111111

Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng tổ chức HĐND phường từ 1/7, có thể chỉ định đại biểu

VOV.VN - Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 quy định cụ thể về tổ chức chính quyền địa phương tại phường thuộc thành phố Hà Nội, TP.HCM và thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Hiện nay, những thành phố này đang thực hiện mô hình chính quyền đô thị theo quy định của Luật Thủ đô, Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 và Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội, tức không tổ chức HĐND phường.

Tuy nhiên, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp thống nhất trên cả nước, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định kể từ ngày 1//7/2025, chính quyền địa phương tại các phường hình thành trên cơ sở sắp xếp các phường thuộc thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND phường.

HĐND và UBND phường được tổ chức và hoạt động theo quy định của luật này.

Luật quy định đại biểu HĐND cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026 được xác định làm đại biểu HĐND của phường và của các xã, thị trấn được sắp xếp để hình thành phường.

Trường hợp không có đại biểu HĐND phường hoặc số lượng đại biểu HĐND được xác định theo quy định trên không đủ, thì Thường trực HĐND thành phố được chỉ định thêm nhân sự làm đại biểu HĐND để hình thành HĐND lâm thời ở phường, bảo đảm có ít nhất là 1/3 tổng số đại biểu HĐND theo quy định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND phường theo quy định cho đến khi HĐND phường nhiệm kỳ 2026 - 2031 được bầu ra.

Việc chỉ định các chức danh của HĐND, UBND phường thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 203/2025/QH15 ngày 16/6/2025 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định nguyên tắc: Tỉnh có từ 1 triệu dân dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1 triệu dân dân thì cứ thêm 70.000 dân được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu.

Thành phố có từ 1,2 triệu dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1,2 triệu dân thì cứ thêm 75.000 dân được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không quá 85 đại biểu. Riêng TP Hà Nội và TP.HCM được bầu 125 đại biểu.

Cấp xã có từ 15 không quá 30 đại biểu, tùy thuộc số lượng dân trên địa bàn.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội ủng hộ miễn học phí, kiến nghị kiểm soát khoản thu tự nguyện
Đại biểu Quốc hội ủng hộ miễn học phí, kiến nghị kiểm soát khoản thu tự nguyện

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh điều này khi thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ miễn học phí, kiến nghị kiểm soát khoản thu tự nguyện

Đại biểu Quốc hội ủng hộ miễn học phí, kiến nghị kiểm soát khoản thu tự nguyện

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh điều này khi thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Kết thúc hoạt động cấp huyện, chỉ định nhiều chức danh ở tỉnh và xã
Kết thúc hoạt động cấp huyện, chỉ định nhiều chức danh ở tỉnh và xã

VOV.VN - Quốc hội vừa thông qua quy định sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và kết thúc hoạt động cấp huyện thì không bầu mà sẽ chỉ định hàng loạt chức danh ở HĐND và UBND. Số lượng cấp phó ở cấp tỉnh có thể nhiều hơn, nhưng chậm nhất 5 năm phải giảm về đúng theo quy định.

Kết thúc hoạt động cấp huyện, chỉ định nhiều chức danh ở tỉnh và xã

Kết thúc hoạt động cấp huyện, chỉ định nhiều chức danh ở tỉnh và xã

VOV.VN - Quốc hội vừa thông qua quy định sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và kết thúc hoạt động cấp huyện thì không bầu mà sẽ chỉ định hàng loạt chức danh ở HĐND và UBND. Số lượng cấp phó ở cấp tỉnh có thể nhiều hơn, nhưng chậm nhất 5 năm phải giảm về đúng theo quy định.

Dấu mốc lịch sử của nền lập pháp Việt Nam
Dấu mốc lịch sử của nền lập pháp Việt Nam

VOV.VN - Sáng nay 16/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội làm việc tại hội trường để biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Đây là dấu mốc lịch sử của nền lập pháp Việt Nam.

Dấu mốc lịch sử của nền lập pháp Việt Nam

Dấu mốc lịch sử của nền lập pháp Việt Nam

VOV.VN - Sáng nay 16/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội làm việc tại hội trường để biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Đây là dấu mốc lịch sử của nền lập pháp Việt Nam.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao