111111

Nếu không chú trọng chất lượng đội ngũ, việc sáp nhập sẽ chỉ mang tính cơ học

VOV.VN - Các chuyên gia đánh giá, nếu không chú trọng chất lượng đội ngũ, việc sáp nhập sẽ chỉ mang tính cơ học, không đạt hiệu quả như mong đợi.

Theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, dự kiến sau khi sắp xếp sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm khoảng 60 - 70% trong số hơn 10.000 xã sẽ được sáp nhập so với hiện nay. Điều này đòi hỏi khi sắp xếp cán bộ 2 cấp phải đảm bảo bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, có năng lực nổi bật, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Các chuyên gia đánh giá, sau hơn 40 năm đổi mới, những hạn chế trước đây về đội ngũ cán bộ và phương tiện thông tin đã cơ bản được giải quyết. Vì vậy, việc sáp nhập tỉnh, tinh giản bộ máy lúc này là cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giảm bớt gánh nặng ngân sách, tạo điều kiện để đất nước phát triển bền vững.

“Cần xem xét quy định thời hạn biên chế”

Thực tế, công tác tổ chức bộ máy luôn là vấn đề nhạy cảm, tác động trực tiếp đến đội ngũ cán bộ và bộ máy chính quyền các cấp. Việc bố trí, sắp xếp lại tổ chức, nhân sự cần thực hiện cẩn trọng, bảo đảm chế độ, chính sách thỏa đáng đối với cán bộ dôi dư, đồng thời có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với những trường hợp nghỉ hưu trước tuổi.

Theo ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, chế độ “biên chế suốt đời” đối với công chức có thể khiến một bộ phận cán bộ trì trệ, ngại đổi mới, dẫn đến tình trạng “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”. 

Ông Túc cho rằng, “biên chế suốt đời” có ưu điểm là giúp cán bộ chuyên sâu trong một lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy mặt trái khi có những người “sống lâu lên lão làng”, không có đóng góp thực sự nhưng vẫn giữ vị trí trong bộ máy.

Vì vậy, theo ông Túc, đã đến lúc cần xem xét quy định thời hạn biên chế: “Cụ thể, cứ mỗi nhiệm kỳ 5 năm, cán bộ sẽ được đánh giá lại. Nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, họ sẽ tiếp tục được ký biên chế như quy trình đề bạt hiện nay đối với các chức danh Trưởng, Phó phòng, Cục trưởng, Cục phó, Thứ trưởng, Bộ trưởng…”

Tuy nhiên, ông Túc cũng nhấn mạnh rằng, trước khi áp dụng rộng rãi, cần có giai đoạn thí điểm để đánh giá hiệu quả. Nếu đạt kết quả tốt có thể áp dụng đại trà, nhằm đảm bảo bộ máy vận hành hiệu quả hơn.

Chứng kiến nhiều giai đoạn sáp nhập tỉnh, thành kể từ năm 1976 đến nay, ông Nguyễn Túc cho rằng, vấn đề cấp bách hiện nay là chất lượng đội ngũ cán bộ. Cán bộ là “nòng cốt của nòng cốt”, vì vậy cần được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng quản lý, bên cạnh việc giữ vững bản lĩnh chính trị, công tâm, khách quan. 

Yêu cầu đặt ra với cán bộ

Đối với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, ông Nguyễn Túc bày tỏ ủng hộ, nhấn mạnh đây là phương án sắp xếp hợp lý. 

“Vào những năm 1975-1976, với quan điểm cho rằng quy mô lớn, tập trung đông sẽ tạo điều kiện phát triển nhanh, chúng ta đã mở rộng bộ máy quản lý. Tuy nhiên, đến cuối những năm 1970, đầu những năm 1980, thực tế cho thấy mô hình này không mang lại hiệu quả như kỳ vọng, thậm chí khiến kinh tế sa sút”, ông Túc nói.

Ở cấp tỉnh, trước đây có cấp trung gian là huyện, nhưng khi bỏ cấp huyện, tỉnh sẽ trực tiếp quản lý các xã. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ cấp tỉnh phải sâu sát hơn với cơ sở, nắm bắt tình hình kịp thời.

Với đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến còn khoảng 2.000 hoặc là dưới 2.000, cứ 4-5 xã thì sáp nhập lại làm 1 và mỗi xã mới sẽ có diện tích dân số đông gấp 4-5 lần so với hiện nay. Như vậy, cấp xã sẽ phải gánh vác khối lượng công việc lớn hơn rất nhiều. Đội ngũ cán bộ cấp xã phải nâng cao năng lực, trình độ để đáp ứng yêu cầu quản lý trong bối cảnh mới.

“Cấp tỉnh cũng cần có sự đổi mới căn bản, nếu không sẽ dễ rơi vào tình trạng quan liêu. Do đó, đội ngũ cán bộ cấp tỉnh và cấp xã phải đảm bảo bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, có năng lực nổi bật. Là những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Việc sắp xếp cán bộ cấp xã cũng phải đảm bảo tính đoàn kết, không để xảy ra tình trạng bè phái, cục bộ địa phương”, ông Nguyễn Túc nêu ý kiến.

Dù thực hiện bất kỳ cải cách nào, nguyên tắc quan trọng nhất vẫn là đảm bảo chính quyền sát dân, gần dân và lấy mục tiêu phục vụ người dân làm trọng tâm. Bộ máy của chính quyền cấp xã sau tinh gọn vừa thực hiện được nhiệm vụ của cấp huyện, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ của cấp xã là giải quyết kịp thời nhu cầu của dân. Từ đó, đảm bảo được cuộc sống của nhân dân và phát triển sản xuất, đồng thời giữ vững an ninh chính trị và trật tự địa phương.

Cũng nêu đánh giá về trình độ cán bộ cấp xã khi sáp nhập, ĐBQH Trương Xuân Cừ (Đoàn ĐBQH Hà Nội) cho rằng, khi phạm vi quản lý của cấp xã mở rộng, cán bộ phải có trình độ cao hơn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, việc quy định cán bộ cấp xã phải có bằng đại học là hoàn toàn phù hợp.

“Có thể nói, đây là vấn đề mang tính thiết thực và cấp thiết. Khi hạn chế bớt các khâu trung gian, quy trình xử lý công việc có thể được rút ngắn, giúp chính quyền cấp xã, phường giải quyết trực tiếp các vấn đề của người dân. Đối với những nội dung vượt quá thẩm quyền của cấp cơ sở, tỉnh có thể tham gia giải quyết ngay, đảm bảo tính kịp thời và hiệu quả. Đây chính là mục tiêu về hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả mà chúng ta hướng đến”, ông Cừ nhấn mạnh.

Cùng với đó, đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng, với một số khu vực đặc thù như vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cần có chính sách linh hoạt hơn. 

“Quan trọng nhất, ngoài bằng cấp, cán bộ phải có năng lực thực sự, có khả năng điều hành, xử lý công việc hiệu quả. Nếu không chú trọng chất lượng đội ngũ, việc sáp nhập sẽ chỉ mang tính cơ học, không đạt hiệu quả như mong đợi”, ông Cừ nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Ông Lê Minh Hưng: Làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ trong quá trình sắp xếp
Ông Lê Minh Hưng: Làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ trong quá trình sắp xếp

VOV.VN - Ông Lê Minh Hưng đề nghị hệ thống Mặt trận cần giải quyết tốt chế độ chính sách, làm tốt công tác chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, công chức trong quá trình sắp xếp.

Ông Lê Minh Hưng: Làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ trong quá trình sắp xếp

Ông Lê Minh Hưng: Làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ trong quá trình sắp xếp

VOV.VN - Ông Lê Minh Hưng đề nghị hệ thống Mặt trận cần giải quyết tốt chế độ chính sách, làm tốt công tác chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, công chức trong quá trình sắp xếp.

Nghiêm cấm chiếm giữ, chuyển giao, hủy tài liệu trong quá trình sắp xếp bộ máy
Nghiêm cấm chiếm giữ, chuyển giao, hủy tài liệu trong quá trình sắp xếp bộ máy

VOV.VN - Bộ Nội vụ yêu cầu nghiêm cấm việc chiếm giữ, chuyển giao, hủy trái phép tài liệu và cơ sở dữ liệu tài liệu; không được làm hỏng, thất lạc tài liệu và cơ sở dữ liệu tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.

Nghiêm cấm chiếm giữ, chuyển giao, hủy tài liệu trong quá trình sắp xếp bộ máy

Nghiêm cấm chiếm giữ, chuyển giao, hủy tài liệu trong quá trình sắp xếp bộ máy

VOV.VN - Bộ Nội vụ yêu cầu nghiêm cấm việc chiếm giữ, chuyển giao, hủy trái phép tài liệu và cơ sở dữ liệu tài liệu; không được làm hỏng, thất lạc tài liệu và cơ sở dữ liệu tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.

Tháo gỡ khó khăn khi sắp xếp bộ máy, điều chỉnh địa giới hành chính
Tháo gỡ khó khăn khi sắp xếp bộ máy, điều chỉnh địa giới hành chính

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu, trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, điều chỉnh địa giới hành chính, các bộ ngành cần phối hợp, hỗ trợ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện rà soát, đánh giá, kiến nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác điều hành, quản lý.

Tháo gỡ khó khăn khi sắp xếp bộ máy, điều chỉnh địa giới hành chính

Tháo gỡ khó khăn khi sắp xếp bộ máy, điều chỉnh địa giới hành chính

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu, trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, điều chỉnh địa giới hành chính, các bộ ngành cần phối hợp, hỗ trợ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện rà soát, đánh giá, kiến nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác điều hành, quản lý.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao