111111

Đâu là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam?

VOV.VN - “Nếu Việt Nam có thể củng cố tốt hơn các động lực tăng trưởng hiện hữu và khai thác tốt hơn các động lực tăng trưởng mới, thì mức tăng trưởng có thể cao hơn”.

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho biết điều này khi tham luận tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế - xã hội 2023, đang diễn ra tại Hà Nội.

Vững vàng vượt khó khăn bằng nhiều chính sách chưa có tiền lệ

TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho biết, kể từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Khó khăn, thách thức mới xuất hiện nhiều hơn là cơ hội, nặng nề hơn so với dự báo, cũng như so với các nhiệm kỳ gần đây.

Kinh tế thế giới sau khi phục hồi mạnh mẽ năm 2021 (tăng 6%), đang giảm đà, xuống mức tăng 3% năm 2022 và dự báo khoảng 2,1-2,4% năm nay, trước khi tăng trở lại mức 2,4-2,7% năm 2024-2025, nhưng có thể giảm đà tăng trưởng xuống bình quân 1,8% giai đoạn 2022-2030 (WB gọi là “thập niên mất mát”).

Trong bối cảnh đó, Việt Nam phải thực hiện đa mục tiêu. Với sự đồng lòng, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, nhiều chính sách, giải pháp quyết liệt, quy mô, kể cả chưa có tiền lệ, được các cấp có thẩm quyền ban hành đi kèm việc thành lập, kiện toàn tổ chức - bộ máy chỉ đạo, thực hiện. Việt Nam cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, được quốc tế và trong nước ghi nhận.

Nền kinh tế duy trì được đà tăng trưởng và là một điểm sáng "trong bức tranh xám màu" của kinh tế toàn cầu (theo IMF). Định hạng tín nhiệm quốc gia và vị thế quốc tế tiếp tục được cải thiện.

Các cân đối lớn được đảm bảo, đặc biệt các chỉ số về nợ công, nợ nước ngoài, thâm hụt ngân sách đều dưới ngưỡng và cách khá xa hạn mức Quốc hội cho phép; nợ xấu được kiểm soát, tỷ giá khá ổn định và lạm phát được kiểm soát bình quân 3 năm (2021-2023) khoảng 2,8% (dưới ngưỡng mục tiêu 4%)….

Chuyên gia này cũng phân tích,Việt Nam vẫn là một nền kinh tế có khả năng chống chịu ở mức “trung bình – khá”. Mặc dù tốc độ tăng trưởng có chậm lại từ đầu năm 2023 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn và nhiều vấn đề nội tại bộc lộ, song Việt Nam đang dần lấy lại đà phục hồi và kỳ vọng sáng sủa hơn trong 2 năm tới.

Đâu là động lực tăng trưởng mới?

Phân tích động lực và dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023-2024, TS Cấn Văn Lực cho biết, tăng trưởng GDP năm 2023 dự báo theo kịch bản cơ sở là 5,2-5,5%. Với kịch bản tích cực là kinh tế thế giới sớm phục hồi, và khai thác được các động lực tăng trưởng mới (như chuyển đổi số, đẩy mạnh liên kết vùng với việc thúc đẩy 2 động lực chính là Hà Nội và TP. HCM) tăng trưởng có thể đạt 5,5-6%.

Đối với năm 2024 và 2025, theo kịch bản cơ sở, dự báo tình hình kinh tế thế giới từng bước phục hồi, lạm phát được kiếm chế và dần về mức dưới 3% năm 2025, khi đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo đạt khoảng 6% năm 2024 và 6,5% năm 2025.

“Tuy nhiên, nếu Việt Nam có thể củng cố tốt hơn các động lực tăng trưởng hiện hữu và khai thác tốt hơn các động lực tăng trưởng mới, thì mức tăng trưởng có thể cao hơn” – ông Cấn Văn Lực phân tích.

Ông Cấn Văn Lực dẫn số liệu của các tổ chức nghiên cứu uy tín cho thấy, kinh tế số ngày càng trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực ASEAN (trung bình 28,5%/năm) trong giai đoạn 2016-2022. Với quy mô 23 tỷ USD năm 2023, đóng góp của kinh tế số vào GDP khoảng 6,3%, tăng 28% so với năm 2021; đứng thứ 3/6 tại ASEAN và thứ 14/50 trong khu vực Châu Á.

Trong giai đoạn 2023-2025, cùng với việc hoàn thiện môi trường pháp lý; khắc phục các hạn chế về hạ tầng, nguồn nhân lực số; hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; an ninh mạng và bảo mật thông tin, dữ liệu, dự báo kinh tế số Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ về cả lượng và chất trong giai đoạn 2023-2025, góp phần tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam, thúc đẩy năng suất lao động, tăng tính hiệu quả và bền vững.

Liên quan cải cách thể chế, theo TS Cấn Văn Lực, trong nhiều năm qua, công tác hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế của Việt Nam đã thu được những kết quả quan trọng, được cộng đồng quốc tế công nhận, đánh giá cao. Nhiều nghiên cứu quốc tế cho thấy thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế đem lại lợi ích đáng kể đối với đầu tư và tăng trưởng kinh tế tại các nền kinh tế đang phát triển.

Đảng và Nhà nước ta đã xác định, tăng trưởng xanh chính là con đường để thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng đã có những cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Nhóm Nghiên cứu cũng kiến nghị 2 nhóm giải pháp chính. Trước hết là củng cố các động lực tăng trưởng hiện hữu như: xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng vẫn luôn là những động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.

Về giải pháp phát huy, khai thác động lực tăng trưởng mới, ông Cấn Văn Lực cho rằng cần đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế; sớm xây dựng đề án nâng cao năng suất lao động quốc gia; thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh hơn, bền vững hơn; thúc đẩy tăng trưởng xanh; chủ động thích ứng, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu; xây dựng đề án, chiến lược, giải pháp cụ thể nhằm tăng tính độc lập, tự chủ, tự cường và nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế, của các ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp Việt Nam...

“Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần nhất quán xây dựng và thực thi các chính sách, giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng tăng trưởng, kiến tạo để có thể củng cố động lực tăng trưởng hiện tại và phát hiện, khai thác hiệu quả động lực mới cũng như tương tác, cộng hưởng giữa các động lực cũ và mới này, góp phần quan trọng phục hồi và phát triển nhanh, bền vững và bao trùm trong thời gian tới” – nhóm nghiên cứu lưu ý.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghịch lý: Nền kinh tế "khát" vốn nhưng không "hấp thụ" được vốn
Nghịch lý: Nền kinh tế "khát" vốn nhưng không "hấp thụ" được vốn

VOV.VN - Doanh nghiệp có năng lực “chống chịu” và “trụ hạng” hiếm có nhưng cứ mãi “chậm lớn”, “khó lớn”; “tuổi thọ” kém, khát vốn nhưng lại khó hấp thụ vốn... là những vấn đề được chuyên gia phân tích tại Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023, diễn ra ngày 19/9 tại Hà Nội.

Nghịch lý: Nền kinh tế "khát" vốn nhưng không "hấp thụ" được vốn

Nghịch lý: Nền kinh tế "khát" vốn nhưng không "hấp thụ" được vốn

VOV.VN - Doanh nghiệp có năng lực “chống chịu” và “trụ hạng” hiếm có nhưng cứ mãi “chậm lớn”, “khó lớn”; “tuổi thọ” kém, khát vốn nhưng lại khó hấp thụ vốn... là những vấn đề được chuyên gia phân tích tại Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023, diễn ra ngày 19/9 tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Xuân Thắng: Cần quyết sách chủ động để “lội ngược dòng” thành công
Ông Nguyễn Xuân Thắng: Cần quyết sách chủ động để “lội ngược dòng” thành công

VOV.VN - Nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất nhưng chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng những khó khăn không thể khắc phục chỉ trong một sớm, một chiều”.

Ông Nguyễn Xuân Thắng: Cần quyết sách chủ động để “lội ngược dòng” thành công

Ông Nguyễn Xuân Thắng: Cần quyết sách chủ động để “lội ngược dòng” thành công

VOV.VN - Nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất nhưng chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng những khó khăn không thể khắc phục chỉ trong một sớm, một chiều”.

Chủ tịch Quốc hội nêu 3 câu hỏi lớn về kinh tế - xã hội cần giải đáp
Chủ tịch Quốc hội nêu 3 câu hỏi lớn về kinh tế - xã hội cần giải đáp

VOV.VN - Cho rằng nửa nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam cơ bản vững vàng trước“những cơn gió ngược” song Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh đất nước đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách.

Chủ tịch Quốc hội nêu 3 câu hỏi lớn về kinh tế - xã hội cần giải đáp

Chủ tịch Quốc hội nêu 3 câu hỏi lớn về kinh tế - xã hội cần giải đáp

VOV.VN - Cho rằng nửa nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam cơ bản vững vàng trước“những cơn gió ngược” song Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh đất nước đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách.

90ph tv 90 tv mitom link bong da tv soi kèo hôm nay Đại lý bóng đá mitom keo ma cao