111111

Ngành Ngoại giao có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Trong 65 năm phát triển, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngành Ngoại giao Việt Nam đã có những bước trưởng thành vượt bậc, đóng góp to lớn cho công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

Hòa trong không khí tưng bừng kỷ niệm những ngày lễ lớn của Đảng và Nhà nước, năm 2010, ngành Ngoại giao cũng tưng bừng kỷ niệm 65 năm ngày thành lập (28/8/1945-28/8/2010).

Nhân dịp này, ông Phạm Bình Minh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đã dành cho phóng viên Đài TNVN cuộc trò chuyện để cùng nhìn lại những thành tựu và bài học của ngành ngoại giao trong 65 năm qua.

PV: Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao, xin Thứ trưởng khái quát những đóng góp của ngành đối với sự nghiệp chung của đất nước?

Thứ trưởng Phạm Bình Minh: Ra đời cách đây 65 năm, ngành ngoại giao đã có những đóng góp rất quan trọng cho quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngay những ngày đầu đất nước còn non trẻ, thù trong giặc ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của Việt Nam, ngành ngoại giao đã tham gia vào để làm sao thực hiện làm sao tranh thủ thời gian để xây dựng nhà nước vững mạnh để đi vào cuộc kháng chiến.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh (Ảnh: KT)

Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ ngành ngoại giao đã vận động các nước công nhận Nhà nước Việt Nam, vận động sự ủng hộ đoàn kết của các nước cho sự nghiệp kháng chiến của chúng ta. Và đặc biệt là kết hợp chính trị, quân sự để đấu tranh giành thắng lợi và đã chuyển hóa từ những thắng lợi trên chiến trường thành thắng lợi trên bàn ngoại giao để kết thúc chiến tranh.

Đó là cuộc đàm phán để đi đến Hội nghị Genever năm 1954 lập lại hòa bình ở Đông Dương, đưa được nửa đất nước chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là cuộc đàm phán 5 năm dẫn đến Hội nghị Paris năm 1973 để kết thúc chiến tranh và Mỹ phải rút khỏi Việt Nam đi đến thắng lợi quyết định mùa xuân năm 1975.

Sau khi đất nước ta hoàn toàn thống nhất, ngành ngoại giao tham gia vào đấu tranh phá bao vây cấm vận để mở rộng quan hệ, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế về vật chất, tinh thần cho sự nghiệp tái thiết đất nước. Đặc biệt là trong 20 năm đổi mới thì ngoại giao đã đóng góp vào việc mở rộng quan hệ, đưa các quan hệ của chúng ta với các nước đi vào chiều sâu đa dạng hóa, đa phương hóa và nhất là tham gia tích cực vào công việc của cộng đồng quốc tế.

Cho đến nay, chúng ta đã có quan hệ với 179 nước, quan hệ kinh tế với 224 nước và các vùng lãnh thổ. Chúng ta đã tham gia rất nhiều các tổ chức quốc tế khu vực như: ASEM, APEC, ASEAN… tham gia là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ và hiện là Chủ tịch ASEAN. Có thể nói, ngành ngoại giao đã đóng góp để tăng cường quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

PV: Qua chặng đường 65 năm ấy, chúng ta đã rút được bài học gì về ngoại giao, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Phạm Bình Minh: Trong 65 năm, chúng ta có rất nhiều bài học. Bài học thứ nhất là xác định đúng và đặt lợi ích của quốc gia lên hàng đầu. Lợi ích của dân tộc chúng ta là độc lập, tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ. Đó là phải xây dựng được môi trường hòa bình ổn định để đảm bảo cho sự phát triển. Trong 65 năm qua, chúng ta đã làm tốt bài học này.

Thứ 2, là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại. Có thể nói làm sao tập trung được sự đoàn kết, ủng hộ của quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ 3 là kết hợp chặt chẽ giữa chính trị, ngoại giao, quân sự trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng cũng như thời điểm hiện nay xây dựng tổ quốc, để làm sao kết hợp giữa ngoại giao, kinh tế, quân sự an ninh để đảm bảo cho môi trường đảm bảo ổn định và phát triển.

Thứ 4 là chúng ta phải xây dựng mối quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là các nước láng giềng có chung đường biên giới.

Cuối cùng là xây dựng được đội ngũ làm công tác đối ngoại có bản lĩnh, có phẩm chất có năng lực.

PV: Xin Thứ trưởng giới thiệu thêm về tư tưởng ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

Thứ trưởng Phạm Bình Minh: Các thế hệ ngoại giao Việt Nam rất tự hào vì Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngoại trưởng đâu tiên, là “kim chỉ nam” cho hoạt động ngoại giao với tư tưởng ngoại giao của Người.

Thể hiện ở quan điểm, phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao đó là sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước và văn hoá dân tộc, kết hợp giữa tinh hoa ngoại giao truyền thống với tinh hoa ngoại giao thế giới, là sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc, là sự kết hợp giữa độc lập tự chủ và đoàn kết hợp tác quốc tế, đó là sự vận dụng tổng hợp, đảm bảo nguyên tắc nhưng linh hoạt về sách lược, hay còn gọi là dĩ bất biến ứng vạn biến. Đó là ngoại giao tâm công là sự kết hợp của ngoại giao truyền thống hoà hiếu, hữu nghị đoàn kết với các nước. Tổng hợp tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là như vậy. Đó sẽ tiếp tục là “kim chỉ nam” cho hoạt động ngoại giao của chúng ta.

PV: Chúng ta đã vận dụng tốt những tư tưởng của Người trong thời đại hiện nay như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Phạm Bình Minh: Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn được ứng dụng một cách linh hoạt trong hoạt động ngoại giao. Một trong những tư tưởng lớn của Bác là “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Có nghĩa là chúng ta phải giữ nguyên tắc nhưng phải linh hoạt về cách thực hiện. Có nhiều ví dụ cụ thể trong việc áp dụng tư tưởng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nguyên tắc của chúng ta là độc lập tự chủ, làm sao giữ vững môi trường hòa bình ổn định. Tất cả những hoạt động của chúng ta đều xoay xung quanh mục tiêu này. Ví dụ, khi chúng ta là thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ, làm sao mọi quyết định của Hội đồng Bảo an mà chúng ta tham gia đều đảm bảo được môi trường hòa bình ổn định thì lúc đó chúng ta phải linh hoạt, đưa ra quyết định nhưng vấn đề mà trước đây ta cho rằng đó là ý thức hệ. Đó là cách vận dụng linh hoạt tư tưởng “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Bác.

PV: Xin Thứ trưởng cho biết, phương hướng và nhiệm vụ của ngành ngoại giao trong thời gian tới?

Thứ trưởng Phạm Bình Minh: Trong thời gian tới, nhiệm vụ của ngoại giao chúng ta là đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo môi trường hoà bình, ổn định để phát triển, đảm bảo tạo nguồn lực bên ngoài để xây dựng CNH- HĐH, nâng cao vai trò vị thế của Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu đó, nhiệm vụ của ngoại giao là đưa quan hệ của Việt Nam với các nước lên tầm cao mới và đi vào chiều sâu, có hiệu quả, nâng cao hoạt động của chúng ta trong các hoạt động của tổ chức quốc tế.

Nhiệm vụ thứ 2 là ngoại giao kinh tế, làm sao tận dụng được nguồn lực ở bên ngoài phục vụ cho CNH, tăng cường đầu tư cho đất nước để mở rộng xuất khẩu.

Nhiệm vụ 3 là ngoại giao văn hoá, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra bên ngoài, bản sắc của Việt Nam ra bên ngoài, nâng cao hình ảnh Việt Nam trên thế giới.

Nhiệm vụ 4 là đối với người Việt ở nước ngoài, chúng ta phải bảo vệ công dân của chúng ta và đảm bảo người Việt hướng về đất nước, xây dựng đất nước. Đó là những nhiệm vụ rất quan trọng.

PV: Vâng xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao