111111

Kiến nghị đánh giá toàn diện chất lượng dạy học trực tuyến

VOV.VN - Cử tri lo lắng về chất lượng, hiệu quả của việc dạy và học trực tuyến, nhất là đối với học sinh tiểu học; việc phải tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị điện tử sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là các bệnh về mắt của các cháu.

Nội dung này được đề cập trong Báo cáo tóm tắt tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV do Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày tại phiên họp thứ 4 của UBTVQH sáng 11/10.

Đánh giá cao quyết sách của Trung ương

Ông Đỗ Văn Chiến cho biết, cử tri và nhân dân theo dõi sát và rất vui mừng về thành công của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4, Trung ương đã đưa ra các quyết sách quan trọng tiếp tục xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; quyết sách về phòng, chống, thích ứng an toàn với dịch bệnh COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế.

Nhân dân đánh giá cao các ý kiến chỉ đạo rất quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV, phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026, hội nghị toàn quốc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hội nghị toàn quốc các cơ quan khối nội chính.

“Công tác phòng, chống dịch chưa có tiền lệ, nguồn lực của đất nước ta còn hạn chế, đợt dịch bùng phát lần thứ 4 với biến chủng Delta cực kỳ nguy hiểm đã gây tổn thất nặng nề về người và kinh tế, xã hội. Lòng nhân ái, tình dân, nghĩa Đảng, lòng yêu nước, thương nòi được nhân lên gấp bội. Đến nay, đợt dịch bệnh bùng phát lần thứ 4 đã cơ bản được kiểm soát, kết quả đó rất đáng trân trọng, nhiều quyết sách có tính lịch sử thể hiện tính ưu việt của chế độ ta, được cử tri và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao” – ông Đỗ Văn Chiến nói.

Cử tri và nhân dân ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, người dân, các tổ chức kinh tế trong việc tích cực thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Mặc dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch COVID-19 nhưng chúng ta vẫn giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, cơ bản bảo đảm các cân đối lớn.

Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã ban hành nhiều chính sách về cung ứng hàng hóa, chính sách xã hội, việc làm, gói an sinh, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; khơi dậy, phát huy tinh thần tương thân, tương ái trong cộng đồng, nhiều hoạt động thiện nguyện, thiết thực giúp đỡ người dân, không để ai thiếu ăn, thiếu mặc, được cử tri và Nhân dân cả nước đồng tình, đánh giá rất cao.

Tuy nhiên, cử tri lo lắng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2021 không đạt, dẫn đến khó đạt được kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2026. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, một số lượng lớn người lao động, nhất là trong các khu công nghiệp bị thiếu hoặc mất việc làm, thu nhập bấp bênh; một bộ phận người lao động nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần để giải quyết nhu cầu tài chính trước mắt sẽ có hệ lụy về lâu dài…

Bên cạnh đó, cử tri lo lắng về chất lượng, hiệu quả của việc dạy và học trực tuyến, nhất là đối với học sinh bậc tiểu học; việc phải tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị điện tử sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là các bệnh về mắt của các cháu.

Cử tri đồng tình tăng cường chống tham nhũng, tiêu cực

Liên quan công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, theo ông Đỗ Văn Chiến, thời gian qua, mặc dù đứng trước bộn bề khó khăn, thách thức của dịch bệnh COVID-19, song công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vẫn được Đảng, Nhà nước quan tâm đẩy mạnh. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, công tác này đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Cử tri và nhân dân đồng tình, ủng hộ chủ trương bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để chỉ đạo phòng, chống cả tham nhũng và tiêu cực; hoan nghênh việcđiều tra, truy tố, xét xử những vụ án án lớn, thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo; mong muốn Đảng, Nhà nước tăng cường giám sát, kiểm tra để tránh xảy ra tiêu cực, tham nhũng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Trước tình hình thực tế, Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam kiến nghị giải quyết căn cơ, có tính chất lâu dài về chiến lược vaccine  (chú ý vaccine tiêm cho người dưới 18 tuổi); tăng cường đầu tư cho tuyến y tế cơ sở và công tác y tế dự phòng; thiết lập nền tảng công nghệ dùng chung toàn quốc trong phòng, chống dịch COVID-19 tích hợp vào căn cước công dân; quan tâm giải quyết thấu đáo các vấn đề an sinh xã hội, lao động, việc làm, tâm lý xã hội, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em mồ côi, hỗ trợ người yếu thế. Nghiên cứu đưa trang thiết bị y tế, sinh phẩm xét nghiệm vào Danh mục hàng hóa Nhà nước quản lý bình ổn giá.

Cùng với đó cần khảo sát, đánh giá toàn diện về chất lượng dạy và học trực tuyến cho học sinh các bậc học, từ đó, xây dựng chiến lược thích ứng trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Xây dựng kế hoạch dạy bù, bổ sung kiến thức cho học sinh đầu cấp bậc tiểu học để đảm bảo chất lượng.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, trên cơ sở ý kiến tại cuộc làm việc này, báo cáo cần được bổ sung, cập nhật thêm một bước; giao Tổng Thư ký Quốc hội tham mưu UBTVQH có công điện đôn đốc 63 đoàn ĐBQH sớm gửi báo cáo tổng hợp. UBTVQH đề nghị UBTW MTTQ Việt Nam chủ trì phối hợp để tiếp tục tập hợp đầy đủ, trung thực các ý kiến, kiến nghị của cử tri từ các nguồn để hoàn thiện báo cáo trình Quốc hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lãng phí sẽ “hiện hình” sau giám sát tối cao của Quốc hội?
Lãng phí sẽ “hiện hình” sau giám sát tối cao của Quốc hội?

VOV.VN - Bao nhiêu “dự án treo” nằm ở đâu, tổng diện tích đất bỏ hoang, địa chỉ của ai hay chi tiêu họp hành, đi nước ngoài thế nào, nơi nào tiết kiệm và nơi nào lãng phí... là những vấn đề được đặt ra để kỳ vọng đoàn giám sát tối cao của Quốc hội làm rõ.

Lãng phí sẽ “hiện hình” sau giám sát tối cao của Quốc hội?

Lãng phí sẽ “hiện hình” sau giám sát tối cao của Quốc hội?

VOV.VN - Bao nhiêu “dự án treo” nằm ở đâu, tổng diện tích đất bỏ hoang, địa chỉ của ai hay chi tiêu họp hành, đi nước ngoài thế nào, nơi nào tiết kiệm và nơi nào lãng phí... là những vấn đề được đặt ra để kỳ vọng đoàn giám sát tối cao của Quốc hội làm rõ.

Sẽ xem xét cơ chế đặc thù cho Hải Phòng, Nghệ An và Thừa Thiên Huế
Sẽ xem xét cơ chế đặc thù cho Hải Phòng, Nghệ An và Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về các dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thừa Thiên Huế.

Sẽ xem xét cơ chế đặc thù cho Hải Phòng, Nghệ An và Thừa Thiên Huế

Sẽ xem xét cơ chế đặc thù cho Hải Phòng, Nghệ An và Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về các dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Thừa Thiên Huế.

Chính thức thành lập thành phố Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh
Chính thức thành lập thành phố Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã thay mặt UBTVQH ký ban hành Nghị quyết về việc thành lập thành phố Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Chính thức thành lập thành phố Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh

Chính thức thành lập thành phố Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã thay mặt UBTVQH ký ban hành Nghị quyết về việc thành lập thành phố Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao