. 

Bà Rơ Chăm H’Yéo, nguyên Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai, xúc động nhớ lại: “Hồi đó, khi tượng đài Bác Hồ được đưa về tới đèo An Khê, bà con đứng hai bên đường đánh cồng chiêng và nhiều người hò reo: ‘Bác đã về với buôn làng! Bác đã về với bà con mình rồi!'

Khi tượng Bác được dựng lên ở quảng trường, bà con tụ họp lại đánh chiêng xung quanh. Và từ đó, Bác Hồ đã thực sự về với đồng bào Jarai, về với người Tây Nguyên. Có tượng Bác, bà con thêm vững tin vào cuộc sống, quyết tâm xây dựng cuộc sống mới, đoàn kết các dân tộc, giúp đỡ nhau vươn lên, để xây dựng quê hương ngày càng phát triển hơn".

Ngày nay, Quảng trường Đại Đoàn Kết không chỉ là điểm đến của du khách, mà còn là không gian giáo dục truyền thống, nuôi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ. Nơi đây được ví như “Nhà Bác Hồ” trên Cao nguyên Gia Lai, biểu tượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình cảm của người Tây Nguyên.

nha_tuong_niem_1.jpg

Bác Hồ mãi trong tim quân dân đảo Trường Sa

VOV.VN - Công trình Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) nằm ở vị trí trung tâm, gần đường băng, không gian thoáng đãng, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và các đoàn khách đến thăm đảo.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Khu tưởng niệm Bác Hồ ở Nghĩa Lộ - nơi ngọn lửa cách mạng sáng mãi
Khu tưởng niệm Bác Hồ ở Nghĩa Lộ - nơi ngọn lửa cách mạng sáng mãi

VOV.VN - Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, nơi lưu giữ hình ảnh, hiện vật và là biểu tượng sinh động của lòng biết ơn, là “địa chỉ đỏ” trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong hành trình gìn giữ và phát huy những giá trị lịch sử - cách mạng của dân tộc.

Khu tưởng niệm Bác Hồ ở Nghĩa Lộ - nơi ngọn lửa cách mạng sáng mãi

Khu tưởng niệm Bác Hồ ở Nghĩa Lộ - nơi ngọn lửa cách mạng sáng mãi

VOV.VN - Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, nơi lưu giữ hình ảnh, hiện vật và là biểu tượng sinh động của lòng biết ơn, là “địa chỉ đỏ” trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong hành trình gìn giữ và phát huy những giá trị lịch sử - cách mạng của dân tộc.

Người đàn ông ở Quảng Bình sưu tầm hơn 3000 tư liệu quý về Bác Hồ
Người đàn ông ở Quảng Bình sưu tầm hơn 3000 tư liệu quý về Bác Hồ

VOV.VN - Hơn nửa thế kỷ sưu tầm tư liệu quý về Bác Hồ, ông Nguyễn Đình Phong, ở thôn Tân An, xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã có bộ sưu tập hơn 3.000 bức ảnh, bài báo, tư liệu quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các thời kỳ.

Người đàn ông ở Quảng Bình sưu tầm hơn 3000 tư liệu quý về Bác Hồ

Người đàn ông ở Quảng Bình sưu tầm hơn 3000 tư liệu quý về Bác Hồ

VOV.VN - Hơn nửa thế kỷ sưu tầm tư liệu quý về Bác Hồ, ông Nguyễn Đình Phong, ở thôn Tân An, xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã có bộ sưu tập hơn 3.000 bức ảnh, bài báo, tư liệu quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các thời kỳ.

60 năm trước, Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc
60 năm trước, Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc

Ngày 10/5/1965, trong lúc đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh miền Bắc, giữa muôn trùng lo toan vì nước, vì dân, cảm thấy mình "không được khỏe như mấy năm trước", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt bút viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc thiêng liêng.

60 năm trước, Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc

60 năm trước, Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc

Ngày 10/5/1965, trong lúc đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh miền Bắc, giữa muôn trùng lo toan vì nước, vì dân, cảm thấy mình "không được khỏe như mấy năm trước", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt bút viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc thiêng liêng.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao