111111

ĐBQH băn khoăn về mối quan hệ giữa MTTQ với các tổ chức chính trị xã hội

VOV.VN - Chiều ngày 7/5, thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, các đại biểu nêu nhiều ý kiến góp ý và cả sự tâm đắc, nhất trí với lần sửa đổi, bổ sung này.

Thảo luận tại tổ 2, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TP.HCM) góp ý với Điều 115, cho rằng cần nghiên cứu lại nội dung đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban, thành viên khác của Ủy ban, nhưng bỏ đi quyền chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Đại biểu cho rằng, điểm này khác trước đây. Đồng thời, đề nghị nên giữ quyền này, để thể hiện sự dân chủ và quyền này đã phát huy rất tốt trước đây.

Với Điều 111 về chính quyền địa phương, trước đây, quy định cấp chính quyền địa phương, gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Nội dung này được chỉnh sửa lại "do luật định" thành "do Quốc hội quy định". Đại biểu cho rằng, để bảo đảm nguyên tắc Nhà nước pháp quyền thì nên giữ nguyên chính quyền địa phương tổ chức như thế nào là "do luật định". Tức là sẽ có Luật về tổ chức chính quyền địa phương quy định nội dung này, và sẽ giúp bảo đảm sự ổn định, sự nghiêm minh.

Với Điều 84, đại biểu nhất trí để các cơ quan, các tổ chức chính trị xã hội trực thuộc trực thuộc Mặt trận Tổ quốc. Tuy nhiên, đại biểu nêu băn khoăn việc sử dụng từ "trực thuộc", trong khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được xác định là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị xã hội… Thay vì dùng từ "trực thuộc", chúng ta có thể dùng một khái niệm khác để thể hiện tính tự nguyện và tính liên minh. Nếu dùng "trực thuộc" nó có vẻ là quan hệ hành chính, trong khi các tổ chức chính trị xã hội này gắn liền với lịch sử của đất nước hàng thế kỷ qua.

Đại biểu kỳ vọng có thể mở rộng lực lượng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không chỉ ở trong nước, mà còn có sức lôi cuốn, hấp dẫn, kể cả với hàng triệu kiều bào ở nước ngoài.

"Quan trọng nhất chúng ta có Điều 4 của Hiến pháp khẳng định, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, trong đó, cụm từ "xã hội" đã bao quát tất cả những trường này. Hiến pháp sửa đổi khi được công bố phải đem lại sức lôi cuốn, tạo thành sức mạnh tập hợp rộng khắp đúng với yêu cầu của Đảng hiện nay, để phục vụ cho kỷ nguyên mới", đại biểu Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh.

Góp ý kiến thảo luận tại tổ 5, ĐBQH Trần Công Phàn (Đoàn Bình Dương) bày tỏ đồng tình, thống nhất về phạm vi cũng như nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đồng thời cho rằng, khi sửa đổi Hiến pháp những nội dung sửa đổi có liên quan đến luật khác tới đây sẽ tiến hành như: Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Thanh niên… Do đó, cũng phải sửa đổi cho phù hợp.
 
Trong dự thảo Nghị quyết sửa 8/120 điều, trong đó có nội dung về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đại biểu đề nghị cần làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức chính trị - xã hội. Do đó, đại biểu cho rằng phải làm sao để ủng hộ, tạo điều kiện cho các tổ chức này phát triển, tham gia làm nhiệm vụ chính trị.

"Điều này rất quan trọng và làm rõ cơ chế mối quan hệ giữa mặt trận, khi mà họ về mặt trận, trực thuộc mặt trận. Trong lúc này, việc tinh giản bộ máy, tinh gọn các cơ quan Nhà nước là cần thiết nhưng với các tổ chức chính trị - xã hội cần hết sức tạo điều kiện để họ phát huy được vai trò của mình trong thực hiện nhiệm vụ chính trị", đại biểu Trần Công Phàn nhấn mạnh.

Tham gia ý kiến về khoản 1, Điều 1 về sửa đổi, bổ sung Điều 9 quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ĐBQH Sùng A Lềnh (Đoàn Lào Cai) cũng nhất trí cao với việc tiếp tục khẳng định rõ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là tổ chức đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tuy nhiên, theo đại biểu, nội dung khoản 1 của Điều 9 còn dài, nhiều ý dễ gây trùng lặp và khó tiếp cận với người đọc. 

"Tôi đề xuất Ban soạn thảo xem xét, cân nhắc cách diễn đạt ngắn gọn, logic hơn, vừa giữ được tính khái quát cao của Hiến pháp, vừa đảm bảo thể hiện rõ bản chất và vai trò của Mặt trận trong hệ thống chính trị", đại biểu cho hay.

Đại biểu bày tỏ tin tưởng việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này sẽ tiếp tục thể chế hóa sâu sắc hơn nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân và phù hợp với thực tiễn tổ chức bộ máy Nhà nước hiện nay.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Bộ Công an lấy ý kiến người dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID
Bộ Công an lấy ý kiến người dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID

VOV.VN - Người dân có thể sử dụng VNeID để cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013. Sau đó, Bộ Công an sẽ tổng hợp góp ý của người dân và gửi Bộ Tư pháp xây dựng Báo cáo chung của Chính phủ.

Bộ Công an lấy ý kiến người dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID

Bộ Công an lấy ý kiến người dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID

VOV.VN - Người dân có thể sử dụng VNeID để cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013. Sau đó, Bộ Công an sẽ tổng hợp góp ý của người dân và gửi Bộ Tư pháp xây dựng Báo cáo chung của Chính phủ.

Bộ Tư pháp xây dựng văn bản hướng dẫn về tổng hợp ý kiến sửa đổi Hiến pháp
Bộ Tư pháp xây dựng văn bản hướng dẫn về tổng hợp ý kiến sửa đổi Hiến pháp

VOV.VN - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu Bộ Tư pháp xây dựng văn bản hướng dẫn việc tổng hợp kết quả lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Bộ Tư pháp xây dựng văn bản hướng dẫn về tổng hợp ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Bộ Tư pháp xây dựng văn bản hướng dẫn về tổng hợp ý kiến sửa đổi Hiến pháp

VOV.VN - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu Bộ Tư pháp xây dựng văn bản hướng dẫn việc tổng hợp kết quả lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới
15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới

VOV.VN - Một trong những giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới là: Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; Ứng phó hiệu quả chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ...

15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới

15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới

VOV.VN - Một trong những giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới là: Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; Ứng phó hiệu quả chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ...

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao