111111

Ký ức 30/4 hào hùng “50 năm toàn thắng về ta”

VOV.VN - Với những người đã trực tiếp cầm súng chiến đấu, đã hiến dâng cả tuổi trẻ, máu xương cho nền hòa bình, độc lập của dân tộc, thì những dấu ấn của 50 năm trước vẫn vẹn nguyên trong tâm trí, như mới chỉ hôm qua.

Dấu son 30/4 chói lọi

Sáng ngày 16/4, tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân phối hợp các cơ quan, đơn vị tổ chức chương trình gặp mặt, giao lưu 50 đại biểu tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, cựu chiến binh… trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Chương trình có chủ đề “50 năm toàn thắng về ta”.

Tại buổi gặp mặt, Trung tướng Trương Thiên Tô, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam nhấn mạnh: Chiến thắng 30/4/1975 là cột mốc vĩ đại, niềm tự hào to lớn của dân tộc Việt Nam; là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khát vọng hòa bình, độc lập, tự do và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sự kiện 30/4 đã khắc sâu vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi. Đó là ngày cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui chiến thắng. Lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu thời khắc non sông liền một dải, kết thúc những tháng năm chiến tranh đầy gian khổ, mất mát và chia cắt.

Trung tướng Trương Thiên Tô cho hay, dù 50 năm đã trôi qua nhưng những ký ức về quá trình chiến đấu kiên cường vẫn vẹn nguyên trong tâm trí, là ngọn lửa truyền thống tiếp sức cho thế hệ hôm nay dựng xây đất nước hùng cường, phồn vinh.

"50 đại biểu dự họp mặt, giao lưu hôm nay mang ý nghĩa như một biểu tượng tinh thần, kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước; là nguồn sức mạnh động viên, tiếp lửa truyền thống vẻ vang cho thế hệ trẻ tự tin, vững bước vươn lên, kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của dân tộc trong thời đại mới", Trung tướng Trương Thiên Tô nhấn mạnh. 

Nguyên vẹn giây phút tiến vào Dinh Độc Lập

Về dự gặp mặt, ông Vũ Đăng Toàn, nguyên Chính trị viên Đại đội, Đại úy, Trưởng xe tăng 390 - người trực tiếp tham gia sự kiện xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975 cho hay, ông không bao giờ quên thời khắc lịch sử thiêng liêng đó.

Lúc ấy, quân ta với khí thế ngút trời, với ý chí chiến đấu mãnh liệt và niềm tin tất thắng. Trong trận đánh cuối cùng, đơn vị ông đã chọc thủng tuyến phòng thủ cuối cùng của ngụy quyền ở đầu cầu Sài Gòn.

Đây không chỉ là một thắng lợi về chiến thuật, mà còn là kết quả của ý chí và quyết tâm sắt đá của toàn thể cán bộ, chiến sĩ. Trước giờ nổ súng, Ban chỉ huy đã họp khẩn và thống nhất: “Bằng mọi giá phải vượt cầu, đánh thẳng vào mục tiêu được giao - Dinh Độc Lập!”. 

"Sự kiện trưa ngày 30/4 lịch sử đối với húng tôi là người lính không bao giờ quên được, bởi vì mình đã thực hiện một việc rất xứng đáng và hùng dũng, đó là dấu son đặc biệt trong cuộc đời chúng tôi. Chúng tôi rất mừng, không nghĩ chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lại nhanh như vậy, chứng kiến được sự sụp đổ và đầu hàng của Tổng thống chính quyền Ngụy Dương Văn Minh”, ông Vũ Đăng Toàn chia sẻ.

Còn Thiếu úy Nguyễn Văn Tập, lúc đó là Trung sĩ, lái xe tăng 390 xúc động kể lại, biết bao nhiêu đồng đội của ông và người dân đã hy sinh xương máu để đoàn xe tiếp cận và phá hủy được cánh cổng Dinh Độc Lập. 

"Tôi sẵn sàng rồi và hỏi anh Toàn – chính trị viên, trưởng xe của tôi: “Bây giờ mình thế nào anh?". Anh Toàn ra câu mệnh lệnh dứt khoát và chính xác “Chú tông vào đi”. Ngay lập tức tôi đánh lái sang phải, lấy đường căn rất chính xác ngay cổng chính, nhấn ga lao vào húc tung cánh cổng ra. Xe tôi chiếm lĩnh Dinh Độc Lập đầu tiên”, ông Nguyễn Văn Tập nhớ lại. 

Nghĩa tình còn mãi

Trung tướng Lưu Phước Lượng, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 9, nguyên Phó Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, hiện là cố vấn Hội hỗ trợ gia đình liệt sỹ TP.HCM, tham dự buổi gặp mặt.

Trong quãng đời chiến đấu của mình, ông chứng kiến nhiều đau thương, mất mát, hy sinh của đồng đội và đến nay điều đó với ông vẫn là “một món nợ chưa trả được với đồng đội”.

Trong chiến đấu, Trung đội của ông gồm 19 người, đang hành quân thì bị B-52 đánh trúng, 18 người hy sinh và chỉ còn ông may mắn sống sót.

Trong Tết Mậu Thân 1968, Trung đoàn của ông có 700 người, nhưng chỉ 6 người còn sống khi rút quân. Tất cả những ký ức không thể xóa nhòa.

Giờ đây, ông tiếp tục một hành trình chưa khép lại - hành trình vì những người đã nằm xuống. "Cả một quá trình dài gieo trong tôi những tâm trạng trăn trở nặng nề mà tôi nghĩ nghĩa tình này không biết lúc nào chúng ta trả cho xong. Cho nên sau khi tôi về hưu thì việc đầu tiên tôi làm là đi thăm các đơn vị, thăm đồng đội. Bây giờ còn sức, còn khả năng, còn điều kiện thì cố gắng tham gia cùng các anh để mà làm cái nghĩa này cho trọn vẹn", Trung tướng Lưu Phước Lượng cho biết.

Chị Nguyễn Thị Trang, giảng viên, Bí thư Đoàn Thanh niên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM bày tỏ lòng tri ân sâu sắc sau khi được lắng nghe những ký ức hào hùng từ những người đi trước, những con người đã góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại, mang lại độc lập, tự do cho dân tộc. 

“Chúng em là những người trẻ đang sống ở thời bình, không phải ra chiến trường, nhưng chúng em biết mình đang đứng ở mặt trận khác là mặt trận văn hoá. Đó là phải dùng tri thức, tài năng của mình để cống hiến cho xã hội”, chị Nguyễn Thị Trang chia sẻ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Ký ức 50 năm "cánh cửa thép" Xuân Lộc và khát vọng hòa bình
Ký ức 50 năm "cánh cửa thép" Xuân Lộc và khát vọng hòa bình

VOV.VN - TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai là nơi diễn ra trận chiến quyết định trong chiến dịch 12 ngày đêm giải phóng Xuân Lộc - Long Khánh, những ký ức hào hùng vẫn còn sống mãi với những người lính sau 50 năm .

Ký ức 50 năm "cánh cửa thép" Xuân Lộc và khát vọng hòa bình

Ký ức 50 năm "cánh cửa thép" Xuân Lộc và khát vọng hòa bình

VOV.VN - TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai là nơi diễn ra trận chiến quyết định trong chiến dịch 12 ngày đêm giải phóng Xuân Lộc - Long Khánh, những ký ức hào hùng vẫn còn sống mãi với những người lính sau 50 năm .

Hào hùng những giai điệu “50 năm - Mùa xuân đất nước”
Hào hùng những giai điệu “50 năm - Mùa xuân đất nước”

VOV.VN - Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) chủ đề “50 năm - Mùa xuân đất nước” đã diễn ra tối 6/4 tại Trường Quân sự Quân khu 7.

Hào hùng những giai điệu “50 năm - Mùa xuân đất nước”

Hào hùng những giai điệu “50 năm - Mùa xuân đất nước”

VOV.VN - Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) chủ đề “50 năm - Mùa xuân đất nước” đã diễn ra tối 6/4 tại Trường Quân sự Quân khu 7.

50 năm giải phóng miền Nam: Ký ức trận đánh cầu Rạch Chiếc oai hùng
50 năm giải phóng miền Nam: Ký ức trận đánh cầu Rạch Chiếc oai hùng

VOV.VN - Chiến dịch Hồ Chí Minh tháng 4/1975 có nhiều trận đánh đã đi vào lịch sử dân tộc. Trong đó, có một trận đánh tuy quy mô không lớn nhưng mang ý nghĩa vô cùng to lớn, thể hiện tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân đội ta - Trận đánh cầu Rạch Chiếc ở cửa ngõ Đông Bắc. Tại đây, các chiến sỹ đặc công biệt động của các đơn vị Z23, Z22 và D81, Lữ đoàn 316 chiến đấu anh dũng để chiếm giữ, đón đại quân tiến vào trung tâm thành phố.

50 năm giải phóng miền Nam: Ký ức trận đánh cầu Rạch Chiếc oai hùng

50 năm giải phóng miền Nam: Ký ức trận đánh cầu Rạch Chiếc oai hùng

VOV.VN - Chiến dịch Hồ Chí Minh tháng 4/1975 có nhiều trận đánh đã đi vào lịch sử dân tộc. Trong đó, có một trận đánh tuy quy mô không lớn nhưng mang ý nghĩa vô cùng to lớn, thể hiện tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân đội ta - Trận đánh cầu Rạch Chiếc ở cửa ngõ Đông Bắc. Tại đây, các chiến sỹ đặc công biệt động của các đơn vị Z23, Z22 và D81, Lữ đoàn 316 chiến đấu anh dũng để chiếm giữ, đón đại quân tiến vào trung tâm thành phố.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao